Biện pháp 1: Quản lýchất lượng đầu vào hệ cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 71)

Đầu vào là yếu tố quan trọng trong việc phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo hệ CĐN của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Vì vậy, cần phải quản lý tốt và đồng bộ các yếu tố về: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất và nguồn tài chính. Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu vào ở chương 2 còn một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo như:

- Công tác tuyển sinh chưa thực sự tập trung vào chất lượng và việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh;

- Chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên còn hạn chế về năng lực quản lý, trình độ tin học và ngoại ngữ;

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo còn hạn chế về đầu tư đồng bộ cho các nghề công nghệ hoá và khu luyện tập thể dục thể thao xứng tầm trường đẳng cấp khu vực.

64

3.3.1.1. Quản lý đảm bảo chất lượng công tác tuyển sinh

a. Mục tiêu

- Tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo quy định của nhà trường - Tuyển đúng cơ cấu nghề nhà trường cần tuyển - Minh bạch, công khai trong quá trình tuyển sinh

- Chất lượng đầu vào phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng nghề

- Lựa chọn học sinh đủ tiêu chuẩn đạo đức, trình độ và cơ cấu vùng, miền.

b. Nội dung

- Tăng cườ ng quảng bá hình ảnh nhà trường để thu hút sự quan tâm của thí sinh cũng như xã hội

- Tổ chứ c tư vấn , hướng nghiê ̣p cho ho ̣c sinh lựa cho ̣n đươ ̣c nghề phù hơ ̣p với các nghề nhà trường đào ta ̣o

- Quản lý và cải tiến công tác tiếp nhận hồ sơ đơn giản, nhanh và chính xác - Xây dựng chế đô ̣ ưu đãi về ho ̣c phí đối với những nghề khó tuyển sinh.

c. Tổ chức thực hiện

Hạn chế những thiếu sót, trong quá trình tuyển sinh và đào tạo của nhà trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Vì vậy, cần đổi mới một số nội dung tuyển chọn học sinh:

- Thông tin quảng cáo trên các hệ thống thông tin đại chúng như Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, gửi các tờ rơi và thông báo đến UBND các xã, để nhân dân nắm đầy đủ hơn về cơ cấu, nghề nhà trường đang đào tạo, cử cán bộ chuyên trách tuyển sinh đến các trường THPT, trung tâm hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên để tư vấn tuyển sinh.

- Liên kết tạo đầu mối với các trung tâm Giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp cùng tuyển chọn, đào tạo những nghề nhà trường có thế mạnh.

- Cải tiến cách tiếp nhận hồ sơ học sinh theo hướng chuyên môn hoá, có thể chuyển hồ sơ qua đường bưu điện, mail… đảm bảo tính chính xác và đúng quy chế tuyển sinh.

- Kiểm tra đánh giá: Nhà trường cần chỉ đạo kịp thời và thường xuyên để công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt.

65 - Khi học sinh trúng tuyển cần:

+ Làm bài test kiểm tra học sinh đã lựa chọn đúng nghề đăng ký học chưa? Đồng thời kiểm tra được trình độ đầu vào của các em làm cơ sở phân lớp và có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Tạo động lực say mê học tập cho học sinh. Nếu học sinh lựa chọn nghề chưa phù hợp cần tư vấn và định hướng lại cho các em nhằm giảm tải việc học sinh bỏ học giữa chừng vì lý do chọn nhầm nghề.

+ Công khai minh bạch chính sách thưởng phạt cho học sinh biết ngay khi mới nhập học tạo động lực cho các em phấn đấu ngay từ đầu.

+ Giáo dục ý thức, phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị nhằm hạn chế việc học sinh có những suy nghĩ, định hướng lệch lạc, giáo dục cho các em hiểu và thích nghi với văn hóa của nhà trường.

d. Điều kiện để thực hiện

Coi công tác tuyển sinh là khâu quan trọng hàng đầu trong việc duy trì sự phát triển của nhà trường, nó gắn liền với định hướng, số lượng, chất lượng và quy mô đào tạo của nhà trường:

- Lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ có hiểu biết, có kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh với tiêu chí: Nhiệt tình và trách nhiệm cao.

- Đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ chi phí trong công tác tuyển sinh. - Có chế độ khuyến khích cho người làm công tác tuyển sinh hiệu quả.

3.3.1.2. Nâng cao công tác quản lý cán bộ và giáo viên

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được xác định là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội. Đòi hỏi phải tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên một cách toàn diện đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường nói riêng.

* Cán bộ quản lý a. Mục tiêu

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng và mạnh về chất lượng - Quản lý chất lượng đào tạo đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước - Đưa nhà trường trở thành trường đẳng cấp khu vực xứng tầm quốc tế.

66

b. Nội dung

Qua kết quả đánh giá thực trạng cán bộ quản lý ở chương 2 tác giả nhận thấy: năng lực quản lý, khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm của cán bộ quản lý còn hạn chế. Vì vậy, tác giả đưa ra giải pháp cụ thể như sau:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý phải là người có đủ phẩm chất và năng lực của một nhà giáo, làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao, có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, có lý luận và thực tiễn về chuyên môn, kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm, có năng lực tổ chức quản lý điều hành, cảm hóa và thuyết phục quần chúng.

- Tuyển chọn cán bộ quản lý phải có tố chất quản lý, khả năng định hướng về mọi hoạt động chung của nhà trường cũng như hoạt động riêng của công tác đào tạo nghề

- Khả năng ngoại ngữ và tin học phải đạt từ trình độ B trở lên đáp ứng yêu cầu công việc và ngoại giao.

- Kỹ năng mềm: Cần biết đón nhận, sàng lọc và phát huy những cái phù hợp với mình và văn hóa của nhà trường.

c. Tổ chức thực hiện

Lựa chọn cán bộ quản lý phải có tâm và có tầm để định hướng cho sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai.

- Có kế hoạch định kỳ mở những lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý tham gia học tập.

- Mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm cho cán bộ quản lý tham gia và yêu cầu phải đạt trình độ theo quy định của nhà trường. - Lập kế hoạch đưa cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, nghiên cứu nhằm tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, khoa học quản lý tiên tiến trên thế giới về áp dụng, cải tiến công tác quản lý chuơng trình đào tạo hệ CĐN một cách khoa học và hiệu quả hơn phù hợp trong xu thế hội nhập.

d. Điều kiện thực hiện

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo nhà trường - Ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân

67

* Giáo viên a. Mục tiêu

Nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng theo thông tư: số 02/2002/TT- BLĐTBXH ngày 04/01/2000; số 630/QĐ- TTg về Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề từ năm 2011- 2020 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 29/05/2013 và số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 09 năm 2010.

- Đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học và nhu cầu xã hội - Là người trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

b. Nội dung

- Tuyển đủ giáo viên cho các nghề còn thiếu đáp ứng hoạt động giảng dạy và định hướng phát triển của nhà trường

- Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn (66,3%), khả năng ngoại ngữ (50,2%), tin học (61,1%) và nghiệp vụ sư phạm (57,5%). Tác giả đề xuất biện pháp bồi dưỡng giáo viên về những mặt hạn chế cụ thể như sau:

+ Nâng cao trình độ chuyên môn + Nâng cao kỹ năng nghề

+ Nâng cao nghiệp vụ sư phạm + Bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ

c. Tổ chức thực hiện - Tuyển dụng giáo viên

Căn cứ vào quy mô đào tạo và định hướng phát triển của nhà trường để xây dựng kế hoạch tuyển dụng bằng cách thi tuyển, lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu và vị trí cần tuyển.

- Bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên:

Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải được nhà trường quan tâm sát sao trong suốt quá trình đào tạo và phát triển của nhà trường. Cần có chính sách khích lệ động viên mỗi giáo viên tự tý thức bồi dưỡng hoàn thiện chính mình. Căn cứ vào trình độ chuyên môn, lứa tuổi, giới tính và yêu cầu công việc để xác định nội dung cần bồi dưỡng cho từng giáo viên.

68

Xác định mục tiêu bồi dưỡng cụ thể cho từng đối tượng giáo viên giúp nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng là điều tất yếu để hoàn thiện mình hơn nhằm đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của nhà trường

Hình thức bồi dưỡng: phù hợp với tuổi đời, giới tính, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu… để đảm bảo việc bồi dưỡng mang lại kết quả tốt cho cá nhân và tập thể.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn

Chuyên môn là tiêu chí không thể thiếu đối với mỗi giáo viên. Giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành những thế hệ học trò giỏi. Nhà sư phạm nổi tiếng người Đức đã từng nói: “Người ta chỉ học thực sự khi có lòng yêu nghề và yêu thầy. Phải làm cho học sinh tìm được niềm vui trong học tập. Không có chuyện người ta phải biết mà chỉ có thể là người ta muốn biết”. Điều này cũng có thể hiểu rằng ngoài năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức người thầy cần có một vốn kiến thức nhất định về chuyên môn để học trò đặt niềm tin và đam mê học tập. Người Thầy phải là chìa khóa vàng mở ra kho tàng tri thức cho học trò khám phá và nghiên cứu.

Nhà trường cần phải có lộ trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cụ thể cho giáo viên có độ tuổi từ 48 trở lên (chiếm khoảng 20% tổng số giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN). Giáo viên có độ tuổi này vững về kỹ năng và thao tác nghề nghiệp nhưng lại hạn chế về việc cập nhật kiến thức mới và ngại thay đổi thói quen. Điều này đồng nghĩa với trình độ ngoại ngữ, tin học và đổi mới phương pháp giảng dạy cũng hạn chế. Vì vậy, nhà trường cần có chính sách động viên và khích lệ để đối tượng giáo viên này nhận thấy việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường rất cần sự đóng góp nỗ lực của họ.

Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề và định kỳ (cố gắng mời chuyên gia trong hoặc ngoài nước tham gia để giáo viên có cơ hội học hỏi, giao lưu lẫn nhau) đó cũng là động lực để giáo viên tự thấy mình cần phải bồi dưỡng về lĩnh vực còn hạn chế.

Khoa, trung tâm và bộ môn thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo lịch cụ thể để giáo viên có cơ hội trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Khuyến khích giáo viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ trong và ngoài nước như Thạc sỹ, Tiến sỹ để kiện toàn chất lượng đội ngũ giáo viên

69

theo thông tư số 02/2002/TT- BLĐTBXH ngày 04/01/2000.

+ Nâng cao kỹ năng nghề

Trong đào tạo nghề, trình độ tay nghề của người giáo viên rất quan trọng. Để học sinh hình thành được kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi người giáo viên phải có tay nghề cao bậc 5/7; bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia. Vì vậy, nhà trường cần:

Định kỳ tổ chức thi nâng bậc và thi tay nghề cho giáo viên là sơ sở lựa chọn nội dung bồi dưỡng cụ thể cho giáo viên. Cần trú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên trẻ. Phần lớn đối tượng giáo viên trẻ được nhà trường tuyển dụng tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật: Có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết nhưng hạn chế về kỹ năng thực hành và nghiệp vụ sư phạm.

Kết hợp với doanh nghiệp tổ chức cho giáo viên tham quan hoặc hướng dẫn học sinh để giáo viên có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp. Từ đó giáo viên biết lĩnh vực mình còn hạn chế và tự có kế hoạh bồi dưỡng cho bản thân. Hơn nữa họ mang kiến thức được tiếp cận từ doanh nghiệp về trao đổi với đồng nghiệp trong những buổi sinh hoạt chuyên môn rất bổ ích.

Cần khuyến khích giáo viên nhận hàng từ các cơ sở sản xuất về cho học sinh thực tập để cùng trải nghiệm thực tế nâng cao năng lực sản xuất. Điều này mang lại kết quả tốt cho cả thầy và trò.

Nhà trường có kế hoạch lựa chọn giáo viên đưa đi bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề ở các nước phát triển về lĩnh vực đào tạo nghề như: Nhật Bản; Đức …học hỏi và tiếp cận công nghệ khoa học tiên tiến để nhà trường bắt kịp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế.

+ Nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm

Khả năng sư phạm là cầu nối trung gian đưa những tri thức từ người Thầy đến người học. Giáo viên có nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ giúp học trò lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn. Phần lớn giáo viên dạy nghề của nhà trường còn hạn chế về nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm sát sao hơn đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng phương pháp giảng dạy. Với đặc thù đào tạo nghề, phương pháp dạy học phải trực quan và rễ hiểu để học trò làm theo thao tác của thầy tạo ra một sản phẩm theo mẫu.

70

Nhà trường triển khai kế hoạch hội giảng, các chương trình hội thảo về

phương pháp đào tạo tích cực, yêu cầu giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung và đối tượng học để nâng cao chất lượng bài giảng.

+ Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ

Về ngoại ngữ: Trong xu thế hội nhập, các dự án đầu tư của Chính phủ các nước hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo nghề có xu hướng gia tăng. Vì vậy, tham gia vào các dự án yêu cầu giáo viên phải giao tiếp và đọc dịch được tài liệu. Hơn nữa trong lĩnh vực đào tạo nghề muốn cập nhật kiến thức mới từ các nước phát triển yêu cầu giáo viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định tương đương với trình độ B.

Có chính sách khích lệ giáo viên tự học nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc cũng như xu thế hội nhập.

Mở các lớp bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho giáo viên tham gia và yêu cầu phải đạt được chuẩn theo quy định. Nếu giáo viên không đạt sẽ bị hạ bậc lương tạo áp lực phải học.

Về tin học: Qua điều tra ở chương 2, trình độ tin học của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)