II. Tổ chức dạy học chuyên đề 1 Mục tiêu chuyên đề
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc và hình thái các loại VR (virus)
• GV sử dụng kỹ thuật động não để yêu cầu HS nêu những hiểu biết về VR (gợi ý: VR là gì; Một số loại VR; VR gây bệnh; vai trò VR…).
• GV cùng HS tổng hợp lại những điều HS đã biết về VR và nhóm lại thành các nội dung như: khái niệm; cấu trúc; vai trò; tác hại.
• GV mô tả thí nghiệm của Ivanopski về việc phát hiện ra VR khảm thuốc lá.
Thông qua thí nghiệm kết luận về VR và các đặc điểm của VR như: chưa có cấu tạo tế bào; kích thước siêu nhỏ; kí sinh nội bào bắt buộc.
• GV yêu cầu HS lấy ví dụ về VR và phân loại thành VR ADN và ARN.
• GV sử dụng tranh hình 29.1 trang 115 yêu cầu HS quan sát để nêu cấu tạo của VR.
• GV sử dụng thí nghiệm của Franken và Conrat (trang 116) để hướng dẫn HS xác định chức năng của lõi axit nucleic.
• GV sử dụng tranh hình 29.2 hoặc chiếu một đoạn video về một số loại VR và yêu cầu HS xác định hình thái của các loại VR.
• Sử dụng bảng trang 117 để củng cố hoạt động 1.
• Đánh giá: sử dụng một số câu hỏi mục Công cụ đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự nhân lên của VR trong tế bào chủ
• GV chiếu một đoạn băng video về sự nhân lên của VR trong tế bào chủ và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập về các giai đoạn nhân lên của VR trong tế bào chủ (xem trong mục công cụ đánh giá).
• GV sử dụng các câu hỏi để khắc sâu kiến thức như:
Câu 1. Tại sao mỗi loại VR lại chỉ tấn công vào một loại tế bào nhất định? Câu 2. Hãy giải thích tại sao VR chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ? Câu 3. Hãy giải thích tại sao gọi là sự nhân lên của VR mà không gọi là sinh sản?
Hoạt động 3: Tìm hiểuVai trò và tác hại của VR
• GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về vai trò và tác hại của VR trong thực tiễn, ghi lại các ý kiến thảo luận vào giấy.
• Sau đó GV phát cho các nhóm HS phiếu học tập có bảng về các tác hại của VR trong thực tiễn, yêu cầu HS xem video hoặc tranh ảnh về VR kí sinh ở vi sinh vật; thực vật; côn trùng; động vật và con người để hoàn thành phiếu học tập.
Phiếu học tập 1: Hãy quan sát tranh ảnh/video về tác hại gây bệnh của VR và hoàn thành bảng sau (Thời gian: 10 phút).
Loại VR Kí sinh ở VSV Kí sinh ở thực vật Kí sinh ở côn trùng Kí sinh ở con người và động vật Đặc điểm Tác hại Phòng tránh
Ví dụ
• HS tự so sánh phiếu học tập đã hoàn thành với các ý kiến thảo luận ban đầu của nhóm và tự đánh giá những gì đã học được.
• GV khắc sâu kiến thức cho người học bằng các câu hỏi sau:
Câu 1. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào? Làm thế nào để giảm bớt thiệt hại do VR gây ra trong công nghệ vi sinh? Câu 2. Trình bày phương thức xâm nhập của VR thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và cách phòng ngừa?
Câu 3. Tại sao VR kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?
• GV yêu cầu HS đọc mục II. Ứng dụng của VR trong thực tiễn, trang 122 sách giáo khoa Sinh học 10 để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Hãy nêu một số ứng dụng của VR trong thực tiễn? Phân tích cơ sở khoa học của việc ứng dụng VR trong thực tiễn?
Câu 2. Trình bày nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ?
Câu 3. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa VR dựa trên cơ sở khoa học nào? Hãy nêu những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học? Câu 4. Hãy nêu vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững?
Hoạt động 4: Tìm hiểuBệnh truyền nhiễm và miễn dịch Tổ chức dạy học dự án.
Tên dự án: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)
Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch để dẫn đến tên dự án.
- Nhận biết chủ đề dự án.
tiểu chủ đề/ý tưởng
triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề.
- Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề.
ý tưởng.
- Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ.
+ Bệnh Ebola
+ HIV/AIDS ở địa phương + Bệnh Sởi ở địa phương + Bệnh Cúm ở địa phương. Lập kế hoạch
thực hiện dự án.
- Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án.
- GV gợi ý bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện. + Nguyên nhân gây bệnh là gì?
+ Tình hình bệnh hiện nay như thế nào?
+ Triệu chứng bệnh
+ Các con đường lây truyền + Các biện pháp phòng và điều trị
+ Miễn dịch là gì? + Các loại miễn dịch
- Từ đó gợi ý cho HS các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm).
+ Thu thập thông tin
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin
+ Viết báo cáo
+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông tin
- Điều tra, khảo
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
sát hiện trạng phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...)
- Thảo luận nhóm để xử lý thông tin và lập dàn ý báo cáo - Hoàn thành báo cáo của nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)
- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm. - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương
Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.
- Các nhóm báo cáo kết quả - Trình chiếu Powerpoint. - Trình chiếu dưới dạng các file video.
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở.
Nhìn lại quá trình thực hiện dự án
- Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá nhân.
- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
Nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm.
- GV cho cac nhóm thảo luận và lựa chọn một ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất với điều
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về chiến dịch tuyên truyền ở địa phương...
phương kiện