Nguyên nhân của những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 84 - 89)

- Thực trạng sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.2.2. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Hơn 20 năm thực hiện đổi mới đất nước, hơn 20 năm Việt Nam tiến hành hiện đại hóa xã hội trong điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã "Quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ 21 - chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" [20, 148]. Trong đó mục tiêu tổng quát

của chiến lược này là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [21, 23 - 24].

Đây là một bước phát triển mới về chất của xã hội Việt Nam, là cái cốt lõi của con đường phát triển đạt đến xã hội hiện đại mà Đảng và nhân dân ta đã luôn chọn để phấn đấu đạt được trong tương lai gần.

Nhưng, như đã trình bày ở trên, bên cạnh những cái mà chúng ta đã và đang đạt được thì chúng ta cũng đang bị mất đi rất nhiều, mà cái đáng kể đó là mất dần đi quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Nguyên nhân ở đây có thể chia ra thành 2 khía cạnh: đó là nguyên nhân do sự lạc hậu và nguyên nhân do sự phát triển.

Chính sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên ở nước ta đã phần nào nói lên trình độ phát triển của xã hội đang từ một nước nghèo nàn lạc hậu sang một nước có công nghiệp phát triển nên nó tiềm ẩn trong mình cả sự hạn chế rất lớn, đó là sự tàn phá của con người với tự nhiên mà hậu quả là làm cạn kiệt tài nguyên và môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên.

Xét nguyên nhân của vấn đề này ở khía cạnh do sự lạc hậu thì có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Do dân số tăng nhanh so với sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hiện nay dân số nước ta khoảng trên 80 triệu dân, so với sau cách mạng tháng 8 năm 1945 dân số mới chỉ xấp xỉ khoảng 25 triệu dân, nghĩa là khoảng hơn 60 năm dân số tăng hơn 3 lần, trong đó nông dân, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 3/4 dân số. Phân bố dân cư tính trung bình khoảng hơn 200 người/1km2, có nơi lên hơn 1500 người/1km2. Sự gia tăng dân số ở mức tiếp tục giảm này đã gây ra sức ép rất nặng nề của nền kinh tế vốn chậm phát

triển, hơn nữa nền kinh tế thị trường đã tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. Nhu cầu về cuộc sống của con người ngày càng tăng trong khi đó tài nguyên thiên nhiên lại có hạn, một số lượng tài nguyên thiên nhiên do khai thác nhiều đã đến lúc cạn kiệt (không có khả năng cung cấp cho con người), đặc biệt những tài nguyên không có khả năng tái tạo được. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế thị trường không đáp ứng được với tốc độ gia tăng dân số và đã để lại hậu quả là tài nguyên bị "nghèo đi". Dân số tăng nhanh mâu thuẫn với tốc độ phát triển của nền kinh tế cũng đã để lại hậu quả là con người đã thải vào tự nhiên một lượng phế thải khổng lồ, có phế thải rắn còn không có khả năng tự phân huỷ nên làm ô nhiễm môi trường sống. Dân số tăng nhanh còn gây khó khăn cho việc giải quyết những vấn đề xã hội như: việc làm, giáo dục, y tế, cứu hộ…

Như vậy, vấn đề gia tăng dân số ở nước ta là nguyên nhân căn bản không những liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội mà còn liên quan đến vấn đề phát triển con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Đây là những vấn đề tối cần giải quyết trong quá trình phát triển.

Thứ hai: Do ý thức con người xét về mặt tâm lý, tình cảm, người Việt

Nam từ ngàn đời đến nay sống gắn bó với tự nhiên, nương tựa vào tự nhiên, thậm chí yêu tự nhiên đến mù quáng phải thờ cúng tự nhiên. Điều này có được là do nền văn minh lúa nước của một vùng nhiệt đới gió mùa đã gắn chặt con người Việt Nam vào thửa ruộng, mảnh vườn. Vì lẽ đó con người rất tôn trọng tự nhiên. Được - mất của mùa màng là do tự nhiên quy định đã tạo nên quy luật sống của người Việt là "thuận theo tự nhiên". Tuy nhiên, tình cảm mà con người Việt Nam dành cho tự nhiên chỉ mang tính chất cảm tính, tự phát, chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của một nền sản xuất tiểu nông.

Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường có bao điều thay đổi, nên mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng buộc phải thay đổi. Song,

do sự hiểu biết thiếu đúng đắn, thiếu khoa học, mà đặc biệt là tính tự do, tự phát, vô ý thức của con người trước mối quan hệ giưa con người với tự nhiên đã dẫn đến tình trạng người Việt Nam đang đối xử tàn nhẫn với tự nhiên, đang làm nghèo đi nguồn tài nguyên vốn phong phú, đa dạng, giàu có của Việt Nam. Chúng ta chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà không tính đến tính bền vững của sự phát triển. Tất cả những hoạt động sản xuất của chúng ta hiện nay đang từng ngày, từng giờ khắc sâu thêm hố ngăn cách giữa con người và tự nhiên như: do nếp nghĩ thiển cận, thói quen tuỳ tiện và sự kém hiểu biết của người nông dân về khoa học - kỹ thuật đã dẫn đến việc không thể kiểm soát được nguy cơ nhiễm độc cho con người, cho các loài sinh vật và cho môi trường.

Trình độ canh tác lạc hậu đã đem lại hiệu quả kinh tế ít hơn so với những tổn thất nặng nề về môi trường sinh thái như hiện tượng cây lồ ô ở xã Đắc Klây huyện Khánh Vĩnh tự nhiên biến mất, bà con trồng ngô, trồng sắn thay vào đó, hay hiện tượng đánh bắt thuỷ, hải sản bằng cách nổ mìn, dùng lưới mắt nhỏ, trên thửa ruộng dùng rất nhiều loại phân bón, nhiều loại thuốc kích thích diệt nấm, ký sinh trùng, diệt cỏ, thói quen gối vụ đã dễ làm mất đi sự đa dạng sinh học, làm tuyệt chủng một số loài thủy hải sản, cây trồng, làm đất bị "chai", độ màu mỡ kém vì đất "không được nghỉ" và để rồi tự nhiên thì vận động theo quy luật của nó còn con người phải hứng chịu mọi hậu quả sự vận động của tự nhiên.

Một nguyên nhân nữa rất quan trọng đó là do chiến tranh. Mặc dù chiến tranh vũ trang đã lùi xa, song hậu quả vẫn còn đó và rất lâu mới khắc phục được. Cạnh những tổn thất trực tiếp về nguồn tài nguyên và con người, thì chiến tranh còn tác động đến thái độ, hành vi của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, cũng như trong quá trình tái sản xuất ra con người. Chiến tranh cũng đã làm cho một bộ phận nhân dân Việt Nam đặc biệt vùng bị ảnh hưởng chất độc hóa học trở nên khó khăn, tăm tối.

- Nguyên nhân ở khía cạnh do sự phát triển được biểu hiện:

Việt Nam đang là một nước phát triển, những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dịch vụ cũng đang được đòi hỏi ngày càng cao, song chưa thoát ra hẳn khỏi thói quen của nền sản xuất tiểu nông, tự do, tự phát. Do đó, nhu cầu cuộc sống của con người càng cao bao nhiêu thì chúng ta lại đang độc lập với tự nhiên bấy nhiêu.

Sự khan hiếm về tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên rừng, đất đai, khoáng sản, và nạn ô nhiễm môi trường sống do các chất thải độc hại, tiếng ồn, nhịp sống căng thẳng của tốc độ sản xuất công nghiệp, hay của việc sử dụng những thành quả phát triển của công nghệ sinh học: thuốc bảo quản thực, động vật trong mọi khâu nuôi, trồng và chế biến để dẫn đến những loại bệnh tật thế kỷ không có khả năng chữa trị.

Cùng nguyên nhân trên ảnh hưởng đến sự phát triển con người thì nhịp sống công nghiệp hiện đại cũng đã làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, buôn người (phụ nữ và trẻ em, trẻ sơ sinh).

Hiện tượng này được biến tướng dưới nhiều hình thức khác khau, nhất là trong thế hệ trẻ. Các tệ nạn này thường gắn với những vấn đề như: tham nhũng, buôn lậu, thói sống xa hoa, trụy lạc nó không chỉ gây ra những tổn thất về kinh tế, mà còn trực tiếp tàn phá sức khỏe của con người như: bệnh tật, ốm đau, suy giảm khả năng lao động và sáng tạo, suy thoái về đạo đức xã hội.. làm suy giảm mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Do vậy, nếu như trước đây, với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, chủ yếu là thủ công, thì vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường của con người còn hạn chế, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên còn hài hòa. Khi chúng ta tiến hành đổi mới, bước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì với công cụ lao động hiện đại, sử dụng tối đa các phương tiện công cụ hiện đại, cùng quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường đã kích thích con người

chạy theo lợi nhuận tối đa, con người đã khai thác tự nhiên nhanh hơn, nhiều hơn. Vì lợi ích của con người nên đã làm cho mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên ở nước ta đang dần xấu đi. Do vậy, trong tình hình thực tế ở nước ta hiện nay, nếu không đưa ra giải pháp hữu hiệu và mạnh mẽ để nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao ý thức cho con người để họ tự giác bảo vệ mối quan hệ giữa mình với tự nhiên thì sự phát triển bền vững ở nước ta sẽ bị đe dọa.

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)