Khái niệm nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 41 - 42)

Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cho thấy, hình thức kinh tế đầu tiên của loài người là kinh tế tự nhiên, kế tiếp là nền kinh tế tự cung, tự cấp, đó là nền kinh tế mà trong đó sản phẩm được làm ra nhằm thỏa mãn chủ yếu là nhu cầu cá nhân của người sản xuất. Người sản xuất tự quyết định về loại sản phẩm (do các yếu tố tự nhiên, tập quán quy định). Số lượng sản phẩm (theo nhu cầu của bản thân họ) và sản xuất của mình. Sự trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất với nhau rất hạn chế chủ yếu dưới các hình thức đơn giản nhất, trao đổi trực tiếp sản phẩm với nhau.

Kinh tế hàng hóa, là sự phát triển trực tiếp từ kinh tế tự cung, tự cấp trên cơ sở phân công lao động trong nền kinh tế đã phát triển và dần dần mang tính độc lập với kinh tế tự cung, tự cấp. Sản xuất hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra hàng hóa đó, mà để trao đổi nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua. Vì vậy loại sản phẩm, số lượng sản phẩm suy cho cùng do người mua quyết định, việc trao đổi sản phẩm được thực hiện thông qua quan hệ thị trường (quan hệ Hàng - Tiền). Kinh tế hàng hóa hình thành dựa trên sự phát triển của phân công lao động xã hội, của trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Đó chính là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó quan hệ giữa người với người thông qua trao đổi hàng hóa trên thị trường.

xuất hiện và phát triển, nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó sản xuất chủ yếu để trao đổi, gắn liền với sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động và trình độ chuyên môn hóa. Không gian thị trường đã được mở rộng cho sự lựa chọn, tư duy giá trị, hiệu quả trở nên phổ biến. Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do, bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế được tôn trọng và các chủ thể kinh tế chịu sự điều tiết của các quy luật thị trường, thái độ ứng xử của họ là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình trên thị trường theo sự dẫn dắt của giá cả.

Vậy “kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh” [25, 70].

Kinh tế thị trường từ trước tới nay tồn tại và phát triển dưới chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đó biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tỡm kiếm lợi nhuận, và núi một cỏch khỏch quan nú thỳc đẩy lực lượng sản xuất của xó hội phỏt triển mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, phát huy năng lực sáng tạo một cách tối đa, và tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Đặc biệt con người phải tự chủ trước những quy luật của tự nhiên và các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường trong quá trỡnh cải tạo, chinh phục khai thác, sản xuất và trao đổi.

Một phần của tài liệu Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)