Chuyển dần việc quản lý hoạt động khai thác nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trường từ chủ yếu thông qua các mệnh lệnh hành chính,

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 83)

và bảo vệ môi trường từ chủ yếu thông qua các mệnh lệnh hành chính, quan liêu sang chủ yếu thông qua các biện pháp kinh tế - xã hội nhằm phát triển lâu bền

Nước ta hiện nay đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, chính vì vậy mà mọi hoạt động buôn bán, trao đổi và sản xuất đều phải tuân theo các quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, giá trị thặng dư, quy luật lợi nhuận tối đa, v.v.. Do đó, con người sẵn sàng lao vào làm bất cứ việc gì miễn là thu được lợi nhuận lớn nhất, nhanh nhất, bất chấp mọi hiểm nguy. Chẳng hạn, nhiều người đã tham gia vào việc khai thác rừng ồ ạt, bừa bãi để lấy gỗ xuất khẩu nhằm mang lại những món lời khổng lồ, mà chắc chắn rằng trong số những người làm cái việc phá hoại rừng này không mấy người là không hiểu “Luật bảo vệ và khai thác rừng” cũng như những hậu họa sinh thái nguy hiểm do rừng bị tàn phá. Cơ chế lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế đang chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của con người trong nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, trong công tác quản lý của nhà nước đối với việc khai thác nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trường cần phải sử dụng cơ chế lợi ích như một đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động tích cực, đồng thời cũng là công cụ dùng để trừng phạt, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực trong lĩnh vực khai thác nguồn lực tự nhiên.

Các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước đối với nguồn lực tự nhiên và môi trường rất đa dạng, bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí, côta ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn mác sinh thái… Các công cụ kinh tế được các cơ quan quản lý nhà nước về nguồn lực tự nhiên và môi trường sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân, nhằm tạo ra cho người sản xuất, kinh doanh những cách ứng xử có lợi cho tự nhiên. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, việc sử dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý của nhà nước đối với việc khai thác, sử dụng

nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trường thường mang lại những kết quả rất tích cực. Chẳng hạn như các hành vi ứng xử của con người với tự nhiên và môi trường sinh thái được điều chỉnh một cách tự giác nhờ vào các loại thuế; các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ, khai thác nguồn lực tự nhiên được sử dụng một cách có hiệu quả hơn... Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý khai thác nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trường còn khuyến khích việc nghiên cứu triển khai những kỹ thuật công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường; gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo tồn, nuôi dưỡng nguồn lực tự nhiên và cho ngân sách nhà nước; duy trì và bảo quản tốt các giá trị tự nhiên và môi trường quốc gia…

Để thực hiện việc quản lý thông qua các biện pháp kinh tế, trước tiên, cần xác lập một cách rõ ràng quyền sở hữu và quyền sử dụng lâu dài, ổn định đối với đất nông nghiệp, rừng và tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ một cách hiệu quả các quyền này trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta. Khuyến khích doanh nghiệp bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua các biện pháp như thuế, phí chất thải, phí phạt do gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, phải tiếp tục cải cách giá cả để nâng giá tài nguyên lên ngang mức quốc tế; phải có chính sách đưa chi phí do làm cạn kiệt tài nguyên và chi phí do gây ô nhiễm môi trường vào giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm; thực hiện chính sách đóng thuế tài nguyên; lập quỹ môi trường,... Các biện pháp cấp bách trước mắt có thể áp dụng là cấm, hạn chế tối đa hoặc đánh thuế nặng đối với xuất khẩu nguyên liệu thô, nhất là gỗ, các khoáng sản quý; kiểm soát chặt chẽ tài nguyên rừng, khuyến khích trồng rừng và thực hiện nguyên tắc mức độ tái sinh rừng phải cao hơn mức độ khai thác rừng. Tóm lại, sử dụng tốt các công cụ, chính sách kinh tế là một biện pháp có ý nghĩa cơ bản, lâu dài và hữu hiệu, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế nhanh và

bền vững, nghĩa là vừa bảo đảm phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 83)