Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 50 - 54)

con người và tự nhiên

Không thể phủ nhận về quá trình hình thành và phát triển dựa trên những thành tựu vĩ đại của khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã làm cho loài người bước dài hơn trên con đường chinh phục tự nhiên và trở thành chúa tể cao nhất của phần tự nhiên mà con người có quan hệ.

Nhưng nhìn lại chặng đường vừa qua, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã chứng minh rất rõ ràng, cứ mỗi lần chúng ta đạt được những thắng lợi trong kinh tế thì lại phải trả giá đắt hơn so với cái mà chúng ta đã đạt được, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường (gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Hơn thế nữa, dường như càng bước vào thế kỷ XXI, trình độ của lực lượng sản xuất của nền kinh tế thị trường càng cao hơn, đời sống vật chất của con người tăng lên thì con người lại càng gặp phải những vấn đề về môi trường không thể nào giải quyết được. Cùng với sự phát triển của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, với tốc độ nhanh, các giống loài sinh vật đã và đang bị tuyệt diệt nhiều hơn.

Dù đã rất cố gắng nhưng tỷ lệ tăng dân số trên toàn cầu vẫn chưa hề giảm sút. Dù con người đã là chúa tể của giới tự nhiên trên trái đất, nhưng thiên tai lại như ngày càng nhiều hơn, có quy mô lớn hơn, quyết liệt hơn, liên tục đe dọa cuộc sống con người. Xã hội ngày càng "hiện đại" thì tệ nạn càng nhiều hơn, phức tạp hơn và trở nên khó giải quyết hơn như: dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, chiến tranh, khủng bố, buôn lậu đã trở thành những vấn đề toàn

cầu. Con người ngày càng hiện đại, công nghiệp ngày càng phát triển cao, các loại công cụ, máy móc mà nó tạo ra ngày càng có sức huỷ diệt lớn, và những hậu quả tiêu cực về môi trường sinh thái lại càng tinh vi đa dạng, phức tạp khó tìm ra phương cách chế ngự. Ngày nay, vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, cấp bách, có ý nghĩa quyết định sự sống còn của con người và cả nền văn minh của hành tinh này.

Bất kỳ một ai, thuộc nước nào hiện nay nếu được hỏi vấn đề gì là vấn đề quan trọng nhất của toàn cầu? thì cũng trả lời rằng vấn đề môi trường. Và cũng nếu hỏi vấn đề khó giải quyết nhất hiện nay là gì? thì cũng lại trả lời: vấn đề môi trường. Bởi, thực tế tai họa sóng thần ở Nam Á và động đất ở Iran rồi hiện tượng nóng dần lên của trái đất, hiện tượng triều cường làm nhấn chìm làng bản nay đã nhấn chìm đến cả các thành phố lớn thì vấn đề môi trường ngày nay lại càng trở nên nóng bỏng và bức xúc.

Trước đây khi "thuyết ngày tàn thế giới" ra đời, con người đã phê phán, phủ nhận nó, thì nay bỗng chốc nó đã lại sống dậy ở chính những nước trải qua và phát triển nền kinh tế thị trường. Trong "thuyết ngày tàn thế giới" đã lập luận về nguyên nhân của sự tận thế chủ yếu là do con người và những thứ do con người tạo ra. Thuyết này còn chỉ ra, con người và nền công nghiệp do nó tạo ra đã ảnh hưởng lớn đến môi trường làm cho loài người cùng toàn bộ sinh vật trên trái đất có thể bị tiêu diệt.

Nền kinh tế thị trường với những quy luật khách quan của nó đã đưa lại cho con người những món lợi nhuận khổng lồ, làm thay đổi điều kiện sinh tồn nhưng cũng gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến quan hệ giữa con người và tự nhiên, biến con người và các phương tiện do nó tạo ra thành một lực lượng đặc biệt trong quan hệ tương quan giữa con người và tự nhiên.

Cùng đó có rất nhiều lý do nên con người chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm xã hội nói chung với tính cách là một cộng đồng loài toàn cầu.

Không phải bao giờ trí tuệ con người và trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã có thể chiến thắng tuyệt đối. Do vậy, con người vẫn chưa thể rũ sạch được những ngẫu nhiên và vô thức trong các hoạt động kinh tế và trong quan hệ với tự nhiên. Những hiểm họa bất ngờ rất có thể sẽ đổ ụp xuống loài người và những toan tính về "chinh phục", "cải biến" theo chiều hướng có lợi cho con người cũng mất đi, ngay cả nền văn minh của con người cũng mất đi.

Từ trước đến nay, con người luôn tự coi mình là kẻ thống trị được tự nhiên với sức mạnh và công cụ do mình tạo ra. Đặc biệt hiện nay, kinh tế thị trường phát triển đã tự nó đặt ra yêu cầu về trình độ, năng lực và kỹ thuật trong khai thác tự nhiên và ngay điều này cũng đã đặt ra hàng loạt các vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu, đe dọa sự sống con người. Đặc biệt sự đe dọa này bắt nguồn từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, của những thành tựu không thể kiểm soát được của nền kinh tế thị trường. Do vậy mà "thuyết ngày tàn thế giới" đã quan niệm chính những hành động của con người đang đưa con người đi đến diệt vong, và nền văn minh do nhân loại tạo ra sẽ đưa nhân loại đến chỗ tự huỷ diệt. Để tránh điều đó không còn cách nào khác là con người cần phải giảm bớt lòng tham, hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên bằng máy móc hiện đại, dẫu cho máy móc là sự thắng lợi của con người đối với tự nhiên, là phương tiện mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất, phát triển kinh tế của con người nhưng xét đến cùng, đó là phương thức mạnh mẽ nhất dẫn loài người đến chỗ "tiêu vong" bởi sự phát triển thái quá, thiếu tính toán.

Đến nay, không ai phủ nhận được sự thật đã quá rõ ràng rằng, cứ mỗi bước phát triển về kinh tế là con người lại phải trả giá về môi trường và cứ mỗi lần môi trường bị khủng hoảng thì chất lượng cuộc sống của con người cũng bị suy giảm, con người đã gây ra sự suy thoái về môi trường do nhu cầu muốn thỏa mãn. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là phát triển kinh tế hay bảo vệ môi trường, vấn đề nào lớn hơn? Cũng không thể trả lời rằng không cần phát triển

kinh tế nữa để bảo vệ môi trường, vậy thì lại là bước đi thụt lùi và đi ngược chiều với những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Điều quan trọng ở đây là phát triển kinh tế thị trường đến một trình độ hiện đại nào mà không để lại hậu quả cho môi trường.

Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường cùng lịch sử ra đời của nó đã đem lại lợi nhuận và số lượng hàng hóa khổng lồ, nhưng cũng đã đem lại những tác động ngược lại với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cũng không nên hiểu chỉ có tăng trưởng kinh tế nhanh mới dẫn đến suy thoái môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt như một số nước ở Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia vì thậm chí những nước ở Châu Phi, ở Trung Đông, Mỹ Latinh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nhưng vẫn phải chịu những tổn thất về môi trường. Hầu hết những tổn thất về môi trường tại những nước này là do tốc độ phá rừng, khai thác nguồn tài nguyên quá mức vì mục tiêu kinh tế. Ô nhiễm chất thải công nghiệp tại các khu vực này chưa tới mức báo động như ở các nước Châu Á, các nước ở Châu Âu, bởi vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành công nghiệp còn thấp, nhưng do tăng trưởng thấp, phân phối thu nhập không cân đối, khoảng cách giàu nghèo tăng lên, do đó người nghèo không còn cách nào khác là phải khai tác tài nguyên thiên nhiên. Đó cũng là mục tiêu hoạt động kinh tế có tính sống còn của người nghèo và cứ vậy tiếp diễn để dẫn đến ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, chất lượng sống của con người giảm, và lại tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Trong khoảng hơn hai thập kỷ gần đây, nhân loại thực sự bừng tỉnh giấc trước sự suy thoái về môi trường đang đe dọa cuộc sống con người và xã hội do sự phát triển của nền kinh tế thị trường tác động đến.

Lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới cho thấy, các nước đang được gọi là nước phát triển đang đặt ra mục tiêu

nâng cao thu nhập bình quân đầu người cùng với việc hạn chế những tổn thất về môi trường sinh thái. Điều này đối với hai cường quốc Mỹ và Nhật Bản không đạt được mục tiêu về môi trường. Các nước đang phát triển ở Châu Á: Trung Quốc, Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam đang chuyển hướng phát triển mạnh nền kinh tế thì cũng lại đang phải trả giá cho sự hủy hoại về môi trường.

Còn một số quốc gia ở Trung Đông, ở Nam Phi tốc độ phát triển kinh tế chậm, nhưng mức độ ô nhiễm môi trường không nhỏ. Như vậy, đây là một thách thức lớn đòi hỏi loài người phải cùng nhau giải quyết sao cho hài hòa để đảm bảo cả vấn đề phát triển kinh tế, phát triển con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn môi trường tự nhiên.

Dưới góc độ Triết học sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thì có thể khái quát những vấn đề ô nhiễm môi trường gồm: Ô nhiễm không khí; ô nhiễm nguồn nước; rừng bị cạn kiệt; rác thải; ô nhiễm nguồn nước mặn; đất đai bạc màu; tuyệt diệt động thực vật; mưa axit; lỗ thủng tầng ôzôn; thiên tai; hiệu ứng nhà kính…

2.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

2.2.1. Thực trạng sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đối với mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên ở hƣớng xã hội chủ nghĩa đối với mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên ở

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 50 - 54)