Đổi mới công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 85)

ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên

Trình độ công nghệ có vai trò to lớn trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; đồng thời cũng quyết định cả năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác đó. Nói cách khác, tính hợp lý, hiệu quả và bền vững trong lĩnh vực khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên được thực hiện như thế nào, đến đâu là phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của công nghệ trong quá trình khai thác đó. Chính vì vậy, ở nước ta hiện nay, gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững thì vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng được khẳng định như là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình tăng trưởng kinh tế nói chung và trong quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên nói riêng.

Ý thức được điều đó nên ngay sau khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đã có những chính sách nhằm thu hút và chuyển giao công nghệ của các nước phát triển như đã ban hành “Luật đầu tư nước ngoài”

(tháng 12 năm 1987) và “Pháp lệnh chuyển giao công nghệ” (tháng 12 năm 1988); chính vì vậy mà công nghệ được chuyển giao vào nước ta nhiều hơn, bằng nhiều hình thức khác nhau như: liên doanh và dự án đầu tư, dự án hỗ trợ kỹ thuật, tự nhập…

Có thể nói rằng ở nước ta hiện nay hầu hết các dây truyền công nghệ của nền kinh tế nói chung, trong đó có công nghệ trong lĩnh vực khai thác nguồn lực tự nhiên, vẫn chủ yếu là được nhập từ nước ngoài. Song, vì Việt Nam là một nước nghèo, ít vốn, cho nên trong nhập công nghệ, dù là trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta cũng rất khó có thể nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất. Điều đó đã làm cho công nghệ được sử dụng trong hoạt động khai thác nguồn lực tự nhiên ở nước ta hiện nay còn lạc hậu, do đó dẫn đến hiệu quả khai thác thấp, chất lượng sản phẩm không cao; không những thế

còn gây ra những hậu quả nặng nề cho môi trường sinh thái từ chính quá trình khai thác đó. Chính vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đổi mới công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên. Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp sau:

1. Trước mắt, chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ trên cơ sở tiếp thu những công nghệ hiện đại, công nghệ mới có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch vào lĩnh vực khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên. Công nghệ mà chúng ta nhập khẩu cần phải thỏa mãn các tiêu chí: tính hiệu quả về kinh tế (số lượng và chất lượng khai thác), phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của đất nước, và không làm hại môi trường. Phải ngăn ngừa và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng các công nghệ lạc hậu, chất lượng và hiệu quả khai thác thấp và gây ô nhiễm môi trường.

2. Về lâu dài, nhất thiết phải tạo lập một năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ. Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ có nhiệm vụ tự mình nghiên cứu, vạch ra chiến lược và mô hình phát triển của Việt Nam theo quan điểm phát triển lâu bền, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước và tình hình thế giới đang biến động không ngừng. Không những thế, chỉ có dựa vào năng lực khoa học và công nghệ nội sinh thì chúng ta mới có thể thực hiện được tốt việc nhập công nghệ của nước ngoài với hiệu quả cao, mới chọn đúng được công nghệ cần nhập, khai thác, làm chủ, thích nghi và cải biến công nghệ nhập đó.

Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ còn có nhiệm vụ quan trọng là vận dụng các kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại, những thành tựu của các công nghệ cao để hiện đại hóa các ngành công nghệ cổ truyền, tạo ra các công nghệ thích hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của từng vùng miền sinh thái, phù hợp với sức mạnh và con người Việt Nam.

Để tạo lập được một năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ thì một việc làm quan trọng và cần thiết là chúng ta phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ nghiên cứu về khoa học và công nghệ, có chính sách “cầu hiền” và có những cơ chế hợp lý nhằm thu hút những người có tài, có tâm huyết với sự nghiệp khoa học và công nghệ của đất nước. Bên cạnh đó, phải tăng cường đầu tư và đầu tư có hiệu quả hơn nữa cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, để cùng với giáo dục và đào tạo thì khoa học và công nghệ cũng phải trở thành “quốc sách hàng đầu”.

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác nguồn lực tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 85)