0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Biện pháp 3: Quản lýchất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 82 -82 )

a. Mục tiêu

Chất lượng đầu ra phải phù hợp với mục tiêu của nhà trường đề ra cụ thể: - Kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt.

- Có trình độ tiếng Anh cơ bản đạt trình độ B trở lên.

- Có khả năng sử dụng máy tính trong công việc chuyên môn.

- Xác định rõ học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong chương trình được đào tạo và khả năng thích ứng với nhu cầu xã hội.

- Có khả năng tự lập sau khi tốt nghiệp.

- Có khả năng học lên trình độ cao hơn và tự học để cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu công việc.

b. Nội dung

- Đánh giá kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành qua bài thi tốt nghiệp, qua quá trình đào tạo và rèn luyện của học sinh được tích lũy

- Đánh giá đúng và khách quan trình độ ngoại ngữ và tin học - Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

- Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và tham gia các phong trào, sân chơi trí tuệ bổ ích khác.

c. Tổ chức thực hiện

Để đánh giá kết quả đầu ra đảm bảo đúng mục tiêu đề ra cần phải quản lý tốt công tác thi định kỳ, thi tốt nghiệp, quá trình học tập và rèn luyện tích lũy kết quả của học sinh.

75

* Đánh giá kết quả học tập trong quá trình đào tạo

Đối với hệ CĐN chỉ có 2 kết quả đánh giá trong quá trình đào tạo: Kết quả kiểm tra giữa môn và kiểm tra hết môn. Vì vậy, cần phải quản lý chặt việc ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi. Để đánh giá kết quả kiểm tra chính xác và khách quan sẽ còn nhiều hạn chế. Tác giả đề xuất việc kiểm tra giữa môn và kết thúc môn cần được tổ chức tại trung tâm quản lý chất lượng theo đúng quy trình như tổ chức thi tốt nghiệp để đảm bảo tính chính xác và khách quan. Quản lý tốt các khâu đánh giá trong quá trình đào tạo mới cho ra kết quả đầu ra chính xác và phù hợp với mục tiêu.

* Đánh giá kết quả thi tốt nghiệp

Nhà trường cần giao trách nhiệm cụ thể cho đơn vị có học sinh thi tốt nghiệp, phòng thanh tra giáo dục (PTTGD) và trung tâm quản lý chất lượng (TTQLCL). Nếu có sai sót ở khâu nào thuộc đơn vị nào quản lý sẽ chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo nhà trường. Cần quản lý công tác ra đề thi, hình thức thi và chấm thi đối với môn: Lý thuyết chuyên môn và thực hành cụ thể:

- Đối với đơn vị có học sinh thi tốt nghiệp:

Có trách nhiệm yêu cầu giáo viên soạn ngân hàng câu hỏi và đáp án về lĩnh vực mình giảng dạy nộp cho người phụ trách về chuyên môn duyệt sau đó nộp về TTQLCL.

Đề thi đảm bảo tính khách quan, công bằng và phù hợp với trình độ đào tạo của từng nghề

Có trách nhiệm nhận bài thi đã dọc và đánh số phách về chấm thi (đối với môn lý thuyết chuyên môn): Đảm bảo chấm thi đúng quy chế chỉ chấm trong giờ hành chính, 02 giáo viên chấm độc lập tại phòng được quy định.

Đối với bài thi thực hành: Đề thi thực hành là đề thi mở, vì vậy học sinh đã được ôn luyện rất kỹ phần này. Đơn vị có học sinh thi tốt nghiệp phối hợp với PTTGD trực tiếp quản lý công tác tổ chức thi và chấm thi của giáo viên.

- Đối với trung tâm quản lý chất lƣợng:

Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ ngân hàng câu hỏi và đáp án đề thi đảm bảo: (tính bảo mật cao tránh xảy ra tiêu cực). TTQLCL chọn 03 đề thi lý thuyết kèm theo đáp án trình Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo duyệt, sau đó chọn 01 trong 03 đề thi.

76

Quản lý việc đánh số phách và cuống phách (an toàn, chính xác, bảo mật và đúng quy chế)

Quản lý kết quả thi cuối cùng đảm bảo chính xác, an toàn và minh bạch.

- Đối với phòng thanh tra giáo dục

Giám sát công tác ra đề thi, hình thức thi và chấm thi đảm bảo khách quan, đúng quy chế.

Nếu quản lý đúng trình tự và đồng bộ công tác ra đề thi, hình thức tổ chức thi và chấm thi sẽ đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan và chính xác nhất. Đó là cơ sở tin cậy để đánh giá xếp loại học sinh và khả năng học sinh có đạt được mục tiêu nhà trường đề ra không? Từ đó làm cơ sở khen thưởng và trao học bổng cho học sinh đạt thành tích cao là động lực để các em phấn đấu hơn nữa khi các em lập nghiệp.

* Đánh giá kết quả rèn luyện: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cán bộ lớp và giáo viên bộ môn đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh đảm bảo: Đúng quy chế, chính xác và khách quan gửi về phòng công tác học sinh sinh viên nhận xét và phê duyệt để khen thưởng nhằm khích lệ động viên tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỷ luật của các em. Việc đánh giá kết quả rèn luyện cho các em là hành trang để các em phấn đầu rèn luyện và hoàn thiện mình trở thành người có ích cho xã hội.

* Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và các sân chơi trí tuệ khác. Kết quả nghiên cứu khoa học và thành tích tham gia các sân chơi trí tuệ khác được đơn vị quản lý học sinh tổng hợp trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt và công nhận.

- Đơn vị quản lý học sinh công khai danh sách học sinh được nhà trường khen thưởng và danh sách những học sinh có đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng vào thực tế.

d. Điều kiện thực hiện

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường

- Các phòng, ban, khoa và trung tâm liên quan làm việc với tinh thần phối hợp và trách nhiệm cao nhất

- Sự ý thức của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhận thức về tầm quan trọng của công tác đánh giá kết quả đầu ra.

77

- Đảm bảo tài chính chi khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện.

3.3.4. Biện pháp 4: Quản lý học sinh tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động

Căn cứ vào kết quả đánh giá của doanh nghiệp về học sinh tốt nghiệp hệ CĐN đáp ứng thị trường lao động còn hạn chế về:

- Kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, tin học và khả năng thích ứng với lĩnh vực mới - Việc đẩy mạnh và tăng cường thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường để nắm bắt được nhu cầu doanh nghiệp.

3.3.4.1. Triển khai công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và tin học cho học sinh trước khi tốt nghiệp.

a. Mục tiêu

Nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được thị trường lao động trong và ngoài nước.

b. Nội dung

- Đào tạo kỹ năng mềm

- Trình độ ngoại ngữ phục vụ công việc - Trình độ tin học

- Khả năng thích ứng với lĩnh vực mới

c. Tổ chức thực hiện

* Kỹ năng mềm: Trong xu thế hội nhập và phát triển đòi hỏi một học sinh tốt nghiệp hệ CĐN không chỉ giỏi về kỹ năng nghề nghiệp mà còn giỏi cả khả năng vận dụng những kỹ năng đó một cách hợp lý, linh hoạt để đạt hiệu quả nhất. Các em cần phải có khả năng giải quyết tình huống và cách vận dụng một cách khôn khéo kiến thức được học trong nhà trường như: Giao tiếp ngoại ngữ tốt, kiên trì, thích nghi nhanh với môi trường làm việc, biết cách quản lý thời gian, xử lý thông tin nhanh nhạy, làm việc độc lập cũng như phối hợp với tập thể, sử dụng tốt các thiết bị công nghệ máy móc…

- Căn cứ vào kết quả doanh nghiệp đánh giá kỹ năng mềm của học sinh tốt nghiệp hệ CĐN đạt: 50%. Trong khi đó kiến thức chuyên môn (kỹ năng cứng) các em được doanh nghiệp đánh giá: 72,9%. So sánh hai kỹ năng trên ta thấy độ chênh lệch nhau rất nhiều. Vì vậy, việc nhà trường đào tạo kỹ năng mềm cho các em trước khi tham

78

gia vào thị trường lao động là vô cùng cần thiết và cấp bách. Cụ thể nhà trường cần đưa việc đào tạo kỹ năng mềm như một chương trình môn học ngoại khóa cụ thể: - Định kỳ 3 tháng nhà trường tổ chức hội nghị lớp trưởng một lần. Hội nghị này dành cho cán bộ lòng cốt của các lớp. Đó là cơ hội tốt để nhà trường mời chuyên gia về dạy và trao đổi kỹ năng mềm lồng nghép với nội dung buổi hội nghị.

- Nhà trường kết hợp với các phòng ban chức năng lên kế hoạch và mời chuyên gia bồi dưỡng kỹ năng mềm cho các đơn vị sắp có học sinh tốt nghiệp miễn phí: 3 buổi trước khi ra trường.

Tất nhiên đó chỉ là giải pháp tạm thời, để duy trì và phát triển việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho học sinh trước khi tốt nghiệp cần thực hiện:

- Lồng nghép ngay tuần đầu học sinh được học định hướng chính trị đầu khóa. Giáo dục học sinh tự nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với cuộc sống hàng ngày cũng như sự nghiệp sau này của các em. Duy trì tổ chức cuộc thi “ học sinh, sinh viên giỏi kỹ năng mềm” vào các dịp: 26/3 và 19/5 hàng năm để các em có mục đích phấn đấu bằng cách tự học hỏi lẫn nhau và tìm tài liệu học qua các kênh, đó là cách các em tự trau dồi “ kỹ năng mềm” cho mình và hiệu quả hơn khi kỹ năng đó ngấm vào suy nghĩ, hành động hàng ngày của các em. Một ngày không xa các em đã tự hoàn thiện kỹ năng đó từ bao giờ.

* Trình độ ngoại ngữ và tin học:

- Đối với hệ CĐN, nhà trường yêu cầu học sinh ra trường phải đạt trình độ B ngoại ngữ trở lên và khả năng sử dụng máy tính trong công việc chuyên môn. Nhưng trong thực tế khả năng ngoại ngữ và tin học của các em ra trường được doanh nghiệp đánh giá rất hạn chế: Ngoại ngữ: 54% và tin học: 52%.

- Không thể các em cầm chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trên tay mà không vận dụng được vào thực tế. Vì vậy, nhà trường cần quản lý tốt công tác đánh giá kết quả thi chứng chỉ ngoại ngữ và tin học của các em:

Tích cực giáo dục định hướng để các em nhận thức được việc học ngoại ngữ và tin học là cơ hội để các em có việc làm thỏa mãn yêu cầu sau khi tốt nghệp.

Thành lập hội đồng coi và chấm thi chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đạt: công khai, minh bạch và chính xác để đánh giá đúng khả năng thật sự của các em.

79 áp lực cho các em phải học.

d. Điều kiện thực hiện

- Cần phải có sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo nhà trường

- Sự hợp tác của các khoa, trung tâm đào tạo và giáo viên chủ nhiệm - Sự ý thức tự giác học tập của các em

- Kinh phí để duy trì và cải tổ công tác quản lý và giáo dục học sinh

3.3.4.2. Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường

Một trong những mục đích muốn quản lý học sinh tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động cần phải thiết lập và duy trì được mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường. Trên cơ sở đó mới nắm bắt được nhu cầu doanh nghiệp để thiết lập hợp tác lâu dài đôi bên cùng phát triển.

a. Mục tiêu

Việc phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo cơ hội cho học sinh cập nhật kiến thức mới, được tiếp cận với thiết bị và công nghệ hiện đại, các năng lực đặc biệt của học sinh được phát triển trong quá trình thực tập, hơn nữa còn hình thành cho học sinh tác phong công nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề. Đó là cơ sở để nhà trường xác định được các mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, kịp thời cập nhật các thông tin bổ ích để điều chỉnh mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.

b. Nội dung

Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp được thiết lập và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực hoạt động đào tạo của nhà trường: từ khâu tuyên truyền, xác định nhu cầu đào tạo, tuyển sinh, quá trình đào tạo, thực tập và tiếp nhận học sinh nhằm đảm bảo cho quá trình đào tạo gắn với thực tế sản xuất. Xác định yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng nguồn nhân lực cũng chính là chất lượng đào tạo của nhà trường.

Hợp tác đào tạo với doanh nghiệp là hình thức tạo ra nguồn vật chất, tài sản cho nhà trường đồng thời tạo môi trường thực tế sản xuất cho học sinh tiếp cận với thực tiễn sản xuất giúp các em ra trường không bỡ ngỡ và rèn luyện tay nghề đáp ứng nhu cầu sản xuất của thị trường lao động.

80

c. Tổ chức thực hiện

- Định hướng phát triển lâu dài, nhà trường cần xây dựng những vườn ươm công nghệ, trung tâm hợp tác với doanh nghiệp, những phòng thí nghiệm chung, để tận dụng điểm mạnh của cả hai phía. Chẳng hạn có một trung tâm chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới, họ có thể đến để làm nghiên cứu chung với giáo viên và học sinh. Học sinh có cơ hội được tham gia vào các dự án đó và hiểu được cách vận hành công nghệ cao rất sớm. Mặt khác các đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên và doanh nghiệp nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao và có thể doanh nghiệp sẽ mua lại những đề tài có giá trị.

- Nhà trường thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để hai bên hiểu nhau, điều chỉnh hoạt động của mình sao cho đáp ứng được yêu cầu của sự hợp tác gắn bó chặt chẽ với nhau vì quyền lợi.

- Doanh nghiệp và nhà trường hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thông qua việc cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo hướng đến nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.

- Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp về lĩnh vực liên quan đến nghề nhà trường đào tạo trong và ngoài nước. Thiết lập và phát triển tốt mối quan hệ với doanh nghiệp để đưa học sinh đi thực tập trải ngiệm, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp. Mời cán bộ kỹ thuật hoặc chuyên gia của doanh nghiệp hướng dẫn học sinh thực tập và tham gia vào hoạt động giảng dạy tại trường.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức hội thảo khoa học về các vấn đề quản lý, khai thác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất vào đào tạo nghề.

d. Tổ chức thực hiện

- Cần phải có sự chỉ đạo và quyết tâm giữa Lãnh đạo nhà trường và doanh nghiệp - Xây dựng cơ chế thoả đáng tạo động lực cho đôi bên hợp tác cùng có lợi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 82 -82 )

×