Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dòng sản phẩm thuốc thông thường:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường tiêu thụ trong nước của công ty Dược Hậu Giang (Trang 95)

Thu nhập của đại bộ phận người dân Việt Nam hiện nay phù hợp với phân khúc thị trường của sản phẩm thuốc thông thường (genegic) sản xuất trong nước, bên cạnh đó DHG lại có thế mạnh về sản phẩm nhờ chất lượng và uy tín thương hiệu so với sản phẩm khác trong nước, giá cả lại cạnh tranh được với hàng ngoại nhập sẽ là một lợi thế khi DHG tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh nhóm hàng này trên thị trường nội địa.

- Đầu tư nghiên cứu các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng phục vụ chăm sóc sức khỏe và sản phẩm mang hàm lượng khoa học cao đón đầu thị trường: Ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng cao sẽ là thị trường rất màu mỡ cho DHG

tiếp tục phát triển nghiên cứu và mở rộng sản xuất sản phẩm thực phẩm chức năng vốn là ngành hàng mới được công ty trú trọng đầu tư trong thời gian gần đây. Đặc biệt khi tình hình kinh tế được phục hồi thì nhu cầu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên.

Mua bản quyền công nghệ, bằng sang chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm để sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm đặc trị nhằm đi vào thị trường ngách – sản phẩm đặc trị với chi phí thấp hơn so với hàng nhập ngoại đồng thời cách này có thể giúp công ty tận dụng lợi thế của doanh nghiệp tiên phong cung cấp sản phẩm khác biệt cho thị trường.

- Hạn chế rủi ro nguồn nguyên liệu: Nghiên cứu phát triển ngày càng nhiều các sản phẩm theo hướng tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, chỉ nhập khẩu những nguyên liệu mà trong nước không có khả năng sản xuất. Có phương án đầu tư nuôi trồng nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm để chủ động nguồn nguyên liệu và đảm bảo phát triển bền vững cho công ty.

- Nâng cao vị thế sản phẩm: Phấn đấu tăng số sản phẩm trong danh mục top 200 sản phẩm có doanh số tiêu thụ mạnh nhất tại Việt Nam để tạo lợi thế và uy tín cho sản phẩm của mình. Tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực và có lợi thế của Công ty, sử dụng các công cụ marketing để quảng bá cho sản phẩm.

3.2.2 Giải pháp về giá cả

- Tận dụng lợi thế theo quy mô để giảm giá thành: Do tình trạng suy thoái kinh tế

đặc biệt là trong năm 2013 chủ trương của Chính phủ đưa một số mặt hàng vào diện bình ổn giá trong đó có mặt hàng dược phẩm. Do đó để chủ động đối phó với chính sách này, DHG cần khai thác tối đã công suất các nhà máy, đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện nhà máy mới để sớm đi vào hoạt động nhằm tận dụng lợi thế theo quy mô để giảm giá thành sản phẩm.

- Tận dụng nguyên liệu trong nước nhằm hạn chế rủi ro và giảm chi phí: Đầu tư nuôi trồng nguyên liệu sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu, sản xuất một số sản phẩm theo hướng khai thác nguyên liệu trong nước để hạn chế chi phí nguyên liệu nhập ngoại, từ đó có thể giảm được giá bán của sản phẩm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Đối với khách hàng sẽ có thể tăng tỷ lệ chiết khấu bán hàng vừa có thể thúc đẩy tiêu thụ cho sản phẩm đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần đối với các đối thủ cạnh tranh.

- Áp dụng chiến lược 80/20: Giá cả của danh mục các sản phẩm của công ty cần tiếp tục áp dụng ưu thế của phương án 80/20 để khai thác được toàn bộ các phân khúc thị trường tiêu thụ nội địa. Trong đó 20% sản phẩm được đầu tư công nghệ, nghiên cứu chiều sâu và được đầu tư xây dựng thương hiệu và marketing sẽ định giá ở phân khúc cao hơn so với các sản phẩm khác để mang lại 80% doanh thu cho doanh nghiệp.

3.2.3 Giải pháp phát triển khách hàng, mạng lưới phân phối

- Phương án tăng khách hàng nhỏ, giữ khách hàng lớn: Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và DHG nói riêng đều gặp phải không ít khó khăn, phương án tăng khách hàng nhỏ, giữ khách hàng lớn cần được giữ vững và quán triệt thực hiện đối với đội ngũ bán hàng và toàn hệ thống phân phối của Công ty.

- Ổn định vững chắc hệ thống phân phối theo chiều sâu để tận dụng tối đa hiệu quả phân phối: Tiếp tục đầu tư vốn thành lập các công ty con ở các địa bàn trọng điểm vừa phân phối sản phẩm của công ty vừa phân phối độc quyền sản phẩm nhập khẩu, phân phối hàng ngoài và nguyên phụ liệu sản xuất.

- Sử dụng cơ chế phản hồi để hoàn thiện hệ thống: phản hồi từ nhân viên bán hàng, hệ thống phân phối và khách hàng là yếu tố quan trọng để ban lãnh đạo công ty đưa ra phương án hoàn thiện hệ thống, loại bỏ các điểm phân phối không hiệu quả hoặc mở rộng phân phối tại các điểm thị trường tiềm năng.

- Sử dụng kênh phân phối trực tiếp đối với khách hàng trong hệ điều trị: Đặc điểm của khách hàng trong hệ điều trị hầu hết là khách hàng lớn: bệnh viện, Sở y tế hoặc cơ quan nhà nước thực hiện mua và sử dụng thuốc theo phương pháp đấu thầu để sử dụng trong toàn hệ thống các cơ sở y tế. Do đó DHG cần có bộ phận chủ động nghiên cứu các quy định của nhà nước trong đấu thầu, mua bán hàng hóa đối với các cơ quan này để kịp thời chào bán những sản phẩm đáp ứng yêu cầu với giá cả cạnh tranh để đẩy mạnh tiêu thụ với hệ khách hàng này.

3.2.4 Giải pháp xúc tiến, quảng cáo

- Tập trung ngân sách Marketing truyền thông đến người tiêu dùng cho một số nhãn hàng có lợi thế cạnh tranh (quảng cáo trên tivi, báo đài, internet, …). Đặc biệt, hướng dẫn và chuyển giao một số hoạt động truyền thông hiệu quả, đơn giản cho đội ngũ bán hàng tại địa bàn tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường tiêu thụ trong nước của công ty Dược Hậu Giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w