Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank (Trang 58)

Để thẩm định các nội dung của dự án Chi nhánh đang sử dụng phuơng pháp phân tích và so sánh. Để đưa ra các kết luận chính xác về những thông tin thu thập được cán bộ thẩm định cần phân tích các chỉ tiêu của dự án và so sánh số liệu phân tích được với các số liệu chuẩn, ngân hàng cũng nên so sánh với các dự án cùng ngành, cùng điều kiện. Với những so sánh như vậy cán bộ thẩm định có thể đưa ra kết luận chính xác về hiệu quả của dự án.

Thẩm định về hiệu quả tài chính của dự án cán bộ thẩm định cần thực hiện các bước sau:

- Xác định dòng tiền trong thời gian hoạt động của dự án.

- Lựa chọn và tính toán các chỉ tiêu.

- Ra quyết định lựa chọn hay loại bỏ dự án.

Khi tính toán các chỉ tiêu này Ngân hàng cần lưu ý:

• Giá trị thời gian của tiền: Cần phải chú ý tới giá trị thời gian của tiền bởi giá trị của đồng tiền ngày hôm nay khác với giá trị của nó trong tương lai. Quan tâm tới yếu tố này, cán bộ thẩm định có thể đánh giá đúng giá trị của tiền tại những thời điểm khác nhau của dự án. Vì vậy khi tính toán các chỉ tiêu chi phí thu nhập của dự án cần phải đưa về cùng một thời điểm.

.• Lãi suất chiết khấu: Để sử dụng phương pháp NPV để tính toán hiệu quả tài chính của dự án cần phải lựa chọn lãi suất chiết khấu cho phù hợp. Dự án huy động từ nhiều nguốn, lãi suất khác nhau thì lãi suất chiết khấu là bình quân lãi suất từ các nguồn huy động. Cũng có thể lựa chọn hệ số tăng trưởng chung của ngành làm lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, trong điều kiện tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau do đó nên áp dụng cách tính chi phí vốn bình quân làm lãi suất chiết khấu là chính xác và hợp lý hơn.

• Tính toán các chỉ tiêu: Đối với các chỉ tiêu NPV và IRR là hai chỉ tiêu quan trọng nhất trong thẩm định tài chính. Phương án được lựa chọn khi NPV > 0, và IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu...Tuy nhiên, trong những trường hợp kết quả trái ngược nhau thì chỉ tiêu NPV được ưu tiên hơn. Ngân hàng cũng cần so sánh NPV của các dựu án để có thể chọn ra DAĐT hiệu quả nhất để tiến hành cho vay.

Lựa chọn dự án căn cứ vào các chỉ tiêu NPV, IRR cần chú ý:

- Nếu nhà đầu tư có vốn dồi dào, tình hình đầu tư đang gặp khó khăn, thiếu dự án thì dự án nào có NPV càng lớn sẽ được lựa chọn.

- Nếu dự án được đánh giá có độ an toàn cao, thì NPV là tiêu chuẩn lựa chọn tốt nhất. - Nếu muốn dùng vốn hiệu quả nhất, nền kinh tế đang phát triển, có nhiều dự án tốt để đầu tư, dự án có IRR lớn hơn sẽ được chọn.

- Nếu vốn ít, mạo hiểm và nguồn vốn vay nhiều, IRR sẽ là tiêu chí hàng đầu.

• Về thời gian hoạt động của dự án: Trong một dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể đưa ra một số phương án có thời gian hoạt động khác nhau. Để so sánh và phân tích, ngân hàng sẽ chọn thời gain hoạt động của dự án là bội số chung nhỏ nhất cảu các phương án và đưa về so sánh các dự án có cùng thời gian hoạt động.

•Về phân tích rủi ro của dự án: Hiện nay để phân tích rủi ro của dự án ngân hàng chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích độ nhạy. Tuy nhiên phương pháp phân tích độ nhạy chỉ cho thấy sự thay đổi hiệu quả tài chính khi một yếu tố thay đổi. Vì vậy, để có thể phân tích chính xác rủi ro của dự án thì ngân hàng cần phải sử dụng phương pháp phân tích tình huống. Phương pháp này cho phép xác định hiệu quả tài chính của dự án khi nhiều tình huống thay đổi với các xác suất khác nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w