Quy trình thiết kế module dạy học 1 Nguyên tắc thiết kế module dạy học

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 165)

II. Tổ chức dạy học chuyên đề

4. Quy trình thiết kế module dạy học 1 Nguyên tắc thiết kế module dạy học

4.1. Nguyên tắc thiết kế module dạy học

+ Phân chia mục tiêu tổng thể thành cấu trúc những mục tiêu bộ phận.

+ Tài liệu của mỗi phần phải đảm bảo việc đạt được nội dung của những mục tiêu bộ phận.

+ Tập hợp những phần dùng để đạt từng mục tiêu bộ phận của mục tiêu dạy học tổng thể sẽ lập thành một nhóm.

* Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong cấu trúc nội dung

+ Thực hiện tốt nguyên tắc độc lập của nội dung từng phần của tài liệu học tập, do đó từng module có thể dễ dàng sửa đổi hoặc bổ sung.

+ Khi lập nghiệp những thành phần của các module khác nhau hoặc giữa các module với nhau sẽ tạo nên những module mới.

+ Thực hiện dự đoán ban đầu về tri thức, kỹ năng, thái độ của người học để có những chỉ dẫn nhằm biệt hoá quá trình lĩnh hội nội dung học tập của người học.

+ Nếu có thể cần phải phân tích nhu cầu của người học khi quyết định thiết kế các module cụ thể của chương trình dạy học.

* Nguyên tắc đảm bảo thường xuyên mối liên hệ ngược

+ Giúp người học xác định được trình độ chuẩn bị của họ khi bắt đầu nghiên cứu module.

+ Thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra sau mỗi thành phần thuộc nội dung module (kiểm tra trung gian thường được thực hiện sau mỗi tiểu module).

+ Hướng dẫn cụ thể đối với các kết quả tự kiểm tra của người học, giúp người học nhận biết được các mức độ nắm vững module của bản thân hoặc biết được những nội dung nào họ cần phải nghiên cứu lại.

4.2.Quy trình thiết kế module dạy học

166 Phân Phân tích chương trình Phân tích mục tiêu Phân tích nội dung Xác định các chủ đề Module 1 Module 2 Module n Xác định mục tiêu Xác định các tiểu module

Biên soạn test và chỉ dẫn

Thử nghiệm và đánh giá module Biên soạn

Xác định các module

Hình 2. Quy trình thiết kế module dạy học

Bước 1: Phân tích chương trình môn học.

Mục đích

Phân tích chương trình môn học nhằm mục đích xác định vị trí, chức năng môn học trong nội dung dạy học tổng thể của quá trình đào tạo. Nhận thức được các mục tiêu và các nội dung của môn học cùng với điều kiện thực hiện nó, từ đó có định hướng cho việc hình thành các tiểu module.

+ Nghiên cứu các mục tiêu của môn học để xây dựng mục tiêu định hướng cho việc hình thành các module dạy học.

+ Nghiên cứu nội dung môn học được quy định trong chương trình.

+ Kết hợp kết quả của thao tác phân tích mục tiêu, phân tích nội dung môn học tìm ra các chủ đề chính làm cơ sở để biên soạn các module:

• Tập hợp các nội dung cùng phục vụ cho việc thực hiện một mục tiêu của chương trình dạy học thành một chủ đề.

• Tập hợp các nội dung để có thể cung cấp cho người học một hệ thống tri thức phản ánh tương đối trọn vẹn và chính xác về một đối tượng của hiện thực.

• Tập hợp các nội dung nhằm cung cấp cho người học điều kiện (kiến thức, kỹ năng) để thực hiện một công việc nào đó.

Bước 2. Xác định các module

Mục đích

+ Xác định tên, số lượng các module được hình thành từ chương trình môn học.

Tiến hành

+ Đặt tên các module trên cơ sở các chủ đề đã xác định (có thể trùng hoặc khác với tên của chủ đề).

+ Số lượng các module được xác định cần tương ứng với với các chủ đề, có thể xác định thêm một số module phụ đạo hoặc chuyên sâu.

Bước 3. Biên soạn module

Mục đích

+ Hình thành các module dạy học với cấu trúc như đã được xác định ở phần cấu trúc của module dạy học.

Tiến hành

Mục tiêu phải được trình bày bằng các động từ có thể lượng hoá được như: mô tả được, vẽ được, phân biệt được, giải thích được, thiết kế được...Không nên dùng các động từ khó định lượng như: nắm được, hiểu được, biết được...)

Các thứ bậc của mục tiêu nhận thức: Nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đáng giá (theo Bloom).

+ Xác định các tiểu module

Căn cứ vào mục tiêu của module để hình thành các tiểu module. Mỗi tiểu module có thể tương ứng với một hoặc một số mục tiêu của module.

+ Xây dựng các công cụ kiểm tra đánh giá và các chỉ dẫn: chỉ dẫn đầu vào, chỉ dẫn cho các tiểu module, chỉ dẫn kết thúc.

Bước 4. Thử nghiệm và đánh giá module

Mục đích

Chính thức hóa module sau khi đã có những sửa đổi, khắc phục những thiếu sót được phát hiện sau khi thử nghiệm.

Tiến hành

+ Thử nghiệm module đã biên soạn.

+ Đánh giá tính khả thi của module (lưu ý khả năng tiếp nhận và sử dụng module một cách thuận lợi của người học).

+ Đánh giá hiệu quả của module.

+ Tiến hành sửa chữa những sai sót nếu có.

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w