Nhân tố bên trong DN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường tiêu thụ trong nước của công ty Dược Hậu Giang (Trang 26)

F = x100% Tổng doanh số bán ra của toàn ngành

1.3.2Nhân tố bên trong DN

- Tiềm năng vốn của doanh nghiệp dùng cho đầu tư cho phát triển: Một doanh nghiệp có tiềm năng vốn lớn sẽ có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường bằng việc đầu tư vào phát triển sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, các chiến lược marketing hay thương hiệu ngược lại nếu quy mô vốn của doanh nghiệp hạn chế thì việc mở rộng thị trường kinh doanh và tiêu thụ sẽ trở nên rất khó khăn và chậm chạp.

- Nhân lực và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp: Đội ngũ quản lý có năng lực, trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ có thể quản trị doanh nghiệp tốt và vạch ra những chiến lược phát triển tốt cho doanh nghiệp. Trong khi đó, nhân lực để thực thi các kế hoạch chiến lược: đội ngũ R&D, marketing, phát triển thị trường và đội ngũ bán hàng,.. sẽ đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành và đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra. Doanh nghiệp có số lượng lao động chất lượng cao, có kỹ năng và trình độ tay nghề thực thi nhiệm vụ tốt, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

- Thế mạnh nguồn nguyên liệu: Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại, nguồn nguyên liệu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như quyết định nên chất lượng sản phẩm và sự ổn định sản xuất. Chất lượng sản phẩm và sự ổn định sản xuất đóng góp một phần không nhỏ trong việc luân chuyển sản phẩm trong khâu lưu thông, mở rộng thị trường và nâng cao sức tiêu thụ cho doanh nghiệp.

- Công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng: Công nghệ cũng là một trong những yếu tố quyết định nên chất lượng sản phẩm và tốc độ sản xuất cho doanh nghiệp. Thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh, nếu doanh nghiệp không trú trọng nâng cao công nghệ sản xuất thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ trở nên lỗi thời và khó cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, khi đó thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ bị bó hẹp, không thể phát triển được. Mặt khác, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình công nghệ sản xuất tiên tiến, cơ sở hạ tầng tốt thì mới sản xuất ra lượng sản phẩm tương ứng, đáp ứng yêu cầu chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường.

- Sự khác biệt của sản phẩm, uy tín của sản phẩm và thương hiệu trên thị trường:

Sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại, tạo dựng được uy tín và có thương hiệu sẽ có khả năng thu hút được khách hàng nhiều hơn và giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tốt hơn.

- Thế lực, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường: Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh trên thương trường đều mong muốn công việc kinh doanh của doanh nghiệp luôn tăng trưởng và phát triển. Thế lực trong kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: sự tăng trưởng của số lượng hàng hoá (thể hiện ở doanh số bán trên thị trường), những phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thoả mãn tốt nhu cầu, khả năng liên doanh và liên kết, mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp khác trên thị trường vào doanh nghiệp và ngược lại…khi đã có thế lực trên thương trường thì sự cạnh tranh của hàng hóa của doanh nghiệp cũng luôn chiếm vị thế so với đối thủ giúp doanh nghiệp luôn gia tăng mức tiêu thụ và phát triển mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường tiêu thụ trong nước của công ty Dược Hậu Giang (Trang 26)