2.2.2.1. Quản lý mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo
Nhà trường xác định mu ̣c tiêu đà o ta ̣o hệ CĐN là trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề. Để đánh giá thực trạng việc quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo hệ CĐN, tác giả khảo sát 4 đối tượng: Doanh nghiệp - 12 phiếu, Học sinh -150 phiếu, giáo viên - 100 phiếu, cán bộ quản lý - 30 phiếu và tổng hợp được kết quả sau:
T
T Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ đảm bảo việc thực hiện công tác thu chi của nhà trƣờng Cán bộ quản lý (CBQL) Giáo viên (GV) chưa tốt Tốt Tỷ lệ % chưa tốt Tốt Tỷ lệ % 1
Quản lý công tác thu chi các nguồn đúng quy định theo thông tư của Bộ Tài chính số 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003
05 25 91,7 10 40 90
2
Quản lý công tác thu chi nội bộ đảm
46
Bảng 2.7:Đánh giá mục tiêu, nội dung chuơng trình đào tạo
so với yêu cầu thực tiến
T
T Nôi dung đánh giá
Đánh giá mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo so với yêu cầu thực tiễn
Doanh nghiệp (DN) Học sinh (HS) Giáo viên (GV) Cán bộ quản lý (CBQL) Phiếu đáp ứng Tỷ lệ % Phiếu đáp ứng Tỷ lệ % Phiếu đáp ứng Tỷ lệ % Phiếu đáp ứng Tỷ lệ %
1 Nội dung chương trình đào tạo có đúng mục tiêu đề ra không?
9 75,0 120 81,1 86 86,9 28 93,3
2
Nội dung chương trình đào tạo có đảm bảo thực hiện phương pháp dạy học tích cực không?
8 66,7 109 73,6 81 81,8 25 83,3
3
Chương trình đào tạo (CTĐT) đảm bảo tính mềm dẻo liên thông không?
9 75,0 112 75,7 78 78,8 24 80,0
4
Chương trình đào tạo cập nhật có phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ không? 6 50,0 89 60,1 62 62,6 20 67,0 5 Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về xây dựng chuơng trình đào tạo (chương trình khung, quy chế..)
9 75,0 106 71,6 73 73,7 24 80,0
6 Xác định rõ mục tiêu
từng nghề học 9 75,0 108 73,0 74 74,7 23 77,0
Đánh giá theo thang điểm 2 như sau:
Mức 1: Tương đương 1 điểm: Chưa đáp ứng Mức 2: Tương đương 2 điểm: Đáp ứng
47
Biểu đồ 2.6:Đánh giá mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
so với yêu cầu thực tiễn
Qua nghiên cứu về thực trạng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của nhà trường cho thấy: nhìn chung nhà trường đã làm khá tốt công tác quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo và bám sát quyết định số 630/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 để triển khai và thực hiện. Việc xác định mục tiêu đào tạo cho từng nghề học khá rõ ràng được 4 đối tượng đánh giá đồng đều từ 73% đến 76,7%. Xác định và xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho người học là rất cần thiết, từng bước xây dựng cho người học những kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức mà mục tiêu đào tạo đã đặt ra.
Bên cạnh đó, nhà trường bám sát và thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng chương trình khung của Bộ LĐ-TB&XH lần lượt được 4 đối tượng trên đánh giá từ 71,6% đến 80%.
48
Riêng chương trình đào tạo cập nhật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ được đánh giá ở mức còn thấp: lần lượt từ 50% đến 67%. Điều này phản ánh việc nhà trường cập nhật và nắm bắt thông tin từ doanh nghiệp để cải tiến chương trình đào tạo còn hạn chế.
Xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo sát với thực tế cần phải khảo sát nhu cầu của doanh và mời chuyên gia từ các doanh nghiệp tham gia. Nhà trường chưa thực sự phối kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo theo kiểu doanh nghiệp cần. Điều này được thể hiện qua việc phản hồi từ một số quản lý doanh nghiệp trong quá trình khảo sát cụ thể như sau:
- Phần lớn học sinh sau khi ra trường về các doanh nghiệp làm việc phải mất từ 1 đến 2 tháng mới đáp ứng và thích nghi được với công việc được giao.
- Một số mục tiêu của từng nội dung chương trình đào tạo chưa lượng hóa cụ thể: Sau khóa học, học sinh có thể làm được gì và tiếp cận được với những trang thiết bị nào để vận dụng vào thực thế... Có lẽ do sự phát triển quá nhanh về công nghệ nên việc xây dựng chương trình đào tạo gắn với thực tiễn để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là chưa kịp thời.
Do vậy, việc chỉ đạo giám sát xây dựng mục tiêu và thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phải cập nhật và cải tiến thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong xu thế hội nhập.
2.2.2.2. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
Đối với hoạt động giảng dạy, hiê ̣n nay nhà trường đã thực hiê ̣n phân cấp quản lý về các khoa , trung tâm đào tạo. Khoa và trung tâm lại phân cấp quản lý trực tiếp hoạt động giảng dạy của giáo viên về tổ bộ môn phụ trách . Tổ bô ̣ môn phụ trách có trách nhiệm quản lý, theo dõi và đôn đốc hoạt động giảng dạy của giáo viên dựa trên các tiêu chí sau.
- Quản lý hoạt động chuẩn bị dạy ho ̣c - Quản lý hoạt động dạy ho ̣c trên lớp
- Quản lý hoạt động giờ lên lớp
- Quản lý việc tổ chức hướng dẫn học sinh thực tập
- Quản lý hoạt động thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả da ̣y ho ̣c - Quản lý việc tự học, tự rèn luyện của giáo viên.
49
Ngoài ra nhà trường còn có bộ phận phòng đào tạo, phòng thanh giáo dục quản lý và tra kiểm tra độc lập hoạt động dạy học của giáo viên với tổ bộ môn của các khoa và trung tâm đào tạo. Ngày 25 hàng tháng, các khoa, trung tâm phụ trách, phòng đào tạo và phòng thanh tra giáo dục báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên về bộ phận tổng hợp để trình lãnh đạo nhà trường xem xét. Để đánh giá khách quan mức độ quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tác giả thăm dò 50 giáo viên đang giảng dạy tại hệ CĐN của nhà trường và tổng hợp được kết quả sau:
Bảng 2.8:Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động
giảng dạy của giáo viên
TT Nôi dung đánh giá
Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý
hoạt động giảng dạy của giáo viên
Thực hiện chƣa tốt
Thực hiện tốt
1 Quản lý hoạt động chuẩn bị da ̣y học
Phiếu 12 38
Tỷ lệ % 24 76
2 Quản lý hoạt động da ̣y ho ̣c trên lớp Phiếu 10 40
Tỷ lệ % 20 80
3 Quản lý hoạt động giờ lên lớp Phiếu 11 39
Tỷ lệ % 22 78
4 Quản lý việc tổ chức hướng dẫn học sinh thực tập
Phiếu 13 37
Tỷ lệ % 26 74
5 Quản lý hoạt động thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả da ̣y ho ̣c
Phiếu 8 42
Tỷ lệ % 16 84
6 Quản lý việc tự học, tự rèn của giáo viên:
Phiếu 15 35
Tỷ lệ % 30 70
Đánh giá theo thang điểm 2 như sau:
Mức 1: Tương đương 1 điểm: Thực hiện chưa tốt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Thực hiện tốt
50
Biểu đồ 2.7:Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động
giảng dạy của giáo viên
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giáo viên đánh giá công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường khá cao. Thấp nhất là 70% và cao nhất là nội dung quản lý hoạt động thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của giáo viên (84%). Điều đó khẳng định công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường là tốt. Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng đó, định kỳ tổ chức thi hội giảng hoặc đột xuất dự giờ giáo viên để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên một cách chính xác và khách quan.
Bên cạnh đó, nhà trường còn quản lý kết quả dạy học của giáo viên qua kênh thăm dò mức độ hài lòng của học sinh theo định kỳ tổng hợp và báo cáo lãnh đạo nhà trường điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và của hệ CĐN nói riêng.
- Phương pháp giảng dạy
Qua tìm hiểu thực tế về phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn còn hạn chế, vẫn còn nặng về phương pháp dạy học truyền thống, những phương pháp dạy học tích cực chưa được áp dụng 100%. Mặc dù đặc thù của dạy nghề là dạy tích
51
hợp, dạy lý thuyết đến đâu thực hành đến đấy để học sinh phải thao tác vận hành thành thạo và làm ra được sản phẩm của buổi học đó.
Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về việc sử dụng phương pháp dạy học
TT Các phƣơng pháp dạy học Chƣa Mức độ áp dụng(%) Đôi khi Thƣờng xuyên
1 Thuyết trình 0 30 70
2 Nêu vấn đề 0 52 48
3 Dạy học theo nhóm 11 25 64
4 Trắc nghiệm khách quan 33 45 22
5 Tự nghiên cứu theo hướng
dẫn của giáo viên 10 32 58
6 Thực hành theo năng lực
thực hành nghề 35 49 16
7 Dạy học theo dự án 65 25 10
Thông qua kết quả khảo sát giáo viên cho rằng: Phần lớn phương tiện dạy học đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên một số phương pháp giảng dạy mới như: theo năng lực thực hành, theo dự án còn rất hạn chế. Đặc thù là đào tạo nghề, việc dạy thực hành theo năng lực thực hành nghề của học sinh là rất khả quan nhưng giáo viên sử dụng phương pháp dạy học này còn rất hạn chế (thường xuyên sử dụng: 16%). Theo quan đểm chủ quan của tác giả phương pháp dạy học thuyết trình không phù hợp với đào tạo nghề: Vì dạy nghề là dạy lý thuyết đến đâu thực hành đến đấy theo phương pháp trực quan, giáo viên vừa giảng lý thuyết vừa thực hành mẫu để học sinh thao tác làm theo tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu. Phương pháp dạy học rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học sinh lĩnh hội được kiến thức từ thầy. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng và quyết liệt áp dụng phương pháp dạy học tích cực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cần phải dạy cho học sinh cách tự học, tự lĩnh hội kiến thức từ nhân loại. Vì vậy sau này học sinh ra trường sẽ vững về chuyên môn và tự tin hơn.
2.2.2.3. Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Trong công tác quản lý hoạt hoạt động học tập của học sinh nhà trường cũng phân cấp quản lý về các khoa và trung tâm đào tạo, khoa, trung tâm lại phân cấp
52
quản lý về bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quản lý hoạt động học tập của học sinh dựa trên các tiêu chí:
- Quản lý công tác giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập cho học sinh
Hoạt động học tập của học sinh đạt được hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, thái độ và trách nhiệm của các em. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học là: Lấy người học là trung tâm. Giáo dục động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập đúng đắn cho học sinh nhằm tạo ra tiền đề cho quá trình nhận thức, thúc đẩy các em tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức.
- Quản lý giờ học trên lớp.
Giáo viên bộ môn phối hợp với cán bộ lớp điểm danh học sinh có mặt trên lớp làm cơ sở tính điểm chuyên cần cho các em, đồng thời điều chỉnh và rèn luyện nề nếp kịp thời.
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp.
Giáo viên chủ nhiệm đã hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học đối với từng môn học và phối hợp với cán bộ lớp để quản lý hoạt hoạt động tự học của các em ngoài giờ lên lớp.
Để đánh giá khách quan mức độ quản lý hoạt động học tập của học sinh, tác giả thăm dò 150 học sinh đang học tại hệ CĐN và tổng hợp được kết quả sau:
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh
TT Nôi dung đánh giá
Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh
Thực hiện tốt Thực hiện chƣa tốt
1
Quản lý công tác giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập cho học sinh
Phiếu 119 31
Tỷ lệ % 79,3 20,7
2 Quản lý giờ học trên lớp Phiếu 115 35
Tỷ lệ % 76,7 23,3
3
Quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp
Phiếu 113 37
53
Đánh giá theo thang điểm 2 như sau:
Mức 1: Tương đương 1 điểm: Thực hiện chưa tốt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Thực hiện tốt
Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy học sinh đánh giá rất cao công tác quản lý hoạt động học tập của nhà trường đối với các em. Nội dung đánh giá công tác quản lý giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập cho học sinh cao nhất đạt 79,3%. Công tác giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập của học sinh được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm. Ngay khi học sinh mới nhập học đã được tập trung học định hướng, quán triệt tư tưởng, phẩm chất đạo đức và văn hóa của nhà trường. Riêng công tác quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp là bài toán khó đối với các trường nói chung và trường Đại học Công công nghiệp Hà Nội nói riêng, nhưng công tác này vẫn được học sinh đánh giá đạt mức:75,3%. Đó là sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường phối kết hợp với các phòng ban, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp và các cơ quan, đoàn thể của địa phương có học ở trọ kịp thời nắm bắt thông tin về các em để uốn nắn và giáo dục nếu có phát hiện những thói hư tật xấu.
2.2.2.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh
Đối với hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo t ại trường, thời gian qua nhà trường đã thực hiê ̣n đầy đủ các hình thức kiểm tra , đánh giá như: tự luận, trắc nghiê ̣m, vấn đáp. Để biết được hình thức kiểm tra nào giáo viên thường sử dụng thông qua việc khảo sát 150 học sinh đang học hệ CĐN và thu được kết quả như sau:
54
Bảng 2.11: Khảo sát hình thức đánh giá kết quả học tập
Hình thức kiểm tra Tự luận Trắc nghiệm Tự luận và trắc nghiệm
Số lƣợng 71 40 39
Tỷ lệ % 32 30 38
Biểu đồ 2.9: Khảo sát hình thức đánh giá kết quả học tập
Nhìn biểu đồ trên ta thấy giáo viên tổ chức các hình thức kiểm tra tương đối đồng đều. Hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm chiếm ưu thế: 38%. Hình thức kiểm tra tự luâ ̣n : 32% và hình thức kiểm tra trắc nghiệm: 30%. Mặc dù mỗi hình thức kiểm tra đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nhưng đối với đào tạo nghề nên thiên về sử dụng hình thức thi trắc nghiệm và tự luận.
Tuy nhiên, thực tế mô ̣t số học sinh có kết quả học tập khá cao song theo đánh giá của các doanh nghiệp sử du ̣ng lao đô ̣ng la ̣i có khả năng thích ứng và vâ ̣n du ̣ng