Đặc điểm mối quan hệ giữa con người và tự nhiên ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 58 - 63)

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là cơ sở lý luận hết sức cơ bản giúp cho chúng ta hiểu một cách thấu đáo vai trò quan trọng của mối quan hệ này đối với sự phát triển của lịch sử xã hội. Và quan điểm này của chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ là tấm gương soi

giúp chúng ta hiểu và nhận thức được thực trạng của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên ở Việt Nam hiện nay.

Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á nắng lắm, mưa nhiều, có hệ sinh thái hết sức phong phú, đa dạng gắn với nền văn minh lúa nước tồn tại mấy ngàn năm. Nền văn minh nông nghiệp đã gắn kết con người Việt Nam với thiên nhiên, làm xuất hiện một triết lý sống tuyệt vời "Người là hoa của đất", là "Thiên - Địa - Nhân hợp nhất", đây là triết lý sống cơ bản của người Việt và nó chỉ đạo, chi phối mọi suy nghĩ, hành vi, lối sống và lý tưởng sống của con người Việt Nam. Triết lý này cũng chỉ đạo tư tưởng và ý thức về tự nhiên của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân bên trong hình thành nên tình yêu tự nhiên, yêu thiên nhiên, sự thừa nhận vai trò không thể thiếu được của tự nhiên, của việc coi tự nhiên là một nửa của cuộc sống người Việt. Tự nhiên và con người Việt Nam ta là một, con người sinh ra từ tự nhiên, sống cùng tự nhiên, hòa cùng tự nhiên điều đó được thể hiện rất rõ ở quan niệm: Khi tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh là lúc khí trời đẹp, khi con người đau hết thảy mình mẩy, xương khớp, đó là lúc khí trời u ám, "động trời". Mọi việc làm được - mất, phải - trái, khó khăn - thuận lợi… là do trời phù hộ. "Ý trời" ở đây không phải là một lực lượng thần thánh mà là người Việt Nam đã đề cao tự nhiên, trong đó, những quy luật của tự nhiên cũng tác động đến con người, quy định đến các hoạt động của con người và do vậy đã quy định cái mối quan hệ giữa con người và tự nhiên hết sức bền chặt. Và đây là nét văn hóa đẹp trong đời sống sinh hoạt thường nhật của con người. Nếu như quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận để xem xét mối quan hệ giữa con người và tự nhiên ở Việt Nam thì triết lý "Thiên - Địa - Nhân" hợp nhất là nền tảng căn bản để chúng ta thực hiện bảo vệ, giữ gìn, nuôi dưỡng "cái tự nhiên" để đảm bảo phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay và hẳn nó cũng là cơ sở giúp chúng ta trau dồi về năng lực, ý thức, hành vi trong việc tôn thờ tự nhiên, quý trọng và yêu mến tự

nhiên như chúng ta đã từng tôn thờ: Thần Sấm, thần Núi, thần Sông, thần Biển, thần Nông, thần Thổ công… Việc tôn thờ các thần có ý nghĩa khuyên nhủ con người hành động, đối xử với tự nhiên cho hợp "lẽ trời" và để được ban cho "điều lành", điều may mắn mà thực ra là giữ được sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Ở nước ta sự tôn thờ tự nhiên gắn liền với sự lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Và trong quá trình lợi dụng và khai thác tự nhiên thì triết lý "Thiên - Địa - Nhân hợp nhất" lại nhắc nhở người ta khai thác sử dụng tự nhiên một cách vừa phải, hợp lý, giữ được sự hài hòa giữa "Thiên - Địa và Nhân". Tư tưởng chiến thắng tự nhiên đến mức "nghiêng đồng đổ nước ra sông", "vắt đất ra nước thay trời làm mưa". Song lại không độc lập giữa con người với tự nhiên mà chỉ là lợi dụng nó, điều khiển nó, "bắt" nó phục vụ nhu cầu trong hoạt động lao động sản xuất ở một chừng mực nhất định. Đây thể hiện ý thức, trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường tự nhiên, kể cả trong thời kỳ chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lòng tôn kính và yêu tự nhiên của người Việt cũng là nền tảng cho sự hình thành lý tưởng thẩm mỹ trong cách ăn, ở, đời sống tâm lý của người Việt Nam.

Dù sống nghèo túng hay ở vị trí nào thì người Việt Nam cũng luôn có ý thức tạo ra cho mình một cảnh quan hài hòa, mực thước vừa phải. Đa số người Việt Nam kể từ xưa và nay đều thích sống nơi đồng bằng với những làng quê có cây đa, có giếng nước, có sân đình, có ruộng, vườn, ao, hồ và những lũy tre xanh. Cũng thích sống nơi sơn thủy hữu tình, bình yên, thong thả. Đó là những nơi ngày có gió mát, đêm có trăng thanh, hoặc là nơi đi lại thuận tiện, quây quần ấm cúng không thích cảnh ồn ào lộn xộn, nhịp sống gấp gáp. Những công trình kiến trúc như đền, chùa, miếu mạo bao giờ cũng được toạ lạc nơi núi cao xanh hoặc quần tụ nơi non nước, có sơn có thuỷ, có vườn

cây, có cây đa, cây đề vừa làm cho cảnh quan tôn nghiêm, cao đạo, vừa làm cho người vào đó được thư thái, được nâng đỡ, được thanh thản. Điều này rất phù hợp với bản chất sống của người Việt Nam, phù hợp với truyền thống nâng giữ, trân trọng cái vùng "non xanh nước biếc", các tình người của người Việt Nam đối với cây cỏ, núi sông hết sức bao la, thân thiết, choán hết cả tình yêu của con người. Ấy là triết lý Thiên - Địa - Nhân thể hiện quan hệ tốt đẹp giữa con người Việt Nam với tự nhiên.

Đằng sau cái triết lý trên, ở Việt Nam đặc biệt đồng bằng bắc bộ Việt Nam còn có một luật tục của đồng bào các dân tộc đó là hương ước.

Hương ước là bản ghi chép những điều liên quan đến tổ chức xã hội và đời sống xã hội, nó tồn tại song song với luật pháp của Nhà nước, nó chính là lệ làng. Có rất nhiều luật tục và ở đây chúng tôi bàn đến luật tục về việc tôn trọng tự nhiên, đây là tục hết sức quan trọng, được hình thành dày lên trong lịch sử, trong đó ghi rất rõ những điều được và không được làm, cũng là sự thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa con người và tự nhiên ở Việt Nam. Luật tục nào, điều đầu tiên cũng bàn đến việc duy tu đê điều, nạo vét dòng chảy, cấm bỏ ruộng hoang, cấm chặt cây rừng.

Làng Tam Sơn (Bắc Giang) có 3 ngọn núi, trên núi thờ Sơn Thần, luật tục tàng cấm không ai được đào đất mang về, mà chỉ được phép lấy cho vào bát hương thờ cúng. Hàng năm phải đi đắp những chỗ núi bị lở, gia đình nào chôn cất người chết trên núi khi đào lên phải đắp lại như cũ, hoặc như luật tục về "Lễ ra làng", quy định mỗi con trai của làng phải trồng một cây ven đường làng hoặc đến 18 tuổi phải nộp một số gạch nhất định để lát đường làng.

Có làng đưa ra lệ tục: Cấm không được chặt cây, đốt rừng vào mùa khô, không tát cạn đầm, hồ để bắt cá, thậm chí đặt tên một số rừng mượn yếu tố tâm linh: Rừng Cấm, rừng Ma, rừng Thiêng, Long mạch, Lá phổi, Cuống hoang của làng, nếu ai làm trái sẽ gặp rủi ro như: chết oan, chết bất đắc kỳ tử, ốm đau, học hành không được.

là lễ hội. Ngay trong từng phần của lễ hội đã nói lên rất nhiều khía cạnh để tỏ rõ sự tôn trọng của con người trước tự nhiên như: lễ hội đền Sóc, có lễ rước tre đằng ngà, và người dân đi lễ thường mang theo mầm tre để trồng xung quanh đền thờ và quanh những ngọn đồi.

Những khu rừng đầu nguồn thường có các đền miếu, do vậy luật tục đề ra không được chặt phá rừng đầu nguồn nếu cố tình vi phạm sẽ linh nghiệm hoặc là tập quán cấm sát sinh muông thú thời kỳ muông thú đang mang thai, tục thả cá, thả chim hay mỗi đứa trẻ chào đời người ta lại trồng một cây con.

Ở miền Nam, luật tục của một số vùng như: Bình Thuận, Khánh Hòa cấm không được làm nhà trên đỉnh núi, đỉnh đồi, không được phát rẫy, làm nương vì có Thần Đội, có bà Thần Tảng, có ông Thần Xứ. Cây to mọc ở đỉnh núi, hay cây đa, cây si, cây sung không được lấy đem về làm nhà. Không được tự ý du canh du cư thần đất mới sẽ không cho ở.

Tất cả những luật tục này đã tạo nên một triết lý cuộc sống, một giá trị đạo đức của cách ứng xử giữa con người và tự nhiên và đã trở thành thói quen, thành phương châm sống của người Việt Nam, đó là tôn trọng, sùng bái tự nhiên.

Song, xét về phương diện kinh tế, đất nước ta là một nước lạc hậu, mới bước vào thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường, nên ý thức về việc sử dụng, khai thác tự nhiên còn hết sức hạn chế. Chúng ta cũng mới hòa nhập thế giới, nhiều công ước thế giới đặt ra trong quan hệ hợp tác với nước ta, nhiều người dân còn không biết hoặc không hiểu, đặc biệt là luật môi trường chưa trở thành ý thức thường trực ở mỗi người. Các doanh nghiệp, xí nghiệp do trình độ pháp luật về môi trường chưa cao nên đã vi phạm trong các hoạt động kinh tế, sản xuất công nghiệp, y tế, dịch vụ ở khía cạnh môi trường. Và đây là nguyên nhân dẫn đến lối sống buông thả, tự phát, tự do của con người trước tự nhiên, những hoạt động nông, công, lâm, ngư nghiệp thể hiện một trình độ hiểu biết về tự nhiên rất

hạn chế đã làm cho các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên bị chia tách dần. Nền kinh tế thị trường với mặt trái của nó đang dẫn con người đến với lợi ích, lợi nhuận, đến sự tranh giành nhau về thị trường tài nguyên, để vơ vét, để khai thác bằng hết.

Trong quá trình sản xuất, mặc dù đã được trang bị kiến thức về sản xuất kinh doanh, về luật kinh doanh, về vùng kinh doanh, song do bị ảnh hưởng bởi tư duy của người sản xuất nhỏ, do cách sống tự do, trình độ hiểu biết không mang tính chiến lược nên người Việt Nam đang dần làm mất đi sự thân thiện giữa con người và tự nhiên.

Là nước phát triển sau nhiều nước, Việt Nam có điều kiện để tránh và khắc phục những sai lầm đã và đang mắc phải để tạo lại mối quan hệ "tốt đẹp" với tự nhiên. Chúng ta vẫn phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải phát triển lực lượng sản xuất, đưa đất nước ta cơ bản là nước công nghiệp, tiến cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, phát triển kinh tế như thế nào mà vẫn giữ được tính tái sinh, tính nguyên vẹn, tính bền vững của tự nhiên, để tự nhiên và con người có mối quan hệ tương tác, "máu thịt" của nhau. Điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức của con người Việt Nam, thứ đến là sự quản lý của Nhà nước ta, và chính sách, đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)