Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật:

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 95)

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:

2.1.Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật:

2. Sinh sản bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

2.1.Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật:

Có thể nêu lên các giai đoạn chính sau đây:

-Giai đoạn 1: Từ năm 1932 White và Robbins đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các đoạn rễ cây đậu non và thấy tất cả các loại rễ đều cần thiamin, rễ cây đậu cần niaxin, rễ cà chua cần piriđôxin.

-Giai đoạn 2: Từ năm 1937 với công trình của Gausherat và Nobecourt nghiên cứu nuôi mô rễ cà rốt và thấy rằng mô rễ cà rốt cần auxin, các rễ cây khác không cần auxin.

-Giai đoạn 3: Từ 1950 với các công trình của Steward và Skoog nghiên cứu tác dụng tác dụng của nước dừa lên sinh trưởng của mô cà rốt và thuốc lá. Người ta đã phát hiện ra ADN tách từ tinh trùng cá thu có thể thay nước dừa trong môi trường nuôi cây mô thực vật. Nếu xử lý nhiệt đối với ADN làm cho ADN có hoạt tính ổn định và dẫn đến phát hiện được Kinetin:

ADN  Chất hoạt tính  Kinetis

Nghiên cứu tỉ lệ auxin/kinetis lên sinh trưởng mô dẫn cho thấy khi tỉ lệ này cao sẽ hình thành rễ; tỉ lệ thấp sẽ tạo chồi, tỉ lệ trung bình tạo mô sẹo (callus) (hình 3)

Hình 3. Quan hệ giữa các chất điều hoà sinh trưởng auxin và xitokinin Muir và Hildetrandt đã tái sinh được mô sẹo từ tế bào đơn, một số tế bào đơn độc không sinh trưởng được vì mất chất sinh trưởng, nhưng nếu giữ các tế bào đó trong môi trường có đầy đủ chất sinh trưởng thì phát triển tốt.

-Giai đoạn hiện nay: Là giai đoạn nghiên cứu về protoplast (tế bào trần). E.C.Cooking (1960) đã dùng enzim thuỷ phân thành tế bào thu được một lượng lớn các tế bào trần, có đầy đủ chức năng sống có thể dùng tạo cơ thể mới.

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 95)