Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 55 - 58)

nghĩa ở Việt Nam

Thứ nhất, về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường là phát triển lực

lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý, phân phối. Ở nước ta mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Ở nước ta, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai, nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó, hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh. Các thành phần kinh tế đó là: thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế tiểu chủ, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phát triển kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta.

Mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới- xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy kinh tế Nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồng thời Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế vĩ mô nền kinh tế xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực

hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó.

Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng quan hệ phân phối, các hình thức thu nhập là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau: phân phối theo lao động, phân phối theo hiệu quả, phân phối theo vốn hay tài sản đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối thông qua phúc lợi tập thể, xã hội. Trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.

Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động.

Thứ tư, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng

là nền kinh tế mở, hội nhập.

Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự phát triển mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút vốn, kinh tế công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa và hình thức đối ngoại, với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.

Do vậy, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển của văn hóa, giáo dục. Trong mỗi bước phát triển phải kết hợp từng bước phát triển với từng bước xây dựng nền văn hóa mới đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu văn hóa nhân loại. Về giáo dục, phải nâng cao dân trí, đào

tạo cán bộ có chuyên môn

Thứ năm, sự phát triển của kinh tế thị trường phân hóa xã hội thành hai

cực đối lập: giàu - nghèo (ở các nước tư bản 80% người nghèo chiếm 20% tài sản quốc dân, 20% người giàu chiếm 80% tài sản quốc dân). Nhà nước tư sản có chính sách xã hội để trợ cấp cho người thất nghiệp, cho người già cô đơn, cho những người tàn tật nhằm xoa dịu những mâu thuẫn xã hội. Ở Việt Nam, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự công bằng xã hội trong mỗi bước phát triển, trong đó tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện, còn thực hiện công bằng xã hội là mục đích, trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế. Để thực hiện công bằng xã hội phải phân phối một cách đúng đắn, giải phóng lao động thoát khỏi cảnh áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Xã hội phải tạo điều kiện để người lao động phát huy khả năng lao động của mình, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Thứ sáu, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là

nền kinh tế phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, song sự quản lý này đòi hỏi phải tôn trọng tính khách quan của kinh tế thị trường, phải phát huy tính tích cực, vai trò to lớn của kinh tế thị trường, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Sự quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn là nhân tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)