Đến nay, các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đã tương đối đầy đủ.
Có thể nói, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã thể hiện cụ thể cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ, trong đó có sự thống nhất cao về nhận thức từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành và toàn xã hội về XKLĐ, phù hợp với cơ chế mới. Hệ thống này đã thể hiện những ưu điểm sau: tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, là cơ sở cho việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động XKLĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và của DN.
Để hoạt động XKLĐ nói chung và XKLĐ sang Đài Loan của Công ty INTERSERCO nói riêng trong thời gian tới phát triển hơn nữa, đồng thời kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, em xin nêu một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, nghiên cứu ban hành một quy định làm thủ tục XK cảnh riêng cho NLĐ XK. Quy trình này cần được đơn giản hóa cho đối tượng lao động đi làm việc ở nước ngoài nếu họ có đủ tiêu chuẩn và đăng ký với Công ty trong việc XKLĐ. .
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một
cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm. Đặc biệt là các tổ chức, cá nhân trong thời gian qua mạo danh Công ty để thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp;
Thứ ba, các cơ quan Nhà nước có liên quan cần tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ Công ty những thông tin liên quan đến pháp luật của nước bạn, đặc biệt là những thay đổi của hệ thống pháp luật nước bạn có liên quan đến việc nhập khẩu lao động nước ngoài. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Công ty, bởi nếu nắm bắt chính xác thông tin về nhu cầu thị trường nước bạn thì
Ban lãnh đạo Công ty sẽ có những quyết định hiệu quả về việc cung ứng số lượng lao động với chất lượng đáp ứng yêu cầu của đối tác.