việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và hệ CĐN nói riêng. Cần quản lý được chất lượng đầu vào theo các yêu cầu sau:
1.4.1.1. Quản lý chất lượng tuyển sinh.
Tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thắng lợi của nhà trường. Chất lượng tuyển sinh cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, quản lý công tác tuyển sinh, chọn học sinh là công tác hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
- Tuyển sinh hệ CĐN được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. - Các trường hợp được tuyển thẳng vào hệ cao đẳng nghề bao gồm:
+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề loại khá trở lên đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo;
+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo nếu có ít nhất hai năm làm việc theo nghề đã được đào tạo.
- Tuyển sinh học nghề được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm, tuỳ theo khả năng đào tạo của nhà trường và nhu cầu người học nghề.
22
1.4.1.2. Quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
* Cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng và then chốt quyết định sự thành công trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Để quản lý tốt công tác đào tạo nghề có hiệu quả, người cán bộ quản lý cần phải hội tụ những yếu tố cơ bản sau:
- Năng lực quản lý: Cán bộ quản lý phải có tầm - Biết nhìn xa trông rộng, có khả năng định hướng về mọi hoạt động của nhà trường.
+ Hiểu biết về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo. + Có năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý đáp ứng được yêu cầu công việc. + Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm soát tốt mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường.
+ Chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực bảo đảm các mục tiêu đào tạo của nhà trường được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học và đúng kế hoạch.
+ Thường xuyên cập nhật, vận dụng cái mới vào trong công tác quản lý đào tạo. Quá trình thực hiện quản lý đào tạo nghề, khi triển khai phải làm tốt công tác hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ khi thực hiện.
- Trình độ ngoại ngữ: Luôn trau dồi kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc, nghiên cứu và xu thế hội nhập - đạt trình độ B trở lên.
- Trình độ tin học: Cập nhật công nghệ mới đảm bảo yêu cầu công việc của nhà quản lý - đạt trình độ B trở lên.
- Kỹ năng mềm: Đánh giá qua hiệu quả, giá trị công việc và nhân cách nhà quản lý. Cần biết đón nhận, sàng lọc và phát huy những cái phù hợp với mình và văn hóa của nhà trường.
* Đội ngũ giáo viên:
Giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp GD& ĐT nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Bởi giáo viên là người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn và giám sát quá trình học tập của học sinh từ lúc bắt đầu thực hành đến lúc tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu.
- Phẩm chất đạo đức chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có ý thức tổ chức kỷ luật; không vi phạm pháp luật và các quy định
23 nghề nghiệp.
+ Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
+ Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội.
- Kiến thức chuyên môn: Giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữthông dụng và có trình độ B về tin học trở lên; Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy; Có kiến thức về nghề liên quan; Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.
- Kỹ năng nghề: Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia; Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy; Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy; Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.
- Năng lực sƣ phạm dạy nghề: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạo hoặc tương đương; Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng đối với giảng viên cao đẳng nghề.
+ Có khả năng chuẩn bị hoạt động giảng dạy, lập kế hoạch giảng dạy, soạn được giáo án, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng người học, có khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
+ Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy một cách hiệu quả.
+ Có khả năng chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, chương trình bồi dưỡng nghề phù hợp với mục tiêu đào tạo hệ cao đẳng nghề.
+ Có khả năng quản lý học sinh và xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh.
24
+ Phối hợp với gia đình và các đối tượng liên quan để quản lý học sinh hiệu quả.
- Năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học
+ Có ý thức tự giác rèn luyện và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thiện mình hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và người học.
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ
1.4.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo
Với một trường nghề thì yếu tố trang thiết bị, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo là rất quan trọng. Chất lượng thực tập tay nghề, chất lượng giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề cần đạt được:
- Đảm bảo có đủ thiết bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo.
- Thường xuyên đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,... Đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo các trang thiết bị, máy móc đầu tư mới nên theo hướng tiếp cận hiện đại, tiếp cận thực tế sản xuất hiện nay.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
1.4.1.4. Nguồn tài chính
Yếu tố tài chính không tác động trực tiếp nhưng lại tác động gián tiếp đến chất lượng đào tạo thông qua việc tác động đến các thành tố cơ bản của chất lượng đào tạo. Mối quan hê ̣ giữa tài chính với chất lượng đào tạo không phải là mối quan hê ̣ mô ̣t chiều mà là quan hê ̣ tác đô ̣ng qua la ̣i lẫn nhau. Do đó, viê ̣c quản lý tài chính có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản lý chất lượng đào tạo tại trường.