G. Ph.Hêghen nhà triết học duy tâm khỏch quan cổ điển Đức đưa ra quan niệm: con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của “ý
1.2.2. Về lực lƣợng sản xuất
Trong đời sống xã hội, hoạt động sản xuất là đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người. Lịch sử loài người chứng tỏ rằng, xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có quá trình thường xuyên sản xuất và tái sản xuất xã hội. Trong sự sản xuất toàn bộ đời sống xã hội, sản xuất vật chất giữ vai trò nền tảng.
Sản xuất vật chất là quá trình hoạt động lao động của con người, trong quá trình đó con người sử dụng các phương tiện, công cụ thích hợp để thực hiện việc cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của mình. Để tiến hành sản xuất vật chất, con người vừa phải quan hệ với tự nhiên, vừa phải quan hệ với nhau biểu hiện ở lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Hai mặt này thống nhất biện chứng với nhau tạo thành phương thức
sản xuất nhất định. Mỗi nấc thang lịch sử xã hội hay mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản xuất riêng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng, lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, trong từng phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là nội dung quan trọng nhất, là thước đo trình độ phát triển của xã hội, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại trong lịch sử.
Trong lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố cơ bản: tư liệu sản xuất (gồm công cụ lao động, đối tượng lao động, khoa học) và người lao động với kinh nghiệm, tri thức nghề nghiệp, kỹ năng kỹ xảo. Với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất, con người vận dụng sức lao động của mình nhằm đạt năng xuất lao động xã hội ngày càng cao.
Theo C.Mác, công cụ lao động là yếu tố "động nhất", "cách mạng nhất" trong lực lượng sản xuất, trong đó không thể không kể đến yếu tố khoa học. Khoa học hiện nay nằm len lỏi vào trong tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất, khi khoa học phát triển ở trình độ cao, nó sẽ quyết định sự phát triển của công cụ lao động và cả trình độ của người lao động làm cho công cụ lao động ngày càng hiện đại để tác động, khai thác đối tượng lao động (hay giới tự nhiên) ngày càng theo hướng hiện đại.
Với nền kinh tế tri thức như một số nước công nghiệp phát triển thì yếu tố khoa học như: tin học, điều khiển học, sinh học đã trực tiếp gia nhập vào quá trình sản xuất và dịch vụ của xã hội và như vậy, lực lượng sản xuất không ngừng được bổ sung và đổi mới theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Ngày nay, do yêu cầu của nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất phải được hiện đại hóa. Yêu cầu đặt ra là thay thế dần những trang thiết bị, các dây chuyền sản xuất đã lạc hậu về công suất, công nghệ, nguyên, nhiên liệu để thay bằng trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, liên hoàn, khép kín, sử dụng công cụ, quy trình công nghệ cao, công nghệ sạch, tiết kiệm nguyên liệu, nhiêu liệu, đem lại chất lượng, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của con người, xã hội. Điều này là do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trực tiếp là do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đưa lại.
Bởi vậy, khoa học ngày nay có nhiệm vụ là cung cấp những trang thiết bị hiện đại để khắc phục những hậu quả tiêu cực do quá trình sản xuất đó thải bỏ vào môi trường những chất thải gây ô nhiễm; khoa học cung cấp những phương tiện xử lý rác thải, chất gây độc, gây hại cho con người và sinh vật.
Lực lượng sản xuất, đặc biệt là công cụ lao động đã đạt trình độ cao, đồng thời có sự hướng dẫn bởi khoa học còn giúp cho con người có được những tri thức về môi trường tự nhiên, xã hội, giúp con người có ý thức hơn trong cả quá trình lao động sản xuất và trong đời sống, để có thể chủ động hơn trong sản xuất và khai thác tự nhiên.
Một yếu tố khác khá quan trọng trong lực lượng sản xuất là yếu tố con người với tri thức nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sản xuất. Chính sự thay đổi và hoàn thiện dần của công cụ lao động cũng ngày càng làm tăng kỹ năng, kỹ xảo của con người trong lao động sản xuất và đời sống. Con người đã thích nghi và vận hành tốt những trang thiết bị hiện đại, đồng thời con người cũng càng ngày càng phải tự nâng cao trình độ khoa học, nhận thức có ý thức cao hơn về việc mình đang làm, đảm bảo được tính bền vững trong quan hệ giữa mình với tự nhiên. Vậy, cái cốt lõi của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được biểu hiển ở công cụ lao động, đối tượng lao động, ở người lao động, mà các mức độ khác nhau của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được biểu hiện thông qua sự vận động, biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất.
Như vậy, sự thay đổi của các yếu tố trong lực lượng sản xuất không chỉ tạo ra những bước nhảy vọt trong chính lực lượng sản xuất mà nó còn quyết định các bước chuyển biến mang tính cách mạng trong lịch sử xã hội, làm cho lịch sử xã hội loài người chuyển từ hỡnh thỏi kinh tế xó hội thấp lờn hỡnh thỏi kinh tế xó hội cao hơn .
Những bước phát triển của lịch sử không chỉ thể hiện sự biến đổi dần dần về chất trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên còn nguyên vẹn, đến mâu thuẫn sâu sắc với nó rồi khi nhỡn nhận lại phải xây dựng mối quan hệ hài hòa thật sự giữa con người và tự nhiên.
Buổi bình minh của lịch sử xã hội, trình độ con người thấp kém, chỉ biết dùng sản vật của tự nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên, tác động vào tự nhiên, với mục đích có cái ăn để tồn tại, thì khi đó con người và tự nhiên hòa hợp với nhau trong một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn và khi đó sự hòa hợp giữa trời - đất - người là triết lý sống cao nhất.
Do yêu cầu của sản xuất và nhu cầu của cuộc sống, công cụ lao động đã dần phát triển. Đặc biệt với sự xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại, con người đã bắt đầu chủ động trong quan hệ với tự nhiên, song ở thời kỳ này, với lao động thủ công là chủ yếu thì dường như sự tác động của con người vào tự nhiên chưa có sự thay đổi đáng kể, quan hệ giữa con người và tự nhiên vẫn còn ở trình độ phụ thuộc vào nhau.
Chỉ từ khi cuộc cách mạng công nghệ nổ ra (tức từ khi Savery phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước (1698) với các công cụ lao động bằng máy móc, con người bắt đầu công việc của mình, đó là khai thác tự nhiên theo chiều hướng tăng tốc. Thước đo tốc độ khai thác tự nhiên của con người đó là sự xuất hiện những máy móc công nghiệp hiện đại, có tốc độ khai thác đến tối đa các nguồn lực tự nhiên đến mức độ cạn kiệt nguồn năng lượng, tài nguyên tự nhiên trên trái đất và hậu quả là thủng tầng ôzôn, mưa axit, sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng nhiên, nguyên vật liệu…. đó cũng chính là tự nhiên đang trả thù lại con người.
Hiện nay, với sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh giá bằng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, xuất hiện công nghệ làm sạch, công nghệ xử lý chất thải, máy liên hoàn, máy tự động hóa với mục đích giảm đến
mức tối đa mức độ ô nhiễm môi trường, đảm bảo thực hiện đúng những quy luật của tự nhiên, giữ gìn mối quan hệ vốn có giữa con người và tự nhiên.
Trong sự phát triển của xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn nhấn mạnh đến vai trò quyết định của lực lượng sản xuất, nhưng không tách rời quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất, từ đó đã tạo ra nhiều mối quan hệ khác trong xã hội. Như vậy con người có mối quan hệ "song trùng", vừa có quan hệ với tự nhiên, vừa có quan hệ giữa con người với nhau trong sản xuất. Và chính mối quan hệ này của con người đã làm thay đổi về tính chất, trình độ, tốc độ của mỗi chế độ xã hội. Và chính tính chất, trình độ của xã hội đã quy định tính chất, mục tiêu, cách thức,
phương hướng hoạt động của con người trong quá trình tác động đến tự nhiên. Như vậy quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc cả vào quan hệ giữa con người với con người.
Mục tiêu của sự phát triển là cho con người và vì con người, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất như ngày nay, thì đòi hỏi trong sự phát triển không chỉ của một nước, mà toàn thể nhân loại phải sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, đồng thời nắm chắc quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, cho sự trường tồn của con người và xã hội loài người.