Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 41)

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, một trong những vai trò quan trọng của nguồn lực tự nhiên là nó là nguồn đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất vật chất. Nguồn lực tự nhiên, nhìn chung, được coi là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch dụ, đặc biệt là công nghiệp và nông nghiệp. Đối với nước ta, tuy không phải là nước giàu có về nguồn lực tự nhiên, nhưng với đặc điểm là tương đối đa dạng và phong phú, nên nước ta vẫn xây dựng được một nền kinh tế với cơ cấu khá đa dạng

với một số ngành mũi nhọn như công nghiệp năng lượng; công nghiệp khai thác dầu khí; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; nông nghiệp trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp; lâm nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản; ngư nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản… Chính vì vậy, những thành tựu mà nước ta đạt được trong những năm vừa qua trong lĩnh vực khai thác nguồn lực tự nhiên có thể được phản ánh thông qua sự tăng trưởng của các ngành kinh tế có sử dụng các nguồn lực tự nhiên làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Sự tăng trưởng này không chỉ thể hiện qua số lượng và hiệu quả của nguồn nguyên liệu đầu vào; tốc độ, quy mô sản xuất, mà còn thể hiện qua sự đóng góp của các ngành này trong tổng số GDP của cả nước. Để thấy rõ điều này, chúng tôi đã xem xét qua một số ngành kinh tế chủ chốt có sử dụng nguồn lực tự nhiên sau đây:

- Đối với các ngành công nghiệp

Với các ngành công nghiệp, nguồn lực tự nhiên được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển. Một số ngành công nghiệp như công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng… phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực tự nhiên. Trong những năm qua, nhìn chung, các ngành công nghiệp này đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số GDP và tạo nên cơ sở cũng như động lực to lớn để nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Công nghiệp năng lượng: bao gồm hai nhóm ngành cơ bản: nhóm ngành khai thác các mỏ nhiên liệu và nhóm ngành sản xuất ra điện.

 Ngành khai thác than

Ở nước ta, do sự phân bố tài nguyên nên than được khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh, sau đó là Na Dương (Lạng Sơn), Đại Từ (Thái Nguyên), Nông Sơn (Đà Nẵng)…, trong đó quy mô khai thác than ở Quảng Ninh là lớn nhất. Tại đây hình thành ba trung tâm khai thác lớn và được xem như ba thể tổng hợp sản xuất hoàn chỉnh là Cẩm Phả, Hồng Gai và Uông Bí.

Về hình thức khai thác than ở nước ta, vẫn chủ yếu là khai thác kiểu lộ thiên (trên 65% sản lượng được khai thác bằng hình thức này), chỉ có 35% là khai thác hầm lò. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nên việc khai thác mặc dù ngày càng vào nơi khó khăn hơn, nhưng sản lượng than hàng năm vẫn tăng lên. Theo số liệu của các niên giám thống kê 1976 – 2000 thì sản lượng khai thác của Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam trong thời gian trên chỉ dao động trong khoảng từ 4 đến 10 triệu tấn/năm, trong đó năm cao nhất là 1997 cũng chỉ đạt 11,4 triệu tấn. Những năm gần đây nhờ được đầu tư về công nghệ nên sản lượng khai thác có sự tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, sản lượng than năm 2004 khoảng 26,3 triệu tấn, năm 2007 đạt trên 40 triệu tấn, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tập đoàn đặt mục tiêu đạt sản lượng 47 – 50 triệu tấn than vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2025 tăng sản lượng lên 70 – 75 triệu tấn than [75].

 Ngành khai thác dầu mỏ - khí đốt

Khai thác dầu khí là ngành công nghiệp non trẻ của nước ta. Năm 1986, những tấn dầu thô đầu tiên đã được khai thác từ vùng thềm lục địa phía Nam. Và từ đó đến nay, ngành công nghiệp này dần trở thành ngành trọng điểm của đất nước.

Quá trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở nước ta được tiến hành từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX ở cả hai miền và kết quả là đã phát hiện ra một số mỏ có trữ lượng khá lớn thuộc vùng thềm lục địa từ miền Trung vào đến Nam Bộ. Ngay sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục dầu khí đã được thành lập (03/9/1975). Sau đó, Viet-so-pe-tro ra đời trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ ký kết năm 1981 giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ), đã phát hiện ra nhiều địa điểm có dầu, trong đó có các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng và mỏ Rồng.

Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, ngoài liên doanh Viet-so- pe-tro, nhiều công ty nước ngoài đã hợp tác trong việc thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ta. Chỉ tính riêng từ năm 1988 đến năm 1995, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã kí kết 29 hợp đồng với nhiều công ty lớn trên thế giới. Cũng trong thời gian này, ngoài các mỏ đang khai thác thì nhiều mỏ mới đã được phát hiện, nhất là vào những năm 1994 - 1995. Đó là các mỏ Hồng Ngọc, Phi Mã, Lan Tây và Lan Đỏ, Hướng Dương Bắc và Hướng Dương Nam, Rạng Đông, Thanh Long... Với việc phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ mới nên sản lượng ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu của các niên giám thống kê từ 1986 đến 2005 cho thấy, nhìn chung, ngành khai thác dầu mỏ ở nước ta phát triển khá nhanh và vững chắc. Số lượng dầu thô từ mức 4 vạn tấn năm 1986 đã được nâng lên 1,5 triệu tấn năm 1989, và đã vượt quá con số 10 triệu tấn/năm kể từ năm 1997 (1997: 10,09 triệu tấn, 1999: 15 triệu tấn, 2004: 20 triệu tấn, 2005: 24 triệu tấn). Việt Nam đã trở thành một trong 44 nước có khai thác dầu trên thế giới và đứng thứ tư ở Đông Nam Á về số lượng dầu khai thác hàng năm. Năm 2004, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 19,5 triệu tấn, đạt kim ngạch 5,66 tỉ USD.

Ngoài hoạt động khai thác dầu mỏ, việc đưa khí đồng hành vào sử dụng càng tăng thêm vai trò của công nghiệp dầu khí. Từ 1992, Vietsopetro đã xây dựng công trình đưa khí từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền để chạy máy phát điện tuốcbin khí ở Bà Rịa. Đường ống dẫn khí đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ về Bà Rịa và tới tận Thủ Đức đã được hoàn thành vào năm 1995. Năm 2004, riêng sản lượng khí cung cấp cho sản xuất điện bình quân đạt từ 5,8 đến 7,6 triệu m3

/ngày, đủ cho các tổ máy điện khí vận hành ổn định. Đến nay, ngành dầu khí đã đưa vào vận hành ổn định nhà máy đạm Phú Mỹ; bắt đầu vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, tổ hợp khí – điện – đạm Cà Mau; đường ống dẫn khí Phú Mỹ, Thủ Đức và đường ống dẫn khí đến Ô Môn. Việc đưa vào vận hành các nhà máy này đã nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác dầu khí, góp

phần nâng cao vị thế của ngành này và giải quyết vấn đề năng lượng trong điều kiện thế giới đang gặp nhiều khó khăn hiện nay.

 Ngành công nghiệp điện lực

Cùng với ngành khai thác dầu khí thì công nghiệp điện lực cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tiếp tục phải “đi trước một bước” trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như nguồn thủy năng, than, dầu khí…, nước ta đã xây dựng được ngành công nghiệp điện lực với cơ cấu đa dạng bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện, khí điện. Đặc biệt, với hệ thống sông ngòi dày đặc từ Bắc vào Nam, sông ngòi nhiều ghềnh thác, nên có tiềm năng lớn về thủy điện. Về mặt cơ cấu, tỷ trọng của thủy điện rất cao và liên tục tăng lên, từ 28% năm 1985 lên 61% năm 1990 và hiện tại chiếm khoảng 3/4 sản lượng điện toàn quốc. Đến nay, chúng ta đã xây dựng được rất nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn như: Đa Nhim, Thác Bà, Hòa Bình, Thác Mơ, Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Yaly, Hàm Thuận - Đa My, Trị An…

Từ 1975 đến nay, sản lượng điện liên tục tăng nhanh, đặc biệt từ sau khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới. Nếu năm 1975, sản lượng điện mới đạt 2,4 tỷ KWh thì năm 1998 đã lên tới hơn 21,8 tỷ KWh; năm 2007 là gần 60 tỷ KWh [77]. Theo thông tin trên Website của tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thì tính đến 31/03/2008 đã có 540/540 (100%) số huyện, 8843/9102 (97,15%) số xã, 13.111.133/14.008.358 (93,6%) số hộ đã có điện lưới quốc gia. Việc phát triển mạnh mẽ của ngành điện lực Việt Nam là một cơ sở quan trọng để nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Ngành công nghiệp luyện kim

Công nghiệp luyện kim bao gồm hai bộ phận chính là khai thác mỏ (kim loại) và luyện kim (luyện kim đen và luyện kim màu). Đây tuy không phải là ngành công nghiệp then chốt của nước ta nhưng lại là ngành có truyền thống lâu đời với bề dày trên dưới 2000 năm. Các di tích khảo cổ đã minh chứng rằng ngay từ thời Hùng Vương, hàng trăm mỏ kim loại đã được các cư

dân đưa vào khai thác. Từ đó cho đến nay, ngành luyện kim của nước ta không ngừng lớn mạnh và trở thành ngành công nghiệp quan trọng, cung cấp nguyên liệu chính cho các ngành cơ khí và vật liệu xây dựng. Các mỏ khoáng sản kim loại của nước ta tuy trữ lượng không nhiều nhưng tương đối phong phú. Về kim loại đen, quan trọng nhất là các mỏ sắt. Báo cáo năm 2005 của Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò, đến nay đã phát hiện được 216 mỏ và điểm quặng sắt với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đã được thăm dò và đang trong quá trình khai thác khoảng trên 761 triệu tấn. Các mỏ có trữ lượng lớn bao gồm mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), vùng mỏ Trại Cau và Tiến Bộ (Thái Nguyên), mỏ Ngườm Cháng & Nà Lũng (Cao Bằng) và mỏ Quý Xa (Lào Cai).

Đối với kim loại màu thì các mỏ có trữ lượng lớn thuộc về bô-xít, thiếc và đồng. Trong đó bô-xít tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đắc Lắc… ; thiếc và vôn-fram có ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An); mỏ ni-ken và đồng ở Bản Sang, Bản Phúc (Sơn La) ; mỏ kẽm và chì ở Chợ Điền, Làng Hít, Tú Lệ…

Về thành tựu, đến nay, nước ta đã xây dựng và đưa vào vận hành một số cơ sở luyện và cán thép với quy mô vừa và nhỏ (khai thác mỏ Thạch Khê với công suất trên 10 triệu tấn quặng/năm; xây dựng tổ hợp luyện cán thép công suất 2 triệu tấn/năm ở ven biển miền trung ). Năm 1997, sản lượng thép đạt khoảng 6 triệu tấn, phấn đấu đến 2010 đạt sản lượng thép trung bình năm là 7 - 8 triệu tấn. Ngoài ra, Tổng công ty thép Việt Nam cũng có những liên doanh hợp tác với nước ngoài trong việc xây dựng các cơ sở luyện thép vụn và cán thép tại các vùng có điều kiện thuận lợi như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Biên Hòa…Ba năm trở lại đây, đặc biệt là trong năm 2008, ngành thép đã "vươn mình" thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất của Việt Nam [71].

Nguồn nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta tương đối phong phú. Trong số này, nguồn khoáng vật có tầm quan trọng đặc biệt là đá vôi, đất sét, cao lanh, cát sỏi… Ngoài ra, nguồn vật liệu cho xây dựng từ lâm sản (gỗ, tre, nứa…) cũng rất phong phú, đa dạng về chủng loại, đảm bảo chất lượng và có giá trị về mỹ thuât. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng có thế mạnh ở nước ta bao gồm: xi măng, sản xuất kính, sản xuất gốm - sành - sứ, gạch men, đá ốp lát…

Bộ xây dựng cho biết, hiện nay, các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam đã xuất khẩu ra hơn 100 nước trên thế giới với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng 25,7% trong năm 2007 [68]. Đặc biệt, các nhà sản xuất đã xây dựng thành công nhiều công nghệ mới làm tăng tính ưu việt của sản phẩm, chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập như: công nghệ nano tạo men chống dính, chống nhiễm khuẩn để sản xuất sứ vệ sinh cao cấp, nghiên cứu để sản xuất sơn xây dựng tự rửa sạch, chống nhiễm khuẩn. Cùng đó, nhiều loại vật liệu xây dựng mới có tính năng cao, kích thước lớn cũng được đầu tư sản xuất. Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước cả về số lượng, chủng loại, mà còn đủ sức chinh phục được cả những khách hàng quốc tế. Đặc biệt, một số sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam đã có mặt tại các thị trường lớn như Mỹ, Úc, Châu Âu, Nhật Bản…

- Đối với các ngành nông - lâm - ngư nghiệp: + Nông nghiệp

Nông nghiệp có những đặc điểm đặc thù khác hẳn với các ngành kinh tế khác, do đó sự phát triển và phân bố của ngành này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế các nhân tố quan trọng hàng đầu đối với nông nghiệp là đất đai, khí hầu và nguồn nước.

Về đất đai, cơ bản nước ta có hai nhóm đất chính là fe-ra-nít ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Bên cạnh đó, nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu của nước ta cơ bản là nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, kết

hợp với nguồn nước mặt phong phú do hệ thống sông ngòi dày đặc… Những điều này là cơ sở để nước ta phát triển một nền nông nghiệp bền vững với nhiều ngành khác nhau, cả về trồng trọt và chăn nuôi.

Đối với ngành trồng cây lương thực và thực phẩm thì lúa luôn giữ vị trí hàng đầu. Nước ta có nhiều điều kiện thích hợp để trồng lúa với các châu thổ rộng lớn từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long; từ các đồng bằng duyên hải miền Trung đến các thung lũng miền núi. Khí hậu và nguồn nước cũng có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, kinh nghiệm và truyền thống lâu đời cũng là những nhân tố giúp ngành trồng lúa có thể phát triển mạnh mẽ trên cơ sở thâm canh tăng năng suất.

Với những thành tựu đặc biệt của ngành trồng lúa nên từ chỗ thiếu đói, nước ta đã có gạo để xuất khẩu vào năm 1989. Từ năm 1991 trở lại đây, lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng và trở thành một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta (cùng với hàng dệt may và dầu thô). Việt Nam hiện được xếp vào những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Nếu năm 1998 có khoảng 3,8 triệu tấn gạo được xuất khẩu, đạt kim ngạch 1,031 triệu USD, thì đến năm 2007 với sản lượng khoảng 35,8 triệu tấn nước ta đã xuất khẩu được 4,5 triệu tấn, đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD [76].

Đối với ngành trồng cây công nghiệp, có giá trị kinh tế cao là các cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, dừa, hồ tiêu… Việt Nam hiện nay cũng là một trong những nước xuất khẩu lớn các sản phẩm này với sản lượng và kim ngạch ngày càng cao.

+ Lâm nghiệp

Sự phát triển của ngành lâm nghiệp gắn liền với tài nguyên rừng. Về mặt kinh tế - xã hội, rừng là nguồn cung cấp gỗ và lâm sản cho nhu cầu của đời sống và sản xuất. Cơ cấu rừng kinh doanh của nước ta bao gồm rừng gỗ phục vụ cho xây dựng cơ bản, rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng tre

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)