TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 34)

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức

- Mô tả được cấu trúc của tế bào nhân sơ

- Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào nhân thực. - Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của mội loại bào quan. - So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào động vật và tế bào thực vật. - Phân tích được mối quan hệ giưa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiết protein của tế bào.

- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

1.2. Kỹ năng

- Quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi, vẽ lại hình quan sát được - Tính được độ phóng đại của một hình ảnh mẫu vật

- Mô tả và phác họa được hình ảnh hiển vi của tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ:

STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

1 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Các kĩ năng sinh học cơ bản:

Quan sát các tế bào: tế bào động vật, tế bào thực vật; Sử dụng kính hiển vi (vật kính tối đa 45 X) quan sát tiêu bản khi thực hành, vẽ các hình ảnh quan sát trực tiếp trên tiêu bản hiển vi (vẽ hình ảnh từ kính hiển vi); Phân tích được mối quan hệ giưa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiết protein của tế bào.

2 Năng lực thu nhận và xử lý thông tin

Các phương pháp sinh học, vật lý và hoá học:

Các phương pháp tế bào học: Phương pháp nhuộm tế bào và tiêu bản hiển vi.

Lap dan y, các sơ đồ, bảng biểu. Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu.

3 Năng lực

nghiên cứu khoa học

Các kĩ năng khoa học:

Mô tả chính xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng các thuật ngữ sinh học được đánh dấu bằng các mã số.

Quan sát các đối tượng sinh học; Đo đạc: đo kích thước của hình quan sát; Tìm kiếm mối quan hệ giữa các bào quan; Tính toán; Xử lí và trình bày các số liệu bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp; Đưa ra các tiên đoán; Hình thành nên các giả thuyết khoa học;

4 Năng lực tính toán

Tính toán kích thước của mẫu vật, hình phóng đại, độ phóng đại.

5 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các loại tế bào: tế bào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và nhân thực.

6 Năng lực ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận về tế bào.

7 Năng lực hop tac

HS tranh luận, thảo luận về tế bào; Đưa ra các tiên đoán; Hình thành nên các giả thuyết khoa học.

2. Tiến trình dạy học chuyên đề:

Nội dung hoạt động Mục tiêu

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tế bào, cấu trúc tế bào nhân sơ (1 tiết) 1. HS huy động kiến thức đã được học ở bài 1, 2

chương trình Sinh học 6, 7, 8, 9, 10, trả lời các câu hỏi: - Vì sao tế bào là cấp tổ chức cơ bản nhất của hệ sống? - Căn cứ vào cấu tạo, tế bào được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào?

2. Hỏi: Trong hệ thống 5 giới sinh vật, sinh vật thuộc giới nào được cấu tạo bởi tế bào nhân sơ? Sinh vật thuộc giới nào được cấu tạo bởi tế bào nhân thực?

- GV nêu vấn đề: Ngoài tế bào thực vật, động vật còn có tế bào nhân sơ, vậy làm thế nào để xác định 1 tế bào là nhân thực hay nhân sơ? HS cùng hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 1.

- GV chiếu sơ đồ cấu trúc hiển vi của tế bào vi khuẩn có chú thích các bộ phận cơ bản. Yêu cầu hs quan sát, kết hợp với những kiến thức đã có về tế bào thực vật, động vật ở cấp THCS, trao đổi với các bạn trong nhóm hoàn thành phiếu học tập 1.

3. Phát phiếu học tập 2: Yêu cầu hs nghiên cứu nội dung SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo vi khuẩn, trao đổi nhóm

- Giúp HS huy động kiến thức cũ, những hiểu biết sẵn có về nội dung bài học.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, trình bày kiến thức.

- Kỹ năng làm việc nhóm

hoàn thành

- Hỏi: Thuộc giới khởi sinh, ngoài vi khuẩn còn nhóm sinh vật nào nữa không? Nhóm này khác vi khuẩn những đặc điểm gì?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc, chức năng của các bào quan: Nhân tế bào, lưới nội chất, riboxom, bộ máy golgi, ty thể, lục lạp, màng sinh chất. (2 tiết)

- GV chiếu sơ đồ cấu trúc sơ đồ cấu trúc điển hình với các thành phần cấu trúc bắt buộc của tế bào động vậy, tế bào thực vật không chú thích, mà chỉ đánh số thứ tự. Yêu cầu hs nêu tên các bộ phận đã biết

- GV chiếu sơ đồ cấu trúc đầy đủ, chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ, chuẩn bị bài trình bày để giờ sau trình bày:

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w