- Học sinh tốt nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng:
Học sinh phải đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như yêu cầu của nhà sử dụng lao động về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, về ngoại ngữ, tin học, ý thức kỷ luật, hoạt động 5S và kỹ năng mềm.
- Phát triển nghề nghiệp
Học sinh tốt nghiệp hệ CĐN có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Học sinh có đủ kiến thức chuyên môn và năng lực
29
thực hành của một nghề để tiếp thu, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới về lĩnh vực công nghệ nghề được đào tạo. Học sinh có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời. Việc đó giúp học sinh trở thành những kỹ thuật viên lành nghề và là một công dân đầy đủ tư cách, phẩm chất và năng lực có ích cho gia đình, xã hội góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.
Tiểu kết chƣơng 1:
Với kết quả nghiên cứu của chương 1, chúng ta có cái nhìn sơ bộ về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động bằng việc đảm bảo chất lượng từ đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Trên lý thuyết, có 3 cấp độ để quản lý chất lượng đào tạo bao gồm: kiểm tra
chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện TQM. Tuy nhiên,
tác giả chỉ thực hiện ở cấp độ đảm bảo chất lượng. Để quản lý chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, tác giả chọn mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Mode) - SEAMEO để đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN tại trường Đại học Công nghiệpHà Nội.
Cơ sở lý luận và các mô hình nghiên cứu ở Chương 1 là nền tảng để tiếp tục mở rộng nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ở chương tiếp theo.
30
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi University of Industry (viết tắt là HaUI) Trụ sở chính: xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Cơ sở 2: xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Cơ sở 3: phường Lê Hồng Phong, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Điện thoại: 84-04 37655 391 Fax: 84-04 37655 261.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới là Trường công lập trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 2005 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội được thành lập năm 1999 trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Công nghiệp I. Năm 1997, sát nhập 2 trường: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà nội lấy tên là trường Trung học Công nghiệp I.
31
2.1.1. Những thành tựu đạt đƣợc
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có lịch sự phát triển 115 năm (1898), tiền thân từ 2 trường: Trường chuyên nghiệp Hà Nội & Trường chuyên nghiệp Hải Phòng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành của Việt Nam tặng nhiều phần thưởng cao quý.
• Huân chương Hồ Chí Minh;
• Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; • 02 Huân chương độc lập hạng Nhất;
• 01 Huân chương chiến công hạng Nhất; • 01 Huân chương độc lập hạng Ba; • 01 Huân chương chiến công hạng Ba;
• 12 Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; nhiều cờ thưởng và bằng khen của Chính Phủ, các Bộ, Ngành;
• Đảng bộ Nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Các tổ chức Đoàn Thanh niên và Công đoàn luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường
Sứ mạng và mục tiêu chất lượng của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường luôn định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu và triển khai thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tầm nhìn đến năm 2020
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giới.
- Sứ mạng đến năm 2015
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận
32 lợi cho mọi đối tượng.
2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng đào tạo hệ cao đẳng nghề
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu vào của hệ cao đẳng nghề
2.2.1.1. Thực trạng công tác quản lý tuyển sinh
Nhà trường xác định tuyển sinh là khâu đầu tiên quyết định sự “tồn tại” của nhà trường. Vì vậy, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đồng lòng, tự ý thức được công tác tuyển sinh là trách nhiệm chung của mỗi người. Cụ thể, các cấp Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư đúng mực trong công tác quảng bá, tổ chức tuyển sinh để đảm bảo quy chế tuyển chọn học sinh đạt chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng. Nhờ sự định hướng, chỉ đạo sát sao và sức mạnh của tập thể, nhà trường đã tuyển sinh hệ CĐN đạt ~ 1308 học sinh/ năm. Hiện nay, quy mô đào tạo hệ CĐN của nhà trường: ~ 3925 học sinh/ năm. Kết quả tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Số liệu tuyển sinh hệ CĐN từ năm 2011 - 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số học sinh Học sinh (hs) Lớp Học sinh (hs) Lớp Học sinh (hs) Lớp 1100 17 1300 19 1525 22 Tổng 3925 học sinh
(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2013 )
Biểu đồ 2.1: Số liệu tuyển sinh hệ CĐN từ năm 2011 - 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
33
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy quy mô đào tạo hệ CĐN của nhà trường bình quân tăng từ 15% đến 17 % mỗi năm và tăng nhiều vào năm học 2013 - 2014.
* Nhận xét: Những ưu điểm và hạn chế tác động đến chất lượng công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường.
+ Ƣu điểm:
- Có quyết định số 630/QĐ - TTg ngày 29/05/2012 về chiến lược phát triển dạy nghề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên tâm lý người dân đã thay đổi theo hướng tích cực trong định hướng nghề nghiệp và có tác động nhất định đến việc lựa chọn trường, nghề phù hợp cho con em họ.
- Thế mạnh của nhà trường có bề dày lịch sử đào tạo nghề với truyền thống 115 năm, đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước. Vì vậy, ngày 18/10/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 4827/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ cho trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo liên thông từ Cao đẳng nghề lên Đại học, hình thức chính quy và vừa làm vừa học. Đó là dấu hiệu tốt trong công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường.
- Nhà trường được nhiều cơ quan chính phủ nước ngoài tín nhiệm và hợp tác liên kết đào tạo như: Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh,…
- Chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường được khẳng định qua số lượt học sinh tham gia thi học sinh giỏi kỹ năng nghề các cấp: đặc biệt trong cuộc thi kỹ năng nghề các nước ASEAN: Có 04 học sinh đạt huy chương vàng, 04 học sinh đạt huy chương đồng và 02 học sinh đạt chứng chỉ nghề xuất sắc tại cuộc thi tay nghề giỏi quốc tế.
- Nhà trường đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, được tổ chức BV Certification cấp chứng nhận và thực hiện kiểm định chất lượng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Đó là những thuận lợi tác động đến chất lượng công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường hiện nay và trong tương lai.
+ Hạn chế: Bên cạnh những thuận lợi đó, vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng kết quả tuyển sinh hệ CĐN như sau:
34
lực của Việt Nam đi lao động nuớc ngoài cũng bị hạn chế.
- Do hình thức tuyển sinh chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng nên chất lượng tuyển sinh chưa được chú trọng, hơn nữa quy chế tuyển sinh hệ CĐN là xét hồ sơ nên chất lượng đầu vào còn hạn chế. Chủ yếu học sinh có học lực trung bình (chiếm khoảng 90%).
- Công tác tuyển sinh còn quá nặng về số lượng, mục đích tuyển sinh là tuyển đủ chỉ tiêu, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tuyển sinh.
Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường.
2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý cán bộ và giáo viên
Hiện nay, cán bộ quản lý và giáo viên tham gia quản lý đào tạo hệ CĐN của nhà trường là 219 người. Trong đó: Cán bộ quản lý: 35 người và giáo viên: 184 người.
* Cán bộ quản lý:
Cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiê ̣n công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trườ ng đa ̣t hiê ̣u quả cao . Bởi cán bộ quản lý là những người trực tiếp q uản lý, điều hành và thực thi mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới việc xét chọn cũng như bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu công việc cũng như định hướng phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hệ CĐN, tác giả thăm dò 150 giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN của nhà trường đánh giá năng lực cán bộ quản lý và tổng hợp được kết quả như sau:
Bảng 2.2: Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
TT Tiêu chí về năng lực cán bộ quản lý trong nhà trƣờng hiện nay. Tổng số phiếu thăm dò Phiếu Tính tỷ lệ % TB Không tốt Trung bình Tốt Rất tốt 1 Năng lực quản lý 150 0 60 87 3 65,5 2 Trình độ chuyên môn 150 0 2 139 9 76,2 3 Trình độ tin học 150 0 62 80 8 66 4 Trình độ ngoại ngữ 150 0 118 32 0 55,3
35
Đánh giá theo thang điểm 4 như sau:
Mức 1: Tương đương 1 điểm: Đánh giá không tốt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Đánh giá trung bình Mức 3: Tương đương 3 điểm: Đánh giá tốt
Mức 4: Tương đương 4 điểm: Đánh giá rất tốt
Biểu đổ 2.2: Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
Qua bảng trên ta thấy đội ngũ cán bộ quản lý hệ CĐN của nhà trường được giáo viên đánh giá tiêu chí chuyên môn là khá tốt (76,2%). Các tiêu chí đánh giá khác còn hạn chế cụ thể: năng lực quản lý (65,5%), trình độ tin học (66%). Đặc biệt thấp nhất là trình độ ngoại ngữ (55,3%). Vì vậy, nhà trường cần phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngay: cụ thể mở lớp bồi dưỡng năng lực quản lý cho cán bộ quản lý, yêu cầu phải đạt chuẩn tiếng Anh và tin học trình độ B trở lên. Đây là điểm yếu của hầu hết cán bộ quản lý trong nhà trường nói chung và hệ CĐN nói riêng. Trong lĩnh vực đào tạo nghề, cán bộ quản lý cần phải được trang bị tốt trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng nhu cầu đọc, dịch tài liệu và chinh phục khoa học công nghệ mới của các nước phát triển về đào tạo nghề như Đức, Pháp, Nhật,... Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực quản lý, ngoại ngữ và tin học là yêu cầu cần và đủ đối với mỗi cán bộ quản lý của nhà trường.
* Công tác quản lý đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo hệ CĐN của nhà trường. Có người đã từng nói: Giáo viên là chìa khóa vạn năng giúp học
36
sinh mở ra kho tàng tri thức của nhân loại. Xác định được tầm quan trọng đó, Lãnh đạo nhà trường đã và đang rất chú trọng, quan tâm sát sao đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN của nhà trường là: 184 người và tổng số học sinh là: 3925. Căn cứ theo thông tư số 02/2002/TT- BLĐ-TB&XH ngày 04/01/2002 quy định số học sinh trên 01 giáo viên cụ thể: Đối vối nghề bình thường:18 học sinh/01 giáo viên; đối với nghề nặng nhọc:10 học sinh/01giáo viên Căn cứ thực tế số lượng học sinh/số lượng giáo viên theo quy định trên Trường còn thiếu 13 giáo viên. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch tuyển thêm giáo viên để đảm bảo số học sinh/ giáo viên đạt chuẩn theo thông tư trên.
- Trình độ giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN
Bảng 2.3: Trình độ giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN
Trình độ chuyên môn Tiến sỹ Thạc
sỹ Đại học Trình độ khác Ghi chú Số lƣợng 12 119 53 0 Tỷ lệ % 6,5 64,7 28,8 0
(Nguồn phòng TCHC – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2013)
Biểu đồ 2.3: Trình độ giáo viên tham gia giảng dạy hệ CĐN
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ: 64,7 % . Theo thông tư số: 630/QĐ - TTg về Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề từ năm 2011- 2020 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 29/05/2013 yêu cầu
37
100% giáo viên dạy nghề phải đạt chuẩn vào năm 2014. Với định hướng phát triển của nhà trường và xu thế hội nhập, nhà trường đã có chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên đi vào chiều sâu từ năm 2012.
- Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước ta, đòi hỏi một giáo viên không chỉ có kiến thức là đủ mà còn phải có một tâm lý sư phạm vững vàng, có phương pháp quản lý và đào tạo đúng đắn, nắm bắt phương pháp giảng dạy các bộ môn một cách khoa học và logic. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên dạy hệ CĐN của nhà trường phần lớn tốt nghiệp từ các trường Đại học thuộc khối kỹ thuật nên khả năng sư phạm còn hạn chế. Vì vậy, nhà trường đã có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 2 cho giáo viên dạy nghề hàng năm. Bên cạnh việc quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ sư phạm, nhà trường cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho giáo viên. Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường mà tỷ lệ giáo viên dạy nghề có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bâc 1 là 98% và bậc 2 là: 87%. (Theo dữ liệu thống kê của phòng Đào tạo - trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội, năm 2013)
- Trình độ ngoại ngữ và tin học
+ Trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ là phương tiện cần và đủ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo các tài liệu nước ngoài. Đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn