0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Phương án marketing sử dụng công cụ kéo khách hàng và xúc tiến tại điểm bán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG (Trang 97 -97 )

rất cao, do vậy đây là phương pháp cần được áp dụng thường xuyên và liên tục đối với các nhãn hàng.

- Sử dụng phương pháp tiếp thị chào hàng đối với sản phẩm mới hay với đoạn khách hàng mới.

- Truyền thông trên các phương tiện thông tin mặc dù bị hạn chế bởi khung chi phí tuy nhiên để phát huy tối đa cơ hội có được, doanh nghiệp cần lựa chọn một vài nhãn hàng chủ lực là thế mạnh của DHG và lựa chọn các kênh truyền thông tương ứng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nhằm thúc đẩy bán hàng đồng thời trú trọng nâng cao sự nhận biết sản phẩm của công ty thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin trên toàn quốc.

- Tham gia các hội chợ triển lãm,tổ chức hội thảo, hội nghị, các chương trình giới thiệu sản phẩm để quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm đến với công chúng và khách hàng.

3.2.5 Giải pháp về thương hiệu

- Tiếp tục chiến lược xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có ưu thế: Dựa trên nguyên lý 20/80 trong xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mà công ty đang áp dụng hiện tại vẫn chứng minh đây là giải pháp tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong thời gian tới công ty vẫn có thể tiếp tục áp dụng giải pháp này cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu công ty qua các phương tiện truyền thông thương hiệu nhãn hàng nhằm tăng doanh số và thị phần.

3.2.6 Giải pháp quản trị cho phát triển thị trường

Nhằm thực hiện tốt các giải pháp nhằm phát triển và giữ vững thị trường cho công ty, DHG cần có một số thay đổi trong cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý bằng cách:

- Các giải pháp hoàn thiện tổ chức: Thuê tư vấn xây dựng mô hình quản trị tương lai cho công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho hệ thống. Từng bước tái cơ cấu tổ chức, hệ thống quản trị tạo cơ sở vững chắc để tiến dần đến trình độ quản trị chuyên nghiệp mang lại hiệu quả và tạo lòng tin với các đối tác của công ty.

- Phương pháp quản lý: Áp dụng mô hình hệ thống quản lý ERP (Enterprise Resource Planing) để quản lý tổ chức và tất cả các hoạt động kinh doanh (quản lý

bán hàng, quản lý công nợ,..) của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp trong điều kiện hệ thống ngày càng mở rộng và phát triển.

Về đội ngũ nhân viên: Tăng cường giáo dục, huấn luyện, kiểm soát và sàng lọc đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên toàn hệ thống nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp hóa và duy trì bản sắc văn hóa công ty.

Hệ thống bán hàng: Có thể tổ chức quản lý bán hàng theo từng nhóm ngành hàng để nâng cao hiệu quả của hệ thống bán hàng.

- Phương tiện quản lý: Triển khai giải pháp truyền thông hợp nhất trong toàn hệ thống, nâng cấp các phần mềm quản lý và phục vụ khách hàng, trang bị thiết bị PDA (Personal Digital Assistant – thiết bị hỗ trợ bán hàng kết nối với máy chủ trung tâm) cho nhân viên bán hàng để quản lý một cách có hệ thống về lượng hàng bán, hàng tồn kho và hiệu quả bán hàng của nhân viên một cách nhanh chóng, xử lý kịp thời phát sinh trong quá trình bán hàng.

- Bộ phận quản trị: Hội đồng quản trị và ban điều hành công ty chủ động nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đảm bảo sự phát triển vững mạnh cho tổ chức và hoạch định chiến lược phù hợp nhằm nâng cao vị thế và giá trị thương hiệu cho công ty.

3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và các cơ quan liên quan3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước: 3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước:

Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có các giải pháp về cơ chế chính sách, sửa đổi bổ sung các thông tư:

- Thông tư quản lý nhà nước về giá thuốc theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược được đề xuất các mức giá phù hợp với tình hình biến động của giá nguyên vật liệu và tình hình thị trường.

- Thông tư hướng dẫn về lập hồ sơ mời thầu mua thuốc, đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế trong đó giá thuốc được quản lý theo phương pháp thặng số bán buôn tối đa giúp các doanh nghiệp có căn cứ chào giá hợp lý trên cơ sở tiết kiệm kinh phí ngân sách và đảm bảo chất lượng đồng thời doanh nghiệp cũng có lãi. Bên cạnh đó kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc tham gia chào thầu để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước trú trọng chất lượng sản phẩm như DHG.

- Kiến nghị nhà nước ban hành các thông tư quy định về kê đơn thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh: tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trên đơn thuốc để đảm bảo quyền lợi và thúc đẩy sự phát triển cho ngành dược nội địa.

- Đề xuất bộ tài chính – Bộ y tế có phương án sửa đổi quy định về tỷ lệ % cho chi phí quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu về thuốc trong nước theo hướng tăng tỷ lệ này để đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp trong nước.

- Định kỳ thông báo dữ liệu về tình hình hết hạn bảo hộ quyền SHTT của thuốc làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam kịp thời cập nhật và sản xuất đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

3.3.2 Kiến nghị đối với các đơn vị liên quan:

- Đối với các cơ sở y tế và thầy thuốc: Các cơ sở y tế cần có phương thức tuyên truyền để người dân hiểu đúng về thuốc nội và yên tâm sử dụng. Đối với các bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh và kê đơn điều trị cần có trách nhiệm tư vấn, điều trị cho người bệnh bằng đơn thuốc có thành phần thuốc sản xuất trong nước, hạn chế lạm dụng thuốc nhập khẩu trong điều trị cho người bệnh.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc: tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất thuốc nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng. Cải tiến mẫu mã, bao bì đảm bảo tính thẩm mỹ và cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại. Không ngừng nâng cao chất lượng và có giảm chi phí trung gian để giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG (Trang 97 -97 )

×