Một số khuyến nghị để giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 89)

- Thực trạng sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.2.3. Một số khuyến nghị để giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã

ngƣời và tự nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Nền kinh tế nước ta phải nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế thị trường - công nghiệp hiện đại đó là: công nghiệp hóa hiện đại, công nghiệp hóa dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ bậc cao; hội nhập kinh tế quốc tế với tiến trình kinh tế phát triển hiện đại của thế giới. Bởi vì nếu chúng ta giữ nguyên nền kinh tế kế hoạch hoá, hay công nghiệp cổ điển thì sẽ không phát triển được kinh tế, đồng thời, việc khai thác, sử dụng tài nguyên kém hiệu quả, không hợp lý và gây tổn thương đến môi trường, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Vì vậy, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vượt qua nền nông nghiệp chậm phát triển đây là con đường tất yếu của sự phát triển bền vững và của sự khai thác hợp lý và hiệu quả đối với tài nguyên và môi trường, duy trì tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

- Đổi mới công nghệ:

Trình độ phát triển của công nghệ quyết định đến năng suất, hiệu quả kinh tế, đến việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trong tình hình cụ thể ở nước ta, Việt Nam khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên không thể không sử dụng thành tựu của khoa học -

công nghệ tiên tiến.

Hơn 20 năm đổi mới chúng ta đã tạo ra được những cơ sở vững chắc cho lực lượng sản xuất phát triển, giúp cho con người mở rộng quy mô khai thác tự nhiên, thì đồng thời mặt trái của nó là phá hoại môi trường sống của con người cũng rất ghê gớm. Vậy bằng việc tạo ra hàng loạt các ngành công nghệ mới, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao như: công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng mới, công nghệ sạch khép kín, công nghệ nanô, một mặt đã làm giảm bớt nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm sản xuất, mặt khác với công nghệ mới chất thải cũng được giảm nhiều hoặc được xử lý, không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.

- Đổi mới tư duy, nâng cao ý thức con người:

Tư duy là vấn đề đi liền sau vấn đề khoa học. Nếu có sự đổi mới khoa học nhưng tư duy, ý thức con người chưa cao thì việc sử dụng công nghệ cao, mới cũng không được thường xuyên.

Trước một nguy cơ cảnh tỉnh của toàn cầu rằng: Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, phải nhận thức được rằng, phát triển hay không phát triển không còn là vấn đề đáng cần nữa mà cái cần thiết là con người tồn tại bằng cách nào và ra sao? Bởi vậy phải xây dựng một tư duy mới, đổi mới ý thức con người, đó là thay đổi cách ứng xử của con người với tự nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, trong điều kiện thực tế của nước ta. Chúng ta phải khẳng định một chân lý là: con người không phải là chúa tể của tự nhiên, đứng trên tự nhiên, đứng ngoài và độc lập với một chuỗi những chu trình sinh học của tự nhiên mà con người chỉ là một bộ phận trong hệ thống chuỗi đó thôi, vì vậy bổn phận của con người là tạo nên sự hài hoà chứ không đối lập với tự nhiên dù đã đạt ở trình độ phát triển đến đâu.

- Giảm dân số:

thoái về môi trường, đồng thời là vấn đề xuyên suốt mọi lĩnh vực và ở mọi trình độ phát triển.

Nước ta thuộc vào hàng những nước có dân số đông và tốc độ phát triển dân số cao. Vấn đề giải quyết công ăn việc làm, y tế, giáo dục là một nhiệm vụ kinh tế và xã hội khó khăn và cấp bách đối với Việt Nam. Tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp đã dẫn tới hiện tượng di dân tự phát giữa các vùng, vào các thành phố, các khu công nghiệp đã gây áp lực lớn cho công tác quản lý xã hội và quản lý môi trường. Dân số tăng sẽ kìm chế sự phát triển bền vững. Do vậy, Việt Nam cần giảm dân số dưới mức 1,14% tạo điều kiện thuận lợi giữa phát triển kinh tế đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa con người và tự nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kiểm soát dân số đóng một vai trò lớn trong phát triển lâu bền cũng như tạo điều kiện thuận lợi để kết hợp tốt phát triển kinh tế thị trường với đảm bảo tính bền vững của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Vì vậy cùng với việc giảm đói nghèo và tăng cường các điều kiện mọi mặt để hỗ trợ cho việc giảm tỷ lệ tăng dân số còn cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa gia đình, giáo dục kế hoạch hóa gia đình là một việc làm cần thiết đối với nước ta hiện nay.

- Xây dựng đồng bộ chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường

Trong các thập niên trước đây, sự suy thoái môi trường ở Việt Nam là do "đói nghèo" và do chiến tranh kéo dài. Hiện nay, sự suy thoái này còn do một nguyên nhân mới. Do hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Hơn 20 năm nước ta bước vào con đường phát triển kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế thế giới, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì chúng ta lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, về quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Vậy để phát triển kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu, thu hẹp dần khoảng cách về kinh tế giữa nước ta với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế

giới, không còn con đường nào khác, Việt Nam phải duy trì nhịp độ phát triển kinh tế như hiện nay và phải gắn với công tác bảo vệ môi trường.

Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 cùng với việc ban hành mới hoặc điều chỉnh các luật quản lý các thành phần môi trường khác như: Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước đồng thời Việt Nam đã xây dựng và ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật, tạo nên một hệ thống văn bản chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã đề ra mục tiêu, chính sách và phương châm hành động về bảo vệ môi trường trong thời gian tới là thoả mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hóa của các thế hệ hiện tại và tương lai của Việt Nam thông qua việc quản lý một cách khôn khéo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức nhằm đảm bảo cho khả năng sử dụng lâu bền các tài nguyên thiên nhiên được nhất thể hóa và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Vậy để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm động lực phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu mọi mặt cho sự phát triển con người, thắt chặt quan hệ hài hoà giữa con người, đáp ứng nhu cầu mọi mặt cho sự phát triển con người, thắt chặt quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, đảm bảo tốt yếu tố môi trường ở nước ta, thì trong thời gian tới, Nhà nước cần hướng đến một số nội dung sau:

+ Cải tổ quá trình ra quyết định để làm sao cho các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường gắn bó với nhau một cách hợp lý.

+ Chuyển sang quản lý môi trường từ thông qua các mệnh lệnh hành chính sang thông qua các biện pháp kinh tế như:

 Thu lệ phí cao đối với các hoạt động gây ô nhiễm.

 Đánh thuế một số sản phẩm có khả năng gây ảnh hưởng lớn đế môi trường (xăng dầu có chì, máy nhiệt điệ, thuốc trừ sâu, một số hóa chất).

 Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ sạch, đánh thuế thật cao, phạt thật nặng thậm chí bác bỏ quyền kinh doanh, quyền xuất nhập khẩu đối với cơ sở xuất, nhập khẩu những mặt hàng tiềm ẩn gây ô nhiễm và gây ô nhiễm môi trường

 Có chính sách khuyến khích cho những cá nhân và tập thể phát triển những cơ sở sản xuất hàng hóa không đúng tiêu chuẩn chất lượng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Từ những sự phân tích trên đây rõ ràng sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên hay mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là hoàn toàn do con người. Con người có ý thức có kinh nghiệm sáng tạo đến tuyệt vời đứng ở vị trí trung tâm, là nguyên nhân quyết định nhất cho sự phát triển tiềm năng của cả lĩnh vực kinh tế và cả mối quan hệ của con người với tự nhiên. Bởi vậy, ngay từ ngày hôm nay con người hãy ứng xử một cách có ý thức đối với tự nhiên khi còn chưa muộn.

Kết luận chƣơng 2

Sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên nói chung và sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên ở Việt Nam nói riêng là vấn đề hết sức rộng và phức tạp, không chỉ riêng của bất cứ một quốc gia nào mà là của tất cả các quốc gia vì nó liên quan đến vấn đề tồn tại của con người và xã hội loài người, đó là vấn đề môi trường. Đây chính là

kết quả của sự tác động này.

Thực trạng sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên ở nước ta đã cho thấy đằng sau sự phát triển mạnh của nền kinh tế là một loạt các vấn đề nan giải mà chúng ta đang cần phải giải quyết nhanh chóng, thậm chí không thể giải quyết được trong khuôn khổ của một quốc gia mà đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải hợp tác trong cả khu vực và trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)