Để kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở trên, tác giả đã lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia đào tạo hệ CĐN của nhà trường. Số người được hỏi ý kiến là 285 người. Trong đó 35 cán bộ quản lý, 100 giáo viên và 150 học sinh đang theo học hệ CĐN của nhà trường. Trong phiếu hỏi tác giả ghi rõ 5 biện pháp để hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp với ba mức độ như sau:
+ Về tính cấp thiết: Rất cấp thiết - cấp thiết - chưa cấp thiết
+ Về tính khả thi: Rất khả thi - khả thi - chưa khả thi
Số phiếu phát ra: 285 và thu về được 283 phiếu. Kết quả tổng hợp các phiếu hỏi theo từng tiêu chí thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
83
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý chất luợng đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
T T Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Không cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết Không khả thi Khả thi Rất khả thi
1 Quản lý chất lƣợng đầu vào hệ cao đẳng nghề của Nhà truờng đảm bảo chất lƣợng
1.1 Quản lý công tác tuyển sinh đảm bảo chất lượng
Số
phiếu 17 41 225 13 48 222 Tỷ lệ % 6,0 14,5 79,5 4,6 17,0 78,4
1.2 Nâng cao công tác quản lý cán bộ và giáo viên
Số
phiếu 11 17 255 9 15 259 Tỷ lệ % 3,9 6,0 90,1 3,2 5,3 92
1.3 Quản lý việc đầu tư trang thiết bị đồng bộ cho nghề
Số
phiếu 30 58 195 28 65 190 Tỷ lệ % 10,6 20,5 68,9 9,9 23,0 67,1
2 Quản lý quá trình đào tạo đảm bảo chất lƣợng
Quản lý đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế doanh nghiệp
Số
phiếu 9 18 256 11 19 253 Tỷ lệ % 3,2 6,4 90,5 3,9 6,7 89,4
3
Quản lý chất lƣợng đầu ra đảm bảo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Số
phiếu 13 35 235 11 39 233 Tỷ lệ % 4,6 12,4 83,0 3,9 13,8 82,3
4 Quản lý học sinh tốt nghiệp tham gia vào thị trƣờng lao động
4.1
Triển khai công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và tin học trước khi tham gia vào thị trường lao động
Số
phiếu 7 14 262 5 18 260 Tỷ lệ % 2,5 4,9 92,6 1,8 6,4 91,9
4.2
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường Số phiếu 9 34 240 11 31 241 Tỷ lệ % 3,2 12,0 84,8 3,9 11,0 85,2 5 Hình thành môi trƣờng văn hoá chất lƣợng trong nhà trƣờng Số phiếu 8 14 261 9 19 255 Tỷ lệ % 2,8 4,9 92,2 3,2 6,7 90,1
84 Kết quả khảo sát cho thấy:
* Về tính rất cấp thiết: Hầu hết các biện pháp đưa ra đều đánh giá cao ở mức độ rất cấp thiết. Mức độ được đánh giá tính rất cấp thiết thấp nhất: 68,9% và cao nhất: 92,6%.
Biện pháp 4: Mục 4.1. Bồi dưỡng học sinh về: Kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và tin học trước khi tham gia vào thị trường lao động được đánh giá tính rất cấp thiết cao nhất: 92,6 %. Kết quả này phù hợp với đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng học sinh tốt nghiệp hệ CĐN: 52,5% (đánh giá trung bình chung thực trạng về
kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và tin học)
Biện pháp 1: Mục 1.3. Quản lý việc đầu tư trang thiết bị đồng bộ cho nghề còn hạn chế và phát triển khu vui chơi gải trí xứng tầm trường đẳng cấp khu vực được đánh giá tính rất cấp thiết thấp nhất: 68,9%. Phù hợp với kết quả đánh giá thực trạng cơ sở vật chất ở chương 2.
Mục 1.2. Nâng cao công tác quản lý cán bộ và giáo viên được đánh giá tính rất cấp thiết khá cao (90,5%)
Biện pháp 5: Hình thành môi trường văn hoá chất lượng trong nhà trường cũng được đánh giá tính rất cấp thiết cao (92,2%) .
Các biện pháp này được cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đánh giá tính rất cấp thiết rất cao. Điều này hoàn toàn hợp lý, nó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và phát triển chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường. Hơn nữa các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết và làm tiền đề cho nhau phát triển. Để duy trì và phát triển cần phải hình thành văn hoá chất lượng. Vì văn hoá chất lượng là mục tiêu hướng tới xây dựng nhà trường trở thành trường đẳng cấp khu vực.
* Về tính khả thi
Hầu hết các ý kiến đánh giá cao tính rất khả thi của các biện pháp đã được đề xuất. Đánh giá tính rất khả thi ở mức thấp nhất: 67,1% và cao nhất: 92%. Các biện pháp được đánh giá tính rất cần thiết cao thì tính rất khả thi cũng cao đảm bảo tính tương quan thuận giữa các biện pháp.
Biện pháp 1: Mục 1.2. Nâng cao công tác quản lý cán bộ và giáo viên được đánh giá tính khả thi cao nhất (92%)
85
Biện pháp 4: Mục 4.1. Bồi dưỡng học sinh về: Kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và tin học trước khi tham gia vào thị trường lao động được đánh giá tính khả thi cũng rất cao: 91,9 %.
Biện pháp 5: Hình thành môi trường văn hoá chất lượng trong nhà trường cũng được đánh giá cao (90,1%) .
Từ các phân tích trên ta thấy: Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN trường Đại học Công nghiệp đã được đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi góp phần nâng vị thế của nhà trường trở thành Trường đẳng cấp khu vực trong lĩnh vực dạy nghề.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ thực tiễn điều tra, qua phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở các quan điểm phổ biến hiện nay về quản lý chất lượng đào tạo nghề phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai.
Các biện pháp đề xuất đã tập trung khắc phục được những hạn chế và phát huy được những mặt mạnh trong công tác quản lý chất lượng đào tạo. Mỗi biện pháp đã đặt ra được mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện. Tất cả các biện pháp đều được khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của chúng.
Tuy nhiên để thực hiện thành công và hiệu quả các biện pháp trên cần có sự quan tâm và ủng hộ của các cấp có thẩm quyền, sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của tập thể cán bộ giáo viên, hoc sinh, doanh nghiệp để tổ chức và thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ CĐN góp phần đưa trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trở thành Trường đào tạo nghề đẳng cấp khu vực trong tương lai không xa.
86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đào tạo nghề là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo nghề giữ vai trò quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm. Tuy đào tạo nghề không trực tiếp tạo ra việc làm nhưng là điều kiện quan trọng nhất tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng sự nghiệp phát triển CNH- HĐH đất nước.
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, đào tạo nghề nói chung và trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng đang nỗ lực phát triển để hội nhập quốc tế và trở thành trường đẳng cấp khu vực. Góp phần vào mục tiêu đó, nội dung luận văn đã tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường. Trên cơ sở đó tác giả rút ra kết luận sau:
- Luận văn đã trình bày một số vấn đề lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề theo mô hình các yếu tố tổ chức- SEAMEO.
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN còn tồn tại một số hạn chế, luận văn đã đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo mô hình các yếu tố tổ chức- SEAMEO nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.
Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhà trường cho thấy các ý kiến đánh giá các biện pháp đã đề xuất đều ở mức rất cấp thiết và rất khả thi. Đây thực sự là niềm vui, niềm động viên khích lệ tác giả có thêm nghị lực và sức mạnh tiếp tục nghiên cứu vấn đề này ở cấp độ cao hơn, góp phần đưa nhà trường phát triển và trở thành trường trọng điểm đào tạo nghề đẳng cấp khu vực trong tương lai.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở những biệp pháp quản lý đã đề xuất, để triển khai hiệu quả các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp
87 Hà Nội hiệu quả, tác giả có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với cơ quan quản lý cấp vĩ mô như: Cấp Bộ, ngành TW,… có tác động
nhất định đến việc thành công của các biện pháp, tuy nhiên trong phạm vi luận văn tác giả chỉ khuyến nghị tới Bộ LĐ-TB&XH cụ thể như sau:
- Bộ LĐ-TB&XH cần thực sự quan tâm đến tất cả các cơ sở đào tạo nghề nói chung và trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng trong thời gian nhất định phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề, một nguồn lực chủ yếu làm giầu cho đất nước. - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên tham gia để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng nhu cầu lao động của người học và thị trường lao động.
2.2. Đối với trường Đại học Công nghiệp Hà Nội:
- Cần phối hợp chặt chẽ các biện pháp, thực hiện đồng bộ, với tinh thần quyết tâm cao, sự đồng thuận của các cấp Uỷ Đảng và Chính quyền trong nhà trường.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng đào tạo là điều kiện tiên quyết thúc đẩy nhà trường vươn lên tầm cao mới.
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo TW1, Hà Nội
2. Bộ trƣởng Bộ LĐTB &XH (1992), Thực hiện tốt chiến lược đào tạo nghề góp phần phát triển thị trường lao động.
3. C. mác và Ph. AWngghen (1993), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc,Đại cương về khoa học quản lý – NXB Đại học Quốc gia Hà nội
5. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Cừ (2000),Quản lý chất lưọng sản phẩm - Theo TQM & ISO- 9000, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
7. Vũ Cao Đàm,Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
8. Dự án phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội 2012 (HaUI – JICA),Báo cáo khảo sát tổng kết mức độ chấp nhận của các doanh nghiệp đối với sinh viên và các chương trình đào tạo của Đại học Công nghiệp Hà Nội
9. Trần Khánh Đức (2002), phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội
10.Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm đinh chất lượng đào tạo nhân lực
theo ISO và TQM, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11.Trần Khánh Đức (tái bản năm 2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Việt Nam.
12.Trần Khánh Đức (2011),Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục
13. Nguyễn Minh Đƣờng (1996),Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo
14. Nguyễn Minh Đƣờng (2001), Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân lực.
15. Hội thảo khoa học (2003), Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo công nhân các ngành kỹ thuật cao ở Hà Nội.
89
17.Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18.Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
19. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
21. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường TCN, trung
tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội”.
22. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy
nghề số 76/2006/QH11, Hà Nội.
23. Nguyễn Viết Sự (2005),Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp,
kỷ yếu hội thảo của sở Lao động- TBXH Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Tính (2007), Bài giảng Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm, Thái Nguyên.
25. Trần Quốc Thành (2004), Khoa học quản ký đại cương; Đề cương bài giảng dành cho học viên cao học, chuyên ngành Quản lý, khoa tâm lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.
26. Nguyễn Đức Trí, Phan Đức Chính (2010), Một số vấn đề về quản lý cơ sở
dạy nghề, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
27.Tổng cục dạy nghề (2004), Định hướng nghề nghiệp và việc làm
28. Từ điển tiếng Việt thông dụng (1998), Nxb Giáo dục.
29. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Hà Nội.
30. Thủ tƣớng chính phủ, quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 về chiến
lược phát triển dạy nghề từ năm 2011-2020.
31. Trƣờng Đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội (1999), Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội.
32.Trang tƣ vấn nghề nghiệp (2012),Thế giới nghề nghiệp.
90
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý )
Để có thông tin nhằm mục đích nghiên cứu và tìm ra các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề của nhà trường đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Kính mong Thầy (Cô) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây, bằng cách đánh dấu "X" vào ô trống thích hợp hoặc ghi vào dòng để sẵn.
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Thầy (Cô). Tôi cam đoan những thông tin mà Thầy (Cô) cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài không sử dụng cho mục đích khác.
1. Họ và tên: ………
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Sau Đại học
Câu 1: Thầy (Cô) vui lòng đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo hệ cao đẳng nghề của nhà trường.
Thang điểm 2
Mức 1: Tương đương 1 điểm: Chưa đáp ứng Mức 2: Tương đương 2 điểm: Đáp ứng
TT Các tiêu chí đánh giá Chƣa đáp
ứng Đáp ứng
1 Phòng học lý thuyết, chuyên môn
2 Phòng thực hành, các phương tiện dạy học thực hành
3 Phòng học tích hợp
4 Thư viện sách, giáo trình phục vụ học tập và nghiên cứu
5 Thư viện sách, giáo trình phục vụ học tập và