Tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 47)

2.1.2. Hai hƣớng tác động của nền kinh tế thị trƣờng đối với mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên

- Tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên con người và tự nhiên

Vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên cùng nền kinh tế thị trường là những vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau, quy định lẫn nhau. Lịch sử phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới đã chứng minh ngày càng rõ: để nền kinh tế thị trường phát huy sức mạnh của nó thì không thể thiếu được sự tham gia của giới tự nhiên.

Sự tác động của nền kinh tế thị trường đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là sự tác động lên mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà

trước hết là thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mà lực lượng sản xuất lại thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cho nên kinh tế thị trường là địa bàn rất thuận lợi để mỗi yếu tố trong lực lượng sản xuất có điều kiện phát triển.

Nền kinh tế thị trường thôi thúc người lao động phát huy cao độ năng lực trí tuệ và sức lao động cơ bắp trong hoạt động sản xuất.

Nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy công cụ lao động phát triển được thể hiện qua các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ. Ngày nay kỹ thuật máy móc đã tạo ra cho nền sản xuất xã hội một phương tiện mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất của lao động mà vượt khỏi những giới hạn tự nhiên của con người thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đây cũng chính là cơ sở làm thay đổi sâu sắc và cơ bản mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Giữa con người và tự nhiên có một lực lượng sản xuất đồ sộ bởi khi công cụ lao động càng hoàn thiện, hiện đại, con người sẽ vật chất hóa năng lực thực tiễn của mình trong sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, và khi đó thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở ra, con người tiến đến thời kỳ khai thác tự nhiên quy mô hơn theo chiều sâu của thế giới tự nhiên và như vậy con người sẽ nắm bắt, hiểu được các quy luật của tự nhiên.

Nền kinh tế thị trường phát triển cũng thúc đẩy các quy luật của kinh tế thị trường. Ở thời kỳ văn minh nông nghiệp thì sản xuất kinh tế được gọi là vì sinh tồn, nhân văn sinh tồn, còn ở thời kỳ văn minh công nghiệp, hoạt động kinh tế nhằm vào việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Vậy, ở thời kỳ này, quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thặng dư, sức sản xuất có một sự bành trướng không giới hạn và nó tác động mạnh mẽ đến việc khai thác tài nguyên và đến quan hệ giữa con người và tự nhiên.

nền văn minh. Nếu như nền văn minh nông nghiệp con người dùng hệ sinh thái và quy luật sinh học để sản xuất ra các giá trị sử dụng chủ yếu để duy trì cuộc sống của mình thì nền văn minh công nghiệp với công cụ lao động hiện đại và công nghệ chế biến các nguồn vật chất tự nhiên thành hàng hóa để phát huy cao độ quy luật giá trị thặng dư. Đây vừa là sự khác nhau của hai nền văn minh vừa thể hiện trình độ cao của nền văn minh công nghiệp trong quan hệ giữa con người và tự nhiên. Hiện nay, với trình độ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ đã cung cấp đầy đủ những nhu cầu thiết yếu cho con người, trong sản xuất và tiêu dùng: sắt, thép, điện, dầu khí, máy móc, quần áo, đồ dùng không những đủ mà con người còn được tự do lựa chọn, sử dụng sản phẩm.

Nền kinh tế thị trường cùng sự nghiệp công nghiệp hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa đã giúp con người tăng cường sử dụng năng lượng, nguyên liệu và sản phẩm được sản xuất dựa trên tiêu phí nhiều vật liệu và năng lượng. Có thể thấy, tốc độ sản xuất công nghiệp đã chứng tỏ kinh tế thị trường chính là bộ máy công nghiệp chế biến tài nguyên (mà gốc của nó là nguyên liệu thô từ tự nhiên) nên bản chất của nền kinh tế thị trường còn được xem là nền kinh tế tài nguyên.

Nền kinh tế thị trường với nội dung là công nghiệp hóa nền kinh tế đã làm cho quá trình đô thị hoá phát triển mạnh, hình thành nên những trung tâm dân cư rộng lớn, nhà cửa, công ty, nhà máy, xí nghiệp rộng khắp. Sự phát triển rõ rệt từ chính trị, xã hội, khoa học, văn hóa, nghệ thuật đến đời sống tinh thần, thẩm mỹ của con người cũng dần hoàn thiện. Một lối sống văn minh hiện đại đang mở ra đối lập với những kiểu văn minh trước đây.

Rõ ràng, mục tiêu của con người là phát triển tối đa lực lượng sản xuất nhằm không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của xã hội và quá trình nâng cao cuộc sống của loài người đã văn hóa hóa tự nhiên không chỉ ở các sản

phẩm vật chất mà còn ở cả các giá trị tinh thần trong đó quan trọng là cách thức và phương thức sống có chất người với trình độ ngày càng cao. Thiên nhiên trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã được nhân hóa, nâng cao cùng chiều với tiến bộ xã hội, vì nó nằm trong sự kết hợp hài hòa giữa tự nhiên và con người.

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 47)