Quy trình tổ chức dạy học theo tiếp cận module

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 169)

II. Tổ chức dạy học chuyên đề

5. Quy trình tổ chức dạy học theo tiếp cận module

Hình 3. Quy trình sử dụng module trong bồi dưỡng học sinh giỏi

Phát bản hướng dẫn

Kiểm tra bằng test vào

Kiểm tra bằng test trước

Hướng dẫn học sinh ôn tập lại

Học sinh chọn module khác

Học sinh nghiên cứu

toàn bộ module Học sinh nghiên cứu tiểu module tương ứng.

Kiểm tra bằng test ra Đạt Không đạt Các mục tiêu đều chưa đạt Chưa đạt một số mục tiêu Đạt Đạt Không đạt

PHỤ LỤC 2.

MODULE CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO SINH HỌC 12DTBD03-Module: Cơ chế di truyền cấp độ tế bào DTBD03-Module: Cơ chế di truyền cấp độ tế bào

1.Hệ vào

1.1.Giới thiệu module

Module này sẽ cho bạn giải thích được bằng cách nào mà mỗi loài sinh vật có thể duy trì được các tính trạng đặc trưng của mình qua rất nhiều thế hệ, vì sao con cái sinh ra lại có rất nhiều đặc điểm giống với bố mẹ song lại cũng có đặc điểm khác bố mẹ? Và cả cơ sở khoa học của việc tạo ra rất nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí giá, nhân nhanh được các giống cây trồng quí trong một thời gian ngắn.

1.2. Danh mục các tiểu module

Module này gồm 2 tiểu module:

TB01-Tiểu module: Chu kỳ tế bào và nguyên phân. TB02- Tiểu module: Giảm phân và thụ tinh.

1. 3. Mục tiêu của module * Kiến thức: * Kiến thức:

- Xác định được cơ chế di truyền bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính.

- Xác định được cơ chế di truyền bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính. Giải thích được cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

*Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh các kỹ năng: So sánh, giải quyết tình huống, giải thích. - Vận dụng giải được bài tập liên quan.

- Học sinh củng cố niềm tin rằng hiện tượng di truyền và biến dị có cơ sở vật chất là các NST trong tế bào với thuộc tính độc đáo tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp theo những quy luật chặt chẽ.

1.4. Điều kiện tiên quyết để học module

Để học được module này, học sinh cần có các kiến thức cơ bản sau: nêu được các hình thức phân bào, khái niệm về chu kỳ tế bào và hoạt động chính của kỳ trung gian; diễn biến, ý nghĩa của các hình thức phân bào; các hình thức sinh sản của sinh vật; và cần phải lĩnh hội được module DTBD01.

Để kiểm tra điều kiện tiên quyết chúng tôi đã biên soạn các test vào, dưới đây là test vào của module DTBD03:

Test vào của module DTBD03

Câu 1: Lập bảng nêu những nội dung chính trong các pha G1, S, G2 của kỳ trung gian.

Câu 2: Vẽ sơ đồ quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái ở động vật và thực vật. Câu 3: Lập bảng phân biệt sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính.

Câu 4: Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội. Nêu những đặc trưng của

bộ NST lưỡng bội của loài.

Câu 5. Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Cặp NST tương đồng gồm hai NST giống nhau về………,…………nhưng khác nhau về………..….;một có…………..từ ……..,một có ….…………từ………

Câu 6: Quan sát hình vẽ và tìm những từ cần điền vào các số 1, 2, 3, 4, 5 cho phù hợp

3 4

21 1

Nếu test vào chưa đạt học sinh cần ôn tập lại. Nếu test vào đã đạt học sinh có thể vào lĩnh hội module.

Trước khi vào lĩnh hội module, học sinh cần nghiên cứu kỹ mục tiêu của module và các tiểu module để quyết định xem mình cần phải học toàn bộ hay chỉ một vài tiểu module. Sau đó, học sinh có thể thử test trước của module để kiểm tra xem mình đã đạt được những mục tiêu nào. Điều đó sẽ giúp học sinh học tốt module hơn.

Chúng tôi đã biên soạn test trước gồm ba phần tương ứng với các mục tiêu chính của module, mỗi phần được đánh giá với thang điểm 10, cụ thể như sau:

Test trước module DTTB03

Phần I:

A.Trắc nghiệm: Hãy ghi vào bài làm những lựa chọn mà bạn cho là hợp lý nhất (ví dụ: 1A, 2B…):

Bài 1: Dùng để trả lời câu hỏi 1,2.

Ở ngô có số NST 2n=20. Chu kỳ phân bào của một tế bào kéo dài trung bình 1h30’. Thời gian của các kỳ trung gian, kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối theo thứ tự chiếm tỉ lệ 7:1:3:2:2. Theo dõi một tế bào của cây ngô bắt đầu chu kỳ phân bào, tính từ đầu kỳ trung gian.Xác định:

1. Vào thời điểm 3h59’, số tế bào con được tạo ra, tổng số NST chứa trong các tế bào con và trạng thái NST là:

A. 4 tế bào con có tổng số 80 NST đơn,đang tháo xoắn B. 4 tế bao con có tổng số 80 NST kép,đang xoắn cực đại C. 8 tế bao con có tổng số 160 NST kép,đang xoắn cực đại D. 8 tế bào con có tổng số 160 NST đơn,đang tháo xoắn

2.Vào thời điểm 5h44’, số tế bào con được tạo ra,tổng số NST chứa trong các tế bào con và trạng thái NST là:

A. 4 tế bào con có tổng số 160 NST đơn,đang tháo xoắn B. 4 tế bào con có tổng số 80 NST kép,đang xoắn cực đại C. 8 tế bào con có tổng số 160 NST kép,đang xoắn cực đại D. 8 tế bào con có tổng số 320 NST đơn,đang tháo xoắn

Bài 2:Dùng để trả lời câu hỏi 3,4,5.

Xét một cặp NST tương đồng Hh trong tế bào của một loài đang phân bào.Hãy viết kí hiệu của cặp NST đó trong một tế bào (dấu * là tâm động) ở các thời điểm:

Câu 3. Giai đoạn G2 của kỳ trung gian trong chu kỳ phân bào, kí hiệu của cặp NST đó có thể là:

A. H h B. H*h C. H*H h*h D. H H h h Câu 4. Ở kỳ giữa của nguyên phân, ký hiệu cặp NST đó có thể là:

A. H h B. h*h C.H*H h*h D. H H h h.

Câu 5. Kết thúc kỳ cuối của chu kỳ phân bào, ký hiệu của cặp NST đó có thể là:

A. H*H B. H*h C. H*H h*h D. H h

B.Tự luận:

Bài 3: Hãy chứng minh trong chu kỳ phân bào NST đóng và tháo xoắn có tính chu

kỳ và cho biết ý nghĩa của sự biến đổi đó?

Bài 4:

1.Trong tế bào người, 2n chứa lượng ADN bằng 6. 109 cặp nuclêôtit. Hãy cho biết các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit :

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w