Thực hiện một chính sách dân số thích hợp nhằm kiểm soát được quá trình tăng dân số; đồng thời không ngừng nâng cao mức sống của

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 89)

quá trình tăng dân số; đồng thời không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn

Như chúng ta đã biết, hệ thống con người – xã hội – tự nhiên là một hệ thống động, thống nhất, có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, hệ thống này cần phải được đảm bảo sự cân bằng ở một mức độ nhất định. Xét dưới góc độ kinh tế - xã hội thì sự cân bằng đó được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa con người (số lượng dân cư), các nguồn lực tự nhiên, sự phát triển kinh tế và môi trường. Chính vì vậy, để hướng tới một sự phát triển lâu bền, tức là đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên thì không thể không nói tới vấn đề dân số. Sự liên hệ, tác động qua lại giữa các nguồn lực tự nhiên và môi trường với dân số thể hiện ở chỗ: các nguồn lực tự nhiên là cái cung cấp cơ sở cho sự phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống;

đến lượt mình, quy mô dân số, tốc độ tăng và cách thức phân bổ dân số có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác các nguồn lực tự nhiên và môi trường. Thực tế cho thấy, không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới, sự gia tăng dân số quá lớn không chỉ gây ra những hậu quả về mặt xã hội, mà còn là một trong những nhân tố làm cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá và cạn kiệt nhanh chóng. Không những thế, tăng dân số còn đi kèm với đói nghèo, làm giảm chất lượng cuộc sống và suy thoái môi trường.

Dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 83 triệu người, đứng thứ 14 trong tổng số trên 200 nước trên thế giới, đứng thứ 7 trong tổng số 42 nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thứ 2 trong khối các nước ASEAN. Tốc độ tăng dân số ở nước ta cũng cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Trong khi tốc độ tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 1991 – 1995 là 2% thì mức độ tăng dân số bình quân trên thế giới là 1,5%. Hiện nay, mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm hơn nhưng vẫn giữ ở mức 1,33% (năm 2005). Sự gia tăng dân số quá mức như vậy đã gây lên một sức ép rất lớn đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở nước ta trong những năm qua do việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu về nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp…

Gắn liền với sự tăng dân số quá nhanh là vấn đề nghèo đói, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Các cộng đồng người nghèo đói thường sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mình, họ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó như một phương thức sống duy nhất, vì vậy dễ dẫn đến sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá hủy môi trường sống để phục vụ cho mục đích mưu sinh trước mắt.

Cuộc chiến chống đói nghèo của Việt Nam trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Nhìn chung, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm khá nhanh từ 70%

năm 1990 xuống 37,4% năm 1997 – 1998, còn 32% năm 2000 và 28,9% năm 2001 – 2002. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn cao. Hiện vẫn còn khoảng 1/3 dân số còn đang sống dưới mức nghèo. Cụ thể, tỷ lệ nghèo chung ở Tây Bắc vẫn còn 68,7%, Tây Nguyên 51,8%, Bắc Trung Bộ 44,4%, Đông Bắc 38%. Nghèo đói, lạc hậu và dân số tăng nhanh đã dẫn đến cuộc sống du canh, du cư và hậu quả của nó là các nguồn tài nguyên bị khai thác bừa bãi vì cuộc sống trước mắt theo kiểu “đói ăn vụng, túng làm càn” đã dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng (rừng bị phát quang, nhiều loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, đất đai bị xói mòn, thoái hóa và mất dần khả năng canh tác…). Chính vì vậy, để bảo vệ và hướng đến việc khai thác hợp lý, hiệu quả hơn nguồn lực tự nhiên ở nước ta hiện nay thì một việc làm không kém phần quan trọng là chúng ta phải thực hiện một chính sách dân số thích hợp nhằm kiểm soát được quá trình tăng dân số; đồng thời không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số. Để thực hiện điều đó thì chúng ta cần phải làm những việc sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; tăng cường các điều kiện mọi mặt cả về vật chất lẫn các yếu tố xã hội, văn hóa, chủ trương, chính sách… để hỗ trợ cho vấn đề giảm tỷ lệ gia tăng dân số; phấn đấu trong thời gian tới có thể kiểm soát để giảm tỷ lệ gia tăng dân số xuống còn khoảng 1%/năm.

2. Nâng cao đời sống, mức thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình, dự án đó ngay từ đầu phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trường.

3. Gắn việc khai thác nguồn lực tự nhiên với mục tiêu phát triển bền vững ở từng vùng, miền, địa phương; đảm bảo việc khai thác nguồn lực tự

nhiên ở một nơi nào đó phải phục vụ cho đời sống của người dân ở chính khu vực đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nhanh chóng giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội về phương diện hưởng thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

4. Chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế, kỹ thuật và xã hội ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thay đổi tập quán sản xuất của người dân, tạo cơ hội cho họ có việc làm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, các cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo và kiểm soát sự gia tăng dân số.

Trên đây là phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả hơn nguồn lực tự nhiên ở nước ta trong giai đoạn sắp tới. Các giải pháp này vừa độc lập tương đối với nhau nhưng cũng vừa có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Có thể nói, các giải pháp mà chúng tôi đưa ra ở đây mới chỉ dừng lại ở góc độ là những định hướng ban đầu, bởi lẽ, để có thể giải quyết tốt vấn đề này không phải là một việc đơn giản, có thể làm ngay trong một sớm một chiều, mà nó còn là mục tiêu, chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong môi trường tự nhiên nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất là một trong những hoạt động đầu tiên và kéo dài liên tục trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Cho dù hiện nay, loài người đang bước vào giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức với đặc điểm cơ bản là tri thức và trí tuệ của con người có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế nói riêng, cũng như sự phát triển của toàn xã hội nói chung, thì cũng hoàn toàn không có nghĩa là phủ nhận vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển. Có thể khẳng định, vị trí và vai trò của nguồn lực tự nhiên vừa với tư cách là môi trường trong đó diễn ra các hoạt động sống của con người (trước hết và quan trọng nhất là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất); vừa với tư cách là nguồn lực đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất vật chất, là không gì có thể thay thế được. Xã hội dù có phát triển đến đâu, dù có đạt đến trình độ nào đi chăng nữa thì vai trò đó cũng không bao giờ mất đi.

Đối với nước ta, hiện nay, vẫn còn là một nước nghèo và chậm phát triển với GDP trên đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Do đó, tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một đòi hỏi khách quan và là một trong những nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo và làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi phải phát huy tối đa mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực tự nhiên cho sự phát triển. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, trên cơ sở khai thác các nguồn lực tự nhiên tương đối giàu có, nước ta đã xây dựng được một nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc khai thác nguồn lực tự nhiên ở nước ta thời gian vừa qua, do xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan (như sự yếu kém trong lĩnh vực quản lý nhà nước, trình độ khai thác còn lạc hậu, ý thức của các chủ thể còn yếu kém…)

cũng đang đặt ra nhiều vấn đề phải suy nghĩ trong quá trình nhận thức và vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và con người, giữa nguồn lực tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm môi trường sống một cách báo động, đang đe dọa đến sự sống của người dân. Chúng ta không thể tiếp tục sai lầm vì cái giá phải trả sẽ là quá đắt. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải khai thác nguồn lực tự nhiên một cách hợp lý, tức là vừa đảm bảo yếu tố đầu vào cho sự tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người - xã hội - tự nhiên, hướng đến sự phát triển lâu bền. Để thực hiện được điều đó không phải là việc đơn giản vì đây là vấn đề khá rộng, mang tính liên ngành, yêu cầu sự tham gia và nỗ lực của nhiều chủ thể, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các tổ chức, doanh nghiệp và của mỗi người dân. Do vậy, đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, hợp lý và hiệu quả cao. Trong khuôn khổ bài luận văn này, chúng tôi đã bước đầu đưa ra các giải pháp - kiến nghị dựa trên cơ sở triết học về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển. Các giải pháp này mới chỉ dừng lại ở góc độ là những định hướng cơ bản, dựa trên phương pháp luận của triết học mác-xít. Để có thể phát huy tác dụng thì các giải pháp này cần phải được cụ thể hóa, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương, cũng như phù hợp với thực tiễn sản xuất luôn luôn biến đổi./.

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 89)