1.3.4.1. Mô hình ILO & ADB- 500 dành cho các loại hình trường kỹ thuật – nghề
nghiệp.
Để có cơ sở đánh giá, phân loại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo các điều kiều kiện đảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất, chương trình đào tạo… Tổ chức lao động thế giới (ILO) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra một bộ tiêu chí và quy trình đánh giá các cơ sở GD&ĐT nghề nghiệp cho các nước tiểu vùng sông Mê Công trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu ứng dụng các tiêu chí và quy trình đánh giá vào thực tế Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. Đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Các tiêu chí được phân tích theo từng phần và cho điểm đánh giá tương ứng với tổng điểm 500:
Các yếu tố đánh giá
1. Tôn chỉ hoạt động và mục tiêu phát triển của nhà trƣờng 2. Tổ chức và quản lý
A. Tổ chức B. Quản lý
3. Chƣơng trình đào tạo
A. Chương trình
B. Kế hoạch và nội dung chương trình đào tạo C. Các hoạt động phát triển chương trình đào tạo D. Các hoạt động giảng dạy
4. Đội ngũ cán bộ (cán bộ quản lý và giáo viên)
A. Cơ cấu và số lượng phù hợp B. Ban Lãnh đạo và cán bộ quản lý C. Đội ngũ giáo viên
D. Đội ngũ nhân viên phục vụ khác
25
85 135
20
5. Thƣ viện và học liệu 6. Tài chính
7. Khuôn viên nhà trƣờng và các cơ sở hạ tầng 8. Xƣởng thực hành, thiết bị và vật tƣ
9. Dịch vụ học sinh Tổng số điểm
1.3.4.2. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Mode) - SEAMEO
Đây là mô hình quản lý toàn bộ quá trình đào tạo đảm bảo chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình, đầu ra và khả năng tham gia vào thị trường lao động.
Mô hình này đưa ra 5 yếu tố như sau:
(1) Đầu vào: sinh viên, cán bộ trong trường, sở vật chất, chương trình đào tạo,
quy chế, luật định, tài chính .v.v...
(2) Quá trình đào tạo: mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo,
quản lý đào tạo ...
(3) Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khoá học, năng lực đạt được và khả
năng thích ứng của sinh viên.
(4) Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp
ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.
(5) Hiệu quả: kết quả đào tạo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội
Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên các học giả đã đưa ra 5 khái niệm về chất lượng giáo dục như sau:
(1) Chất lượng đầu vào: trình độ đầu vào thoả mãn các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.
(2) Chất lượng quá trình đào tạo: mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy,
học và các quá trình đào tạo khác.
(3) Chất lượng đầu ra: mức độ đạt được của đầu ra (sinh viên, học sinh tốt
nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với bộ tiêu chí hoặc so với các mục tiêu đã định sẵn.
(4) Chất lượng sản phẩm: mức độ đạt các yêu cầu công tác của học sinh tốt
nghiệp qua đánh giá của chính bản thân học sinh, của cha mẹ, của cơ sở sử dụng lao động và của xã hội. 25 50 40 60 35 500
21
(5) Chất lượng giá trị gia tăng: mức độ năng lực của học sinh tốt nghiệp (kiến
thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống đào tạo.
1.4. Định hƣớng ứng dụng mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Mode) - SEAMEO vào quản lý chất lƣợng đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng của tất cả các cơ sở đào tạo nghề nói chung và trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng. Nhà trường xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của nhà trường. Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về chất lượng đào tạo. Trong thực tế nhà trường đã áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (nay là 9001- 2008) từ năm 2005 và được tổ chức BV Certification - Vương quốc Anh công nhận. Vì vậy, việc định hướng quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN của trường Đại học Công nghiệp theo mô hình các yếu tố tổ chức - SEAMEO là phù hợp.
1.4.1. Quản lý chất lượng đầu vào: Chất lượng đầu vào là yêu cầu cần và đủ cho
việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và hệ CĐN nói riêng. Cần quản lý được chất lượng đầu vào theo các yêu cầu sau:
1.4.1.1. Quản lý chất lượng tuyển sinh.
Tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thắng lợi của nhà trường. Chất lượng tuyển sinh cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, quản lý công tác tuyển sinh, chọn học sinh là công tác hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
- Tuyển sinh hệ CĐN được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. - Các trường hợp được tuyển thẳng vào hệ cao đẳng nghề bao gồm:
+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề loại khá trở lên đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo;
+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo nếu có ít nhất hai năm làm việc theo nghề đã được đào tạo.
- Tuyển sinh học nghề được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm, tuỳ theo khả năng đào tạo của nhà trường và nhu cầu người học nghề.
22
1.4.1.2. Quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
* Cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng và then chốt quyết định sự thành công trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Để quản lý tốt công tác đào tạo nghề có hiệu quả, người cán bộ quản lý cần phải hội tụ những yếu tố cơ bản sau:
- Năng lực quản lý: Cán bộ quản lý phải có tầm - Biết nhìn xa trông rộng, có khả năng định hướng về mọi hoạt động của nhà trường.
+ Hiểu biết về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo. + Có năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý đáp ứng được yêu cầu công việc. + Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm soát tốt mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường.
+ Chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực bảo đảm các mục tiêu đào tạo của nhà trường được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học và đúng kế hoạch.
+ Thường xuyên cập nhật, vận dụng cái mới vào trong công tác quản lý đào tạo. Quá trình thực hiện quản lý đào tạo nghề, khi triển khai phải làm tốt công tác hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ khi thực hiện.
- Trình độ ngoại ngữ: Luôn trau dồi kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc, nghiên cứu và xu thế hội nhập - đạt trình độ B trở lên.
- Trình độ tin học: Cập nhật công nghệ mới đảm bảo yêu cầu công việc của nhà quản lý - đạt trình độ B trở lên.
- Kỹ năng mềm: Đánh giá qua hiệu quả, giá trị công việc và nhân cách nhà quản lý. Cần biết đón nhận, sàng lọc và phát huy những cái phù hợp với mình và văn hóa của nhà trường.
* Đội ngũ giáo viên:
Giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp GD& ĐT nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Bởi giáo viên là người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn và giám sát quá trình học tập của học sinh từ lúc bắt đầu thực hành đến lúc tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu.
- Phẩm chất đạo đức chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có ý thức tổ chức kỷ luật; không vi phạm pháp luật và các quy định
23 nghề nghiệp.
+ Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
+ Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội.
- Kiến thức chuyên môn: Giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữthông dụng và có trình độ B về tin học trở lên; Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy; Có kiến thức về nghề liên quan; Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.
- Kỹ năng nghề: Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia; Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy; Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy; Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.
- Năng lực sƣ phạm dạy nghề: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạo hoặc tương đương; Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng đối với giảng viên cao đẳng nghề.
+ Có khả năng chuẩn bị hoạt động giảng dạy, lập kế hoạch giảng dạy, soạn được giáo án, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng người học, có khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
+ Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy một cách hiệu quả.
+ Có khả năng chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, chương trình bồi dưỡng nghề phù hợp với mục tiêu đào tạo hệ cao đẳng nghề.
+ Có khả năng quản lý học sinh và xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh.
24
+ Phối hợp với gia đình và các đối tượng liên quan để quản lý học sinh hiệu quả.
- Năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học
+ Có ý thức tự giác rèn luyện và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thiện mình hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và người học.
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ
1.4.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo
Với một trường nghề thì yếu tố trang thiết bị, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo là rất quan trọng. Chất lượng thực tập tay nghề, chất lượng giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề cần đạt được:
- Đảm bảo có đủ thiết bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo.
- Thường xuyên đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,... Đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo các trang thiết bị, máy móc đầu tư mới nên theo hướng tiếp cận hiện đại, tiếp cận thực tế sản xuất hiện nay.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
1.4.1.4. Nguồn tài chính
Yếu tố tài chính không tác động trực tiếp nhưng lại tác động gián tiếp đến chất lượng đào tạo thông qua việc tác động đến các thành tố cơ bản của chất lượng đào tạo. Mối quan hê ̣ giữa tài chính với chất lượng đào tạo không phải là mối quan hê ̣ mô ̣t chiều mà là quan hê ̣ tác đô ̣ng qua la ̣i lẫn nhau. Do đó, viê ̣c quản lý tài chính có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản lý chất lượng đào tạo tại trường.
1.4.2. Quản lý chất lượng quá trình đào tạo
1.4.2.1. Quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và giáo trình đào tạo hệ CĐN
- Quản lý mục tiêu đào tạo: Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm quản lý việc thực hiện các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để hình thành
25
những phẩm chất, năng lực và phát triển nhân cách của người học. Luật dạy nghề của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định rất rõ mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng tại mục 3, điều 24 như sau: “Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn:”
- Chƣơng trình dạy nghề trình độ cao đẳng: Tại Điều 27- số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2006 quy định: Chương trình thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng; chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề theo chương trình khung. Căn cứ vào chương trình khung tổ chức biên soạn chương trình dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Quản lý việc thực hiện nội dung và phƣơng pháp đào tạo: Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo, nội dung đào tạo phải đảm bảo tương thích với những yêu cầu về tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đã được xác định. Nội dung đào tạo được truyền tải thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy phù hợp phát huy tính tích cực của người học. Tại Điều 26- số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:
+ Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ.
+ Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.
26
- Quản lý giáo trình: Được quy định tại Điều 28- số76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 như sau: Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
Căn cứ vào luật dạy nghề quy định về nội dung chương trình và giáo trình dạy