Nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank (Trang 44)

Nhóm các nhân tố chủ quan.

a.Nguồn nhân lực cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng.

Tại ngân hàng, tốc độ luân chuyển nguồn nhân lực tương đối cao, đội ngũ nhân viên trẻ là một thế mạnh nhưng cũng là một điểm yếu. Cán bộ trẻ có năng lực trình độ nhưng kiến thức chưa sâu và mới trên cơ sở là những kiến thức chuyên ngành được đào tạo, còn thiếu kiến thức về các lĩnh vực phi kinh tế và xã hội. Trong khi đó công tác thẩm định dự án đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức sâu rộng và phải có kinh nghiệm.

Quy trình và phương pháp thẩm định dự án của chi nhánh hiện nay được áp dụng cho tất cả các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, đôi khi tạo ra sự dàn trải không cần thiết, thiết tính chuyên sâu vào đặc tính của từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể, hay từng đối tượng khách hàng mà có phương pháp thẩm định khác nhau. Đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng từ trước thì ngân hàng có thể không cần đi quá sâu vào thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh. Về phương pháp thẩm định, ngân hàng thường không đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu của dự án với các dự án tương tự đã được thực hiện, nên có thể đưa ra kết luận không chính xác về hiệu quả của dự án.

c. Thông tin trong thẩm định dự án.

Hệ thống thông tin trong thẩm định dự án chưa hoàn chỉnh. Thông tin về khách hàng là những thông tin chính cần thiết cho công tác thẩm định dự án. Tuy nhiên việc tiếp cận được những thông tin chính xác về doanh nghiệp của cán bộ thẩm định lại rất khó khăn, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do: có thể do doanh nghiệp cố tình che giấu thông tin thực về tình hình sản xuất kinh doanh của mình, cũng có thể do những thông tin ngân hàng được cung cấp là những thông tin đã cũ không có tính cập nhật thường xuyên.

Việc hạch toán của doanh nghiệp, nhất là nhóm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều khi không đúng thực chất và chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên rất khó đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán và tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác việc hạch toán của doanh nghiệp thường định kỳ không cập nhật liên tục, doanh nghiệp thường quyết toán theo tháng, quý thậm chí là 6 tháng một lần. Như vậy những thông tin số liệu của doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng để làm căn cứ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sẽ không kịp thời, không hiệu quả.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường có hai bảng cân đối lỗ, lãi. Để đối phó với cơ quan thuế, họ thường đưa ra các bảng cân đối lỗ. Ngược lại với ngân hàng họ đưa ra các bảng cân đối lãi để có cơ sở vay vốn doanh nghiệp. Chính điều này làm cho ngân hàng khó có thể xác định chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tổng hợp thông tin để đánh giá, xếp loại doanh nghiệp chưa có một chuẩn mực chung. Vì thế dễ dẫn đến tình trạng đánh giá, xếp hạng khác nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

e. Cơ sở vật chất cho công tác thẩm định.

Hiện tại, ngân hàng đang ứng dụng hệ thống phần mềm quản trị thông tin doanh nghiệp ECM, tuy nhiên việc triển khai còn chậm nên việc theo dõi thông tin về tiến độ thẩm định và phê duyệt hồ sơ còn hạn chế.

Nhóm các nhân tố khách quan.

a.Những nguyên nhân từ phía khách hàng.

Ngân hàng thẩm định dự án đầu tư dựa trên cơ sở dự án mà chủ đầu tư lập nên chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc vào trình độ lập dự án của chủ đầu tư. Tuy nhiên, trình độ lập dự án của các chủ đầu tư hiện nay còn hạn chế. Hồ sơ dự án thường phải sửa chữa, bổ sung nhiều lần, khiến cho việc cung cấp các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ thẩm định dự án còn chậm và không đủ chính xác. Chính điều này đã làm cho công tác thẩm định của ngân hàng gặp không ít khó khăn.

Mặt khác, những thông tin phuc vụ cho công tác thẩm định dự án của cán bộ thẩm định chủ yếu do khách hàng cung cấp nên nếu như khách hàng cố tình che giấu thông tin cũng làm cho công tác thẩm định gặp khó khăn.

b. Nguyên nhân về cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước.

Cơ chế quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng lừa đảo ngân hàng. Cơ chế chính sách của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền về công trình xây dựng và hoạt động kinh doanh còn chưa đồng bộ. Nhiều chính sách còn chưa đồng bộ chưa rõ ràng tạo ra những lúng túng dẫn đến việc thực hiện không đúng. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế từng vùng, từng địa phương, từng ngành chưa cụ thể, thống nhất, gây nên khó khăn cho việc đầu tư. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, hiện nay chưa có hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực, làm cơ sở cho việc đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu của dự án. Chính các yếu tố này gây nên những khó khăn trong công tác thẩm định dự án.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng Nhà nước như nguồn thông tin từ ngân hàng Nhà nước cung cấp cho NHTM còn hạn chế không được cập nhật thường xuyên.

c.Nguyên nhân từ điều kiện kinh tế xã hội.

Hiện nay nền kinh tế đang có những biến động bất ngờ đặc biệt là các biến động liên quan đến giá cả các yếu tố đầu vào rất khó dự đoán. Chính các yếu tố này làm cho những tính toán thẩm định dự án dễ bị sai lệch. Chúng làm giảm hiệu quả của dự án đầu tư và làm cho kết luận cảu công tác thẩm định thiếu chính xác.

Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động đòi hỏi có kiến thức toàn diện về các mặt như: kinh tế, xã hội, kỹ thuật…Có nhiều dự án lớn kỹ thuật công nghệ rất phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải thuê chuyên gia thẩm định nhưng điều kiện nước ta hiện nay rất khó đáp ứng nhu cầu này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank (Trang 44)