0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thực trạng công tác quản lýchất lượng đầu vào của hệ cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 40 -40 )

2.2.1.1. Thực trạng công tác quản lý tuyển sinh

Nhà trường xác định tuyển sinh là khâu đầu tiên quyết định sự “tồn tại” của nhà trường. Vì vậy, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đồng lòng, tự ý thức được công tác tuyển sinh là trách nhiệm chung của mỗi người. Cụ thể, các cấp Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư đúng mực trong công tác quảng bá, tổ chức tuyển sinh để đảm bảo quy chế tuyển chọn học sinh đạt chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng. Nhờ sự định hướng, chỉ đạo sát sao và sức mạnh của tập thể, nhà trường đã tuyển sinh hệ CĐN đạt ~ 1308 học sinh/ năm. Hiện nay, quy mô đào tạo hệ CĐN của nhà trường: ~ 3925 học sinh/ năm. Kết quả tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Số liệu tuyển sinh hệ CĐN từ năm 2011 - 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số học sinh Học sinh (hs) Lớp Học sinh (hs) Lớp Học sinh (hs) Lớp 1100 17

1300

19 1525 22 Tổng 3925 học sinh

(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2013 )

Biểu đồ 2.1: Số liệu tuyển sinh hệ CĐN từ năm 2011 - 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

33

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy quy mô đào tạo hệ CĐN của nhà trường bình quân tăng từ 15% đến 17 % mỗi năm và tăng nhiều vào năm học 2013 - 2014.

* Nhận xét: Những ưu điểm và hạn chế tác động đến chất lượng công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường.

+ Ƣu điểm:

- Có quyết định số 630/QĐ - TTg ngày 29/05/2012 về chiến lược phát triển dạy nghề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên tâm lý người dân đã thay đổi theo hướng tích cực trong định hướng nghề nghiệp và có tác động nhất định đến việc lựa chọn trường, nghề phù hợp cho con em họ.

- Thế mạnh của nhà trường có bề dày lịch sử đào tạo nghề với truyền thống 115 năm, đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước. Vì vậy, ngày 18/10/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 4827/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ cho trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo liên thông từ Cao đẳng nghề lên Đại học, hình thức chính quy và vừa làm vừa học. Đó là dấu hiệu tốt trong công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường.

- Nhà trường được nhiều cơ quan chính phủ nước ngoài tín nhiệm và hợp tác liên kết đào tạo như: Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh,…

- Chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường được khẳng định qua số lượt học sinh tham gia thi học sinh giỏi kỹ năng nghề các cấp: đặc biệt trong cuộc thi kỹ năng nghề các nước ASEAN: Có 04 học sinh đạt huy chương vàng, 04 học sinh đạt huy chương đồng và 02 học sinh đạt chứng chỉ nghề xuất sắc tại cuộc thi tay nghề giỏi quốc tế.

- Nhà trường đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, được tổ chức BV Certification cấp chứng nhận và thực hiện kiểm định chất lượng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Đó là những thuận lợi tác động đến chất lượng công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường hiện nay và trong tương lai.

+ Hạn chế: Bên cạnh những thuận lợi đó, vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng kết quả tuyển sinh hệ CĐN như sau:

34

lực của Việt Nam đi lao động nuớc ngoài cũng bị hạn chế.

- Do hình thức tuyển sinh chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng nên chất lượng tuyển sinh chưa được chú trọng, hơn nữa quy chế tuyển sinh hệ CĐN là xét hồ sơ nên chất lượng đầu vào còn hạn chế. Chủ yếu học sinh có học lực trung bình (chiếm khoảng 90%).

- Công tác tuyển sinh còn quá nặng về số lượng, mục đích tuyển sinh là tuyển đủ chỉ tiêu, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tuyển sinh.

Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường.

2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý cán bộ và giáo viên

Hiện nay, cán bộ quản lý và giáo viên tham gia quản lý đào tạo hệ CĐN của nhà trường là 219 người. Trong đó: Cán bộ quản lý: 35 người và giáo viên: 184 người.

* Cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiê ̣n công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trườ ng đa ̣t hiê ̣u quả cao . Bởi cán bộ quản lý là những người trực tiếp q uản lý, điều hành và thực thi mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới việc xét chọn cũng như bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu công việc cũng như định hướng phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hệ CĐN, tác giả thăm dò 150 giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN của nhà trường đánh giá năng lực cán bộ quản lý và tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

TT Tiêu chí về năng lực cán bộ quản lý trong nhà trƣờng hiện nay. Tổng số phiếu thăm dò Phiếu Tính tỷ lệ % TB Không tốt Trung bình Tốt Rất tốt 1 Năng lực quản lý 150 0 60 87 3 65,5 2 Trình độ chuyên môn 150 0 2 139 9 76,2 3 Trình độ tin học 150 0 62 80 8 66 4 Trình độ ngoại ngữ 150 0 118 32 0 55,3

35

Đánh giá theo thang điểm 4 như sau:

Mức 1: Tương đương 1 điểm: Đánh giá không tốt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Đánh giá trung bình Mức 3: Tương đương 3 điểm: Đánh giá tốt

Mức 4: Tương đương 4 điểm: Đánh giá rất tốt

Biểu đổ 2.2: Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

Qua bảng trên ta thấy đội ngũ cán bộ quản lý hệ CĐN của nhà trường được giáo viên đánh giá tiêu chí chuyên môn là khá tốt (76,2%). Các tiêu chí đánh giá khác còn hạn chế cụ thể: năng lực quản lý (65,5%), trình độ tin học (66%). Đặc biệt thấp nhất là trình độ ngoại ngữ (55,3%). Vì vậy, nhà trường cần phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngay: cụ thể mở lớp bồi dưỡng năng lực quản lý cho cán bộ quản lý, yêu cầu phải đạt chuẩn tiếng Anh và tin học trình độ B trở lên. Đây là điểm yếu của hầu hết cán bộ quản lý trong nhà trường nói chung và hệ CĐN nói riêng. Trong lĩnh vực đào tạo nghề, cán bộ quản lý cần phải được trang bị tốt trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng nhu cầu đọc, dịch tài liệu và chinh phục khoa học công nghệ mới của các nước phát triển về đào tạo nghề như Đức, Pháp, Nhật,... Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực quản lý, ngoại ngữ và tin học là yêu cầu cần và đủ đối với mỗi cán bộ quản lý của nhà trường.

* Công tác quản lý đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường. Có người đã từng nói: Giáo viên là chìa khóa vạn năng giúp học

36

sinh mở ra kho tàng tri thức của nhân loại. Xác định được tầm quan trọng đó, Lãnh đạo nhà trường đã và đang rất chú trọng, quan tâm sát sao đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN của nhà trường là: 184 người và tổng số học sinh là: 3925. Căn cứ theo thông tư số 02/2002/TT- BLĐ-TB&XH ngày 04/01/2002 quy định số học sinh trên 01 giáo viên cụ thể: Đối vối nghề bình thường:18 học sinh/01 giáo viên; đối với nghề nặng nhọc:10 học sinh/01giáo viên Căn cứ thực tế số lượng học sinh/số lượng giáo viên theo quy định trên Trường còn thiếu 13 giáo viên. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch tuyển thêm giáo viên để đảm bảo số học sinh/ giáo viên đạt chuẩn theo thông tư trên.

- Trình độ giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN

Bảng 2.3: Trình độ giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN

Trình độ chuyên môn Tiến sỹ Thạc

sỹ Đại học Trình độ khác Ghi chú Số lƣợng 12 119 53 0 Tỷ lệ % 6,5 64,7 28,8 0

(Nguồn phòng TCHC – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2013)

Biểu đồ 2.3: Trình độ giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ: 64,7 % . Theo thông tư số: 630/QĐ - TTg về Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề từ năm 2011- 2020 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 29/05/2013 yêu cầu

37

100% giáo viên dạy nghề phải đạt chuẩn vào năm 2014. Với định hướng phát triển của nhà trường và xu thế hội nhập, nhà trường đã có chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên đi vào chiều sâu từ năm 2012.

- Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước ta, đòi hỏi một giáo viên không chỉ có kiến thức là đủ mà còn phải có một tâm lý sư phạm vững vàng, có phương pháp quản lý và đào tạo đúng đắn, nắm bắt phương pháp giảng dạy các bộ môn một cách khoa học và logic. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên dạy hệ CĐN của nhà trường phần lớn tốt nghiệp từ các trường Đại học thuộc khối kỹ thuật nên khả năng sư phạm còn hạn chế. Vì vậy, nhà trường đã có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 2 cho giáo viên dạy nghề hàng năm. Bên cạnh việc quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ sư phạm, nhà trường cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho giáo viên. Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường mà tỷ lệ giáo viên dạy nghề có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bâc 1 là 98% và bậc 2 là: 87%. (Theo dữ liệu thống kê của phòng Đào tạo - trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội, năm 2013)

- Trình độ ngoại ngữ và tin học

+ Trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ là phương tiện cần và đủ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo các tài liệu nước ngoài. Đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn cầu để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế đòi hỏi giáo viên phải có trình độ ngoại ngữ đạt chứng chỉ B trở lên đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và giao lưu trong xu thế hội nhập.

Qua thống kê dữ liệu từ phòng tổ chức hành chính của nhà trường: giáo viên có chứng chỉ tiếng anh trình độ A: 32,1%; trình độ B: 60,3% và trình độ C: 7,6%. Vậy tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ B là chưa đạt so với thông tư số 30/2010/TT- BLĐ-TB&XH ngày 29/09/2010. Trên cơ sở đó, nhà trường cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên chưa đạt yêu cầu ngay để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy hệ CĐN vào năm 2014 .

+ Trình độ tin học: Không ai có thể phủ nhận được sức mạnh của công nghệ thông tin, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như đời sống xã hội. Tin học là phương tiện đắc lực hỗ trợ công tác giảng dạy cho giáo

38

viên như việc: soạn giáo án điện tử, tìm những mô hình học cụ hay vẽ những mô hình để học sinh dễ quan sát và hiểu bài sâu hơn. Với đặc thù là đào tạo nghề, học sinh phải thực hành tạo ra được sản phẩm thực, học sinh phải đọc bản vẽ trên bảng hoặc trên giấy rất khó tưởng tượng nhưng nhờ có sự hỗ trợ của máy chiếu và kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên tác động cho học sinh đọc bản vẽ dễ hơn và đó là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng bài học. Qua thống kê dữ liệu từ phòng tổ chức hành chính, phần lớn giáo viên chỉ đạt trình độ tin học ở mức độ văn phòng. Khả năng giáo viên sử dụng các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu và giảng dạy còn rất hạn chế như: phần mềm vẽ điện, lập trình CNC, Auto CAD, vẽ kỹ thuật….

Trên đây là những đánh giá và nhận xét thực trạng chủ quan về chất lượng đội ngũ giáo viên. Để đánh giá mức độ chất lượng giáo viên đáp ứng công tác giảng dạy hệ CĐN, tác giả thăm dò 30 cán bộ quản lý, 100 học sinh và tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Thăm dò mức độ hài lòng của cán bộ quản lý và học sinh về chất lượng giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN của nhà trường

TT Các tiêu chí thăm dò chất lƣợng đội ngũ giáo viên

Mức độ hài lòng của cán bộ quản lý và học sinh về chất lƣợng giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN của nhà trƣờng. Cán bộ quản lý (CBQL) Học sinh (HS) Chưa tốt Trung bình Tốt Rất tốt Tỷ lệ % Chưa tốt Trung bình Tốt Rất tốt Tỷ lệ % 1 Kiến thức chuyên môn 0 18 11 01 66 0 52 46 02 63 2 Kỹ năng nghề nghiệp 0 13 16 01 69 0 40 52 08 67 3 Trình độ ngoại ngữ 05 16 9 0 53 09 79 12 0 51 4 Trình độ tin học 01 16 9 01 64 03 42 54 01 63 5 Nghiệp vụ sư phạm 0 12 18 0 58 02 69 29 0 57 6 Tinh thần học tập nâng cao trình độ 0 13 15 02 65 02 42 55 01 64

39

Đánh giá theo thang điểm 4 như sau:

Mức 1: Tương đương 1 điểm: Đánh giá chưa tốt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Đánh giá trung bình Mức 3: Tương đương 3 điểm: Đánh giá tốt

Mức 4: Tương đương 4 điểm: Đánh giá rất tốt

Biểu đồ 2.4: Thăm dò mức độ hài lòng của cán bộ quản lý và học sinh về chất lượng giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN của nhà trường

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy cán bộ quản lý và học sinh đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hệ CĐN còn hạn chế về một số lĩnh vực như: trình độ chuyên môn đạt: 66%, 63% (theo lần lượt đánh giá từ cán bộ quản lý đến học sinh); nghiệp vụ sư phạm: 58%, 57% và đăc biệt trình độ ngoại ngữ chỉ đạt mức: 53%, 51%.

Để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp vào năm 2014 và đảm bảo việc nâng cao chất lượng đào tạo hệ CĐN, nhà trường cần phân tích rõ những ưu điểm và hạn chế sau:

* Ƣu điểm tác động tới chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. - Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến việc phát triển cán bộ quản lý, giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển của nhà trường. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhất định của người học và xu thế phát triển của xã hội.

- Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

CBQL HS

40

- Cán bộ quản lý và giáo viên thường xuyên được nhà trường cử đến doanh nghiệp thăm quan, học hỏi để nâng cao kiến thức thực tế và được đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề… ở trong và ngoài nước nhằm tiếp cận công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nên rất hăng hái và cập nhật công nghệ mới nhanh đáp ứng yêu cầu công việc.

Tóm lại, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đã ý thức được việc nâng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 40 -40 )

×