1.4.2.1. Quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và giáo trình đào tạo hệ CĐN
- Quản lý mục tiêu đào tạo: Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm quản lý việc thực hiện các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để hình thành
25
những phẩm chất, năng lực và phát triển nhân cách của người học. Luật dạy nghề của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định rất rõ mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng tại mục 3, điều 24 như sau: “Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn:”
- Chƣơng trình dạy nghề trình độ cao đẳng: Tại Điều 27- số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2006 quy định: Chương trình thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng; chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề theo chương trình khung. Căn cứ vào chương trình khung tổ chức biên soạn chương trình dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Quản lý việc thực hiện nội dung và phƣơng pháp đào tạo: Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo, nội dung đào tạo phải đảm bảo tương thích với những yêu cầu về tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đã được xác định. Nội dung đào tạo được truyền tải thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy phù hợp phát huy tính tích cực của người học. Tại Điều 26- số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:
+ Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ.
+ Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.
26
- Quản lý giáo trình: Được quy định tại Điều 28- số76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 như sau: Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
Căn cứ vào luật dạy nghề quy định về nội dung chương trình và giáo trình dạy hệ CĐN để quản lý sao cho đạt được mục tiêu. Quản lý nội dung, chương trình đào tạo hệ CĐN ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Với một nội dung chương trình được xây dựng đúng, phù hợp, đảm bảo tính khoa học sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại. Nội dung chương trình đào tạo cần theo hướng mềm hoá, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo mô-đun, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.
1.4.2.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Quản lý hoạt động giảng dạy là nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như tiến độ đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Quản lý hoạt động chuẩn bị dạy ho ̣c : Nghiên cứu tài liệu, biên soạn đề cương bài giảng , soạn giáo án (xác định mục tiêu , nội dung , lựa chọn phương pháp , phương tiện) và thông qua sự kiểm duyệt của tổ bộ môn.
- Quản lý hoạt động dạy ho ̣c trên lớp : Các bước thực hiện một giờ lên lớp gồm có: ôn luyện kiến thức cũ, truyền đạt kiến thức mới; rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ liên hệ thực tiễn, lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, nâng cao năng lực tự học, tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học, sử dụng và khai thác có hiệu quả các thiết bị , phương tiê ̣n dạy học.
- Quản lý hoạt động giờ lên lớp: Xây dựng hợp lý thời khóa biểu, sắp xếp xen kẽ hợp lý các môn học.
- Quản lý việc tổ chức hƣớng dẫn học sinh thực tập: đưa ra các quy đi ̣nh cu ̣ thể liên quan đến hoạt động thực tâ ̣p như nội quy, giờ giấc, đồng phu ̣c, ...
27
1.4.2.3. Quản lý họat động học của học sinh
Quản lý hoạt động học tập của học sinh nhằm tạo hứng thú ho ̣c tâ ̣p , phát huy tính năng động , tự giác và sáng ta ̣o của học sinh qua đó gián tiếp nâng cao chất lươ ̣ng ho ̣c tâ ̣p của học sinh. Đó là kết quả nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua:
- Quản lý công tác giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập cho học sinh: Hoạt động học tập của học sinh đạt được hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, thái độ và trách nhiệm của các em. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học: Lấy người học là trung tâm. Giáo dục động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập đúng đắn cho học sinh nhằm tạo ra tiền đề cho quá trình nhận thức, thúc đẩy học sinh tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện.
- Quản lý giờ học trên lớp: Giáo viên bộ môn và cán bộ lớp phối hợp điểm danh học sinh có mặt trên lớp làm cơ sở tính điểm chuyên cần, đồng thời điều chỉnh và rèn luyện nề nếp cho các em.
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp: Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học đối với từng môn học, phối hợp với nhóm trưởng, cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm để quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp.
1.4.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo
Kiểm tra là một quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập rèn luyện và phát triển.
- Đánh giá: là quá trình có hệ thống cho việc thu thập dữ liệu, chứng cứ, phân tích, đưa ra những thông tin chuẩn làm thước đo cho các kết quả.
- Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu cơ bản của quá trình đào tạo nhằm thúc đẩy dạy và học đạt hiệu quả tốt. Quản lý kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả đào tạo của trường được thực hiện trên cả hai đối tượng là giáo viên và học sinh.
1.4.3. Quản lý chất lƣợng đầu ra
Chất lượng đầu ra là kết quả được đánh giá sau một khóa học phải đạt được mục tiêu đề ra cụ thể:
28
- Yêu cầu về thái độ
+ Có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, biết vận dụng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vào tình hình công tác cụ thể.
+ Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.
+ Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân. + Có tinh thần cầu tiến, thiết lập mối quan hệ công tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và giao tiếp xã hội.
- Năng lực nghề nghiệp
+ Kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành tốt đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động và có khả năng thích ứng với lĩnh vực mới.
+ Có khả năng ứng dụng kiến thức cơ sở ngành trong nghiên cứu và phân tích các sản phẩm đồng thời khai thác, sử dụng được các phương pháp, công cụ trong thiết kế và đánh giá các sản phẩm thuộc nghề được đào tạo.
-Kỹ năng mềm
+ Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường thực tế.
+ Có kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm.
+ Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
- Khả năng ngoại ngữ và tin học: Đạt trình độ B trở lên đáp ứng được yêu cầu công việc.
1.4.4. Quản lý chất lượng học sinh tham gia vào thị trường lao động
- Học sinh tốt nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng:
Học sinh phải đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như yêu cầu của nhà sử dụng lao động về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, về ngoại ngữ, tin học, ý thức kỷ luật, hoạt động 5S và kỹ năng mềm.
- Phát triển nghề nghiệp
Học sinh tốt nghiệp hệ CĐN có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Học sinh có đủ kiến thức chuyên môn và năng lực
29
thực hành của một nghề để tiếp thu, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới về lĩnh vực công nghệ nghề được đào tạo. Học sinh có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời. Việc đó giúp học sinh trở thành những kỹ thuật viên lành nghề và là một công dân đầy đủ tư cách, phẩm chất và năng lực có ích cho gia đình, xã hội góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.
Tiểu kết chƣơng 1:
Với kết quả nghiên cứu của chương 1, chúng ta có cái nhìn sơ bộ về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động bằng việc đảm bảo chất lượng từ đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Trên lý thuyết, có 3 cấp độ để quản lý chất lượng đào tạo bao gồm: kiểm tra
chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện TQM. Tuy nhiên,
tác giả chỉ thực hiện ở cấp độ đảm bảo chất lượng. Để quản lý chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, tác giả chọn mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Mode) - SEAMEO để đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN tại trường Đại học Công nghiệpHà Nội.
Cơ sở lý luận và các mô hình nghiên cứu ở Chương 1 là nền tảng để tiếp tục mở rộng nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ở chương tiếp theo.
30
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi University of Industry (viết tắt là HaUI) Trụ sở chính: xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Cơ sở 2: xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Cơ sở 3: phường Lê Hồng Phong, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Điện thoại: 84-04 37655 391 Fax: 84-04 37655 261.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới là Trường công lập trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 2005 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội được thành lập năm 1999 trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Công nghiệp I. Năm 1997, sát nhập 2 trường: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà nội lấy tên là trường Trung học Công nghiệp I.
31
2.1.1. Những thành tựu đạt đƣợc
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có lịch sự phát triển 115 năm (1898), tiền thân từ 2 trường: Trường chuyên nghiệp Hà Nội & Trường chuyên nghiệp Hải Phòng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành của Việt Nam tặng nhiều phần thưởng cao quý.
• Huân chương Hồ Chí Minh;
• Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; • 02 Huân chương độc lập hạng Nhất;
• 01 Huân chương chiến công hạng Nhất; • 01 Huân chương độc lập hạng Ba; • 01 Huân chương chiến công hạng Ba;
• 12 Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; nhiều cờ thưởng và bằng khen của Chính Phủ, các Bộ, Ngành;
• Đảng bộ Nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Các tổ chức Đoàn Thanh niên và Công đoàn luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường
Sứ mạng và mục tiêu chất lượng của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường luôn định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu và triển khai thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tầm nhìn đến năm 2020
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giới.
- Sứ mạng đến năm 2015
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận
32 lợi cho mọi đối tượng.
2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng đào tạo hệ cao đẳng nghề
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu vào của hệ cao đẳng nghề
2.2.1.1. Thực trạng công tác quản lý tuyển sinh
Nhà trường xác định tuyển sinh là khâu đầu tiên quyết định sự “tồn tại” của nhà trường. Vì vậy, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đồng lòng, tự ý thức được công tác tuyển sinh là trách nhiệm chung của mỗi người. Cụ thể, các cấp Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư đúng mực trong công tác quảng bá, tổ chức tuyển sinh để đảm bảo quy chế tuyển chọn học sinh đạt chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng. Nhờ sự định hướng, chỉ đạo sát sao và sức mạnh của tập thể, nhà trường đã tuyển sinh hệ CĐN đạt ~ 1308 học sinh/ năm. Hiện nay, quy mô đào tạo hệ CĐN của nhà trường: ~ 3925 học sinh/ năm. Kết quả tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Số liệu tuyển sinh hệ CĐN từ năm 2011 - 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số học sinh Học sinh (hs) Lớp Học sinh (hs) Lớp Học sinh