Sự phỏt triển của nền kinh tế thị trường đó thể hiện rất rừ những nột đặc trưng riêng của nó.
Một là, có sự lựa chọn khách quan của thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, có ba vấn đề cơ bản do thị trường quyết định. Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? (do giá cả, lợi nhuận mách bảo), sản xuất cho ai? (do thu
nhập quyết định). Nguồn lực của xã hội được luân chuyển, không gian thị trường được mở rộng cho sự lựa chọn. Sự vận động của cung - cầu và cạnh tranh đã làm bộc lộ một cách thực chất sản phẩm gì cần sản xuất, sản xuất bao nhiêu và các nguồn lực của xã hội cần được lựa chọn, cần sử dụng như thế nào để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, hơn nữa nguồn lực của xã hội được lưu chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm đều là hàng hóa hoặc mang tính hàng hóa. Điều này bắt nguồn ngay từ đầu quá trình sản xuất, kinh doanh là sản xuất để bán. Sản phẩm là hàng hóa không chỉ bao gồm sản phẩm hữu hình mà còn là sản phẩm vô hình như: các dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ.
Hai là, cung, cầu hàng hóa trên thị trường quyết định giá cả của hàng
hóa. Hai đại lượng cung, cầu vận động theo quy luật ngược chiều nhau và ấn định mức giá cả người mua và người bán đều chấp nhận được.
Ba là, kinh tế thị trường gắn với tự do, tự chủ trong sản xuất kinh
doanh. Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinh doanh do cung - cầu thị trường tác động và chi phối. Khi có cầu ắt có cung, các chủ thể kinh doanh tiến hành tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận (đây là điểm rất khác biệt với mô hình kinh tế kế hoạch hóa, sản xuất cái gì đều có "kế hoạch" đã định trước). Tuy vậy, hiểu tự do kinh doanh đúng nghĩa là hoạt động kinh doanh những gì mà pháp luật và Nhà nước không cấm.
Bốn là, kinh tế thị trường luôn gắn với cạnh tranh. Đặc trưng cạnh tranh
của kinh tế thị trường do nhiều nhân tố quy định. Tự do kinh doanh mưu cầu, tìm lợi nhuận cao dẫn đến cạnh tranh, muốn chiếm giữ và mở rộng thị phần, muốn giành chiến thắng trên thương trường cũng cần tới cạnh tranh. Cạnh tranh chính là động lực của phát triển và hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, trong quản lý của Nhà nước, cần hạn chế độc quyền, mở rộng
cạnh tranh thực sự bình đẳng.
Năm là, một hệ thống các thị trường đồng bộ, thống nhất, ngày càng
hiện đại. Hệ thống thị trường là khách quan, hệ thống thị trường phải đồng bộ, thông suốt trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới, gồm tất cả các loại thị trường. Thị trường vận động theo xu hướng ngày càng hiện đại, mở rộng quy mô.
Sáu là, kinh tế thị trường là kinh tế mở. Nhờ tự do, mở cửa, không gian
thị trường được rộng mở, thị trường là một thể thống nhất thông suốt, hòa nhập thị trường thế giới. Nguồn lực của xã hội được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế. Trong điều kiện của xu hướng toàn cầu hóa, mỗi quốc gia có thể tìm thấy lợi thế của mình trong quan hệ đa phương. Đối với các nước kém và đang phát triển, mở cửa hội nhập là xu hướng tất yếu để có thêm nguồn lực cho sự phát triển: vốn, công nghệ, thị trường, quản lý, mặt khác cũng đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, có cả cơ hội và thách thức. Điều quan trọng là phải có chiến lược đúng, biết chuẩn bị về nội lực để tiếp thu một cách có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài.
Bảy là, kinh tế thị trường gắn liền với sự tồn tại của nhiều thành phần
kinh tế, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh. Kinh tế thị trường bản thân nó là một nền kinh tế xã hội hóa gắn liền với chế độ sở hữu đa dạng, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, nhiều loại quy mô. Sự đa dạng về sở hữu, loại hình quy mô tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất xã hội, nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò định hướng, điều chỉnh nền kinh tế. Kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác làm cho nền kinh tế năng động. Kinh tế hợp tác sẽ là hình thức phổ biến hỗ trợ các hoạt động kinh tế, tăng sức mạnh của các tác nhân kinh tế.
Đó là những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường mà kinh tế tập trung kế hoạch hóa không thể có hoặc chỉ có đôi nét rất mờ nhạt. Quản lý nền kinh tế thị trường cũng như quản lý xó hội, đặc biệt những tác động của nó đối với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên một cách có hiệu quả phải
dựa trên cơ sở nắm chắc những đặc trưng cơ bản trên.
* Mặt tích cực của nền kinh tế thị trường
Sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường đó bộc lộ những mặt tớch cực sau:
- Có tính năng động và thích ứng cao do đòi hỏi của thị trường. Ưu thế này bắt nguồn từ tự do kinh doanh, từ sự lựa chọn của thị trường. Ở đâu có cầu ở đó ắt có cung. Vai trò của người tiêu dùng đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng với tính năng động, nhạy cảm của thị trường, ngược lại, sẽ mất cơ hội kiếm lợi nhuận và phát triển.
- Hiệu quả - do cạnh tranh chi phối và mục tiêu lợi nhuận là tối đa, các chủ thể kinh doanh, dịch vụ buộc phải tìm mọi phương sách trong việc đổi mới công nghệ, lựa chọn các đầu vào sao cho tối thiểu hóa chi phí, nhờ vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và thị trường luôn mở rộng giúp nền kinh tế luôn có cơ hội phát triển. Tuy vậy, cơ hội biến thành hiện thực còn tùy thuộc vào năng lực quản lý của Nhà nước, tùy thuộc sự kết hợp giữa bàn tay hữu hình với bàn tay vô hình.
* Mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường
Với đặc trưng cơ bản là dân chủ hóa, tự do cá nhân, coi trọng động lực lợi ích, do đó dễ cường điệu lợi ích cá biệt, phá vỡ những cân đối chung, những cân đối tổng thể của nền kinh tế, coi trọng lợi ích kinh tế dễ bỏ qua những vấn đề xã hội, môi trường. Thị trường là cạnh tranh, sẽ có kẻ thắng người thua, nhưng thị trường không bảo vệ những người chiến bại. Cạnh tranh sớm muộn cũng dẫn đến độc quyền với những tác hại khôn lường; bóp méo sự vận động của cung, cầu, giá cả. Kinh tế thị trường gắn liền với những thử thách về đạo đức, nhõn cỏch, yếu tố văn hóa truyền thống của con người cả trong quan hệ với tự nhiờn
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nói chung sẽ bảo đảm các mục tiêu cơ bản của hệ thống kinh tế là tăng trưởng, hiệu quả và công bằng. Tuy nhiên, do bản chất của nó, nền kinh tế thị trường luôn kèm theo một loại tiêu cực (nhiều người còn gọi là thất bại của kinh tế thị trường hoặc các khả năng phi hiệu quả của kinh tế thị trường) dưới góc độ kinh tế học, các tiêu cực của kinh tế thị trường bao gồm:
- Xu hướng độc quyền trên những thị trường có điều kiện. Xu hướng độc quyền là xu hướng gắn liền với kinh tế thị trường. Độc quyền có thể có những nguyên nhân khác nhau: độc quyền tự nhiên, độc quyền do Nhà nước cho phép hoặc chủ trương. Người ta đã chứng minh rằng, trong mọi trường hợp, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nếu hoạt động theo nguyên tắc thị trường, sẽ chỉ mang lại lợi ích của họ, còn người tiêu dùng và xã hội phải chịu thiệt về lợi ích. Do vậy Nhà nước phải trực tiếp tham gia điều tiết độc quyền. Ngoài ra, để chống tác hại của độc quyền, Nhà nước phải ban hành luật khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền.
- Các hàng hóa, dịch vụ có ngoại ứng, khi sản xuất, cung ứng hoặc tiêu dùng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến xã hội (ví dụ gây ô nhiễm môi trường), gây tác hại cho xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và sinh hoạt chung của dân cư, xã hội.
- Đối với các hàng hóa, dịch vụ công cộng - nhóm hàng hóa, dịch vụ có đặc thù do tính chất đặc biệt của nó mà phải được cung ứng với giá rẻ (thường Nhà nước phải trực tiếp tổ chức cung ứng hoặc trực tiếp đặt hàng cho hàng hóa công cộng). Những hàng hóa, dịch vụ này gây nên tình trạng hoặc là không có ai đặt hàng sản xuất, dịch vụ dẫn đến thiếu thốn hoặc được sử dụng bừa bãi, không hiệu quả.
- Đối với các hàng hóa thiếu thông tin thị trường, cả về phía người cung cấp hoặc phía người tiêu dùng đều dẫn đến tình trạng cung cầu quá cao hoặc quá thấp so với thực tế, làm giảm hiệu quả xã hội.
Ngoài ra, xét trên bình diện xã hội, có thể kể thêm một số tiêu cực sau đây của kinh tế thị trường.
Tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn đầu phát triển.
Do chỉ chạy theo lợi nhuận nên chỉ chú ý đầu tư vào các khu vực, lĩnh vực có thu nhập cao, bỏ qua nhiều mặt hàng, dịch vụ cần thiết khác do lợi nhuận thấp.
Cạnh tranh, phá sản dẫn đến mất cân đối vĩ mô ngắn hạn, gây ra những hậu quả tiêu cực về xã hội như thất nghiệp, lạm phát.
Động cơ lợi nhuận dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như kinh doanh lừa đảo, làm hàng giả, huỷ hoại môi trường, tham nhũng, hối lộ, tệ nạn xã hội.
Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mặt lý luận nền kinh tế thị trường, những đặc trưng, mặt tích cực và tiêu cực của nó có ý nghĩa rất quan trọng để thấy được sự tác động của nó đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với mối quan