Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam tương đối phong phú hơn so với một số nước trong khu vực, tạo lợi thế quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hầu hết có quy mô không lớn và phân bố không đồng đều giữa các vùng, nhiều tài nguyên ở dạng tiềm năng, khả năng khai thác khó khăn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
- Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất ở Việt Nam được xác định có 14 nhóm, 64 loại. Nhóm đất đỏ - vàng chiếm 50% diện tích đất tự nhiên, phục vụ cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng cây lâu năm, trồng cỏ chăn nuôi. Nhóm đất phù sa chiếm 9,3% để phát triển lương thực, thực phẩm, rau và cây công nghiệp ngắn ngày. Các nhóm đất cát, đất biển, đất nhiễm mặn có thể khắc phục để phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục địa chính thì vốn đất của Việt Nam có khoảng 33,172 triệu ha, chưa kể các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xếp thứ 55 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Việt Nam là nước có quy mô diện tích trung bình, nhưng vì dân số đông nên diện tích đất bình quân trên đầu người là khoảng 0,35 ha/người, thuộc loại thấp nhất trên thế giới, xếp thứ 120 và bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Trong tổng vốn đất hiện có thì 55%
đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng và khu dân cư. Đất chưa sử dụng là 45%, trong đó đất đồng bằng chưa sử dụng là 6,9%, đồi núi là 75,5%, đất mặn nước là 1%, sông suối, núi đá là 16,5%. Riêng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm 42,3% đất chưa sử dụng của cả nước [49, 25].
Quỹ đất có thể mở thêm phần lớn là đất dốc, thiếu nguồn nước, một phần đã bị xói mòn, thoái hóa, diện tích có thể mở rộng trồng lúa là 30 vạn ha. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp bị sử dụng vào các mục đích khác ngày càng gia tăng. Theo dự báo thì trong 15 năm tới, mỗi năm có thể mất đi 2,8 vạn ha đất nông nghiệp, trong đó có 1 vạn ha đất trồng lúa.
Đất đai của Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra trong đất mạnh, hơn nữa trong những năm qua do sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, dẫn đến thoái hóa. Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục trở lại trạng thái màu mỡ ban đầu, vì vậy trong thời gian tới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sử dụng đất, cơ cấu cây trồng phải được chuyển đổi phù hợp với hệ sinh thái tránh xói mòn, rửa trôi.
Ở nước ta, hai vùng đất phù sa trung tính thuộc lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu cao, có tiềm năng năng suất sinh học lớn. Còn lại các vùng đất khác, tuy rộng lớn và có vị trí chiến lược quan trọng nhưng là đất có tiềm năng năng suất sinh học thấp. Loại đất này phân bố chủ yếu ở hai vùng: vùng đồi núi cao dễ bị xói mòn, rửa trôi và vùng đất cát ven biển ngập mặn hoặc sinh phèn.
Ngoài ra, Việt Nam còn là một quốc gia giàu tiềm năng về diện tích đất ngập nước. Các vùng đất ngập nước ở nước ta phân bố tập trung trong hai hệ thống châu thổ lớn là châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Vùng châu thổ sông Cửu Long là một trong những vùng đất ngập nước lớn nhất của thế giới. Dọc theo bờ biển Việt Nam từ Bắc vào Nam là một hệ thống các hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau được đánh giá
là có tiềm năng năng suất sinh học rất cao. Ven biển Việt Nam còn nổi tiếng với các bãi cỏ biển, các rạn san hô và đặc biệt là hệ thống các đầm phá tập trung nhiều từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. Các hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị kinh tế rất lớn, đặc biệt là về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất ngập nước ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là nơi canh tác lúa nước có năng suất cao. Rừng ngập mặn cùng với các vùng ngập nước cửa sông, các thảm cỏ biển có tầm quan trọng đặc biệt về mặt sinh thái với tư cách là khu nuôi ương, sinh sản và cư trú của nhiều loài sinh vật biển. Các rạn san hô là nơi điều hòa môi trường và cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật vùng biển bao quanh. Nhìn chung, đất ngập nước ven biển, rừng ngập mặn và rạn san hô được xem như những vùng đệm tự nhiên chống lại sự đe dọa của lũ lụt, xói lở và gió bão. Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là nơi trú đông của khoảng một trăm loài chim nước di cư.
- Tài nguyên rừng:
Việt Nam là quốc gia có diện tích rừng khá lớn với nhiều kiểu rừng khác nhau như: rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới (thường gặp trên các vùng đồi núi cao dưới 800m ở phía Bắc, trên 1000m ở phía Nam), rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi (phân bố rải rác trên các núi đá vôi từ Bắc vào Nam), rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới vùng núi cao (thường gặp tại các vùng núi cao trên 800m ở phía Bắc), rừng khộp (phân bố chủ yếu
ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ), rừng lá kim
(phân bố nhiều ở phía Nam, những nơi cao trên 1000m), rừng tre nứa (phân bố từ Bắc vào Nam).
Tùy theo mục đích sử dụng, rừng ở nước ta được chia thành 3 loại:
+ Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để kinh doanh gỗ, mây, tre và các lâm sản khác như cây thuốc, nuôi các loài động vật, kết hợp với phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu. Có các loại rừng
phòng hộ như rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái của các khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch...
+ Rừng đặc chủng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái quan trọng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng quý hiếm.
Giống như các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới, Việt Nam trước đây sử dụng rừng chủ yếu là để khai thác gỗ, mà ít lưu ý đến chức năng môi trường. Do đó, diện tích rừng bị giảm dần, tài nguyên rừng bị cạn kiệt. Trong 50 năm qua, bình quân mỗi năm nước ta mất khoảng 100.000 ha rừng. Rừng trước đây là rừng tự nhiên, mật độ dày và chất lượng cao, nhưng hiện nay có tới 50% diện tích rừng còn lại là rừng thưa, chất lượng thấp và rừng mới tái sinh.
Đến nay, toàn quốc có 19 triệu ha rừng và đất rừng, chiếm khoảng 57,65% diện tích tự nhiên (phần đất liền) của cả nước; trong đó 9,3 triệu ha có rừng và 9,7 triệu ha chưa có rừng. Diện tích rừng và đất rừng phân bố như sau: Tây Bắc: 2,748 triệu ha (đã có rừng 516.000 ha), Đông Bắc: 4,307 triệu ha (đã có rừng 1,477 triệu ha), Bắc Trung Bộ: 3,284 triệu ha (đã có rừng 1,792 triệu ha), Duyên hải Nam Trung Bộ: 2,929 triệu ha (đã có rừng 1,597 triệu ha), Tây Nguyên: 4,433 triệu ha (đã có rừng 3,168 triệu ha), Đông Nam Bộ: 0,848 triệu ha (đã có rừng 0,486 triệu ha), Đồng bằng sông Cửu Long: 0,441 triệu ha (đã có rừng 0,212 triệu ha), Đồng bằng sông Hồng: 0,0911 triệu ha (đã có rừng 0,053 triệu ha) [49, 33].
Về trữ lượng, tổng trữ lượng gỗ cây đứng của cả nước là 589,465 triệu m3 và 145 triệu cây tre nứa. Trong số này, Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng gỗ nhất với 274,021 triệu m3
(chiếm 46,5% tổng trữ lượng gỗ của cả nước), tiếp đến là Bắc Trung Bộ với 117,363 triệu m3
(19,9%), Duyên hải Nam Trung Bộ với 106,168 triệu m3
(18%), Đông Bắc với 49,634 triệu m3 (8,4%), Đông Nam Bộ với 20,768 triệu m3
m3 (3,1%), Đồng bằng sông Cửu Long với 3,106 triệu m3 (0,53%), Đồng bằng
sông Hồng với 389.400 m3
(0,07%). Trữ lượng tre nứa tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ [49, 33-34].
- Tài nguyên nước:
So với nhiều nước, Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào. Lượng nước bình quân đầu người đạt tới 17.000m3/năm. Nếu hệ số bảo đảm nước trung bình trên thế giới là 20 (tức 700 lít/người/ngày) thì con số này ở Việt Nam là 68, cao gấp trên 3 lần. Sở dĩ như vậy là do Việt Nam có lượng mưa trung bình hàng năm cao, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc (mật độ 0,5 – 2km/km2) với chiều dài tổng cộng trên 52.000km. Trong đó có các hệ thống sông lớn như sông Cửu Long, sông Hồng, sông Đồng Nai... Ngoài ra còn có 213.549 ha mặt nước hồ chứa, có các công trình thủy lợi và thủy điện lớn như Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Núi Cốc, Kẻ Gỗ, Dầu Tiếng, Nậm Rốm, Tà Keo... [49, 27-28]
Chế độ nước ở Việt Nam có những nét riêng của vùng nhiệt đới, lượng mưa tương đối lớn (1800 – 2000mm) nhưng lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (từ tháng 4 – 5 đến tháng 11). Riêng vùng ven biển Trung Bộ mùa mưa bắt đầu và kết thúc muộn vài ba tháng.
Ở các tỉnh miền Bắc, lượng mưa trong mấy tháng mùa mưa chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Ở Tây Nguyên và Nam Bộ con số này còn lớn hơn (90%). Lượng mưa lớn, lại mưa tập trung nên tạo ra dòng chảy lớn. Lượng nước mưa hàng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640km3. Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ qua các con sông lớn như sông Cửu Long (550km3), sông Hồng (50km3) thì tổng lượng nước sẽ tăng gấp đôi, rất dễ gây xói mòn và lũ lụt vào những tháng mùa mưa và hạn hán vào những tháng mùa khô.
Về chất lượng, nước của sông ngòi nước ta thỏa mãn các nhu cầu kinh tế xã hội do độ khoáng hóa thấp (200mg/lít), phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, thuộc loại nước mềm.
Do nguồn nước mặt dồi dào làm cho lượng nước ngầm lớn, với nhịp điệu khai thác khoảng 15 triệu m3
/ngày. Nước ngầm đã được sử dụng rất lâu đời ở khắp các vùng nông thôn, phong trào đào giếng khơi lấy nước ngầm được phát triển rộng rãi. Hiện nay tại các khu công nghiệp lớn, khu dân cư, nước ngầm được khai thác phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam có trên 350 nguồn nước khoáng, nước nóng, trữ lượng mạch lộ thiên đạt đến 86,4 triệu lít/ngày. Nước khoáng có nhiệt độ thay đổi từ 25 – 1050C. Theo đặc tính chữa bệnh có thể chia nước khoáng, nước nóng ở Việt Nam thành 8 nhóm chủ yếu, bao gồm: nhóm nước khoáng cacbônic, silic, brôm và i-ôt, sun-phua hi-đrô, sắt, phóng xạ, nước nóng khoáng hóa thấp, và nước giàu khoáng. Nguồn nước khoáng của nước ta có thể khẳng định là tài nguyên giàu có, là nguồn dược liệu quý, là nguồn nước giải khát rất có ý nghĩa nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Sự giàu có về tài nguyên nước đã góp phần quan trọng phát triển nền nông nghiệp nước ta, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hết sức cảnh giác bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm, tránh sử dụng lãng phí tài nguyên nước khi phát triển kinh tế của đất nước.
- Tài nguyên khoáng sản:
Nước ta nằm trên bản lề của hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của hành tinh là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, bởi vậy, khoáng sản nước ta rất phong phú về chủng loại, có một số loại khoáng sản có trữ lượng cao. Công tác thăm dò địa chất trong nhiều năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 80 loại khoáng sản.
+ Khoáng sản nhiên liệu, năng lượng:
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về các nguồn năng lượng: dầu thô, khí tự nhiên, than đá, thủy năng. Trong tương lai không xa, nước ta sẽ đáp ứng đủ các yêu cầu trong nước và cung cấp một phần cho xuất khẩu.
Than của nước ta có nhiều loại, trữ lượng lớn, phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Tổng trữ lượng các mỏ than ở Việt Nam theo ước tính là trên 6,6 tỷ tấn (đứng đầu ở Đông Nam Á); trong đó riêng vùng than Quảng Ninh đã chiếm tới 90% trữ lượng của cả nước.
Than ở Quảng Ninh, nếu tính đến độ sâu 300m thì trữ lượng thăm dò được khoảng 3,5 tỷ tấn, nếu tính từ độ sâu từ 300m đến 900m thì trữ lượng dự báo là khoảng 2 tỷ tấn. Phần lớn ở đây là than an-tra-xit, chất lượng tốt, có giá trị xuất khẩu.
Các mỏ than ở các địa phương khác trữ lượng không lớn, nhưng bù lại có thêm những loại than cần thiết cho công nghiệp luyện kim như than mỡ ở Thái Nguyên. Than nâu trữ lượng khá lớn, có nhiều ở Đồng bằng Bắc Bộ (trữ lượng hàng chục tỷ tấn), ở vùng trũng đệ tam Na Dương (trữ lượng vào khoảng 120 triệu tấn), ở các bồn trũng dọc sông Hồng, sông Cả, sông Đà, sông Ba, Di Linh, Bảo Lộc… Than bùn được phát hiện ở nhiều nơi với trữ lượng tương đối lớn, có nhiều ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ (các mỏ than bùn ở đây có trữ lượng ước tính là 400 – 500 triệu tấn) [49, 35].
Dầu mỏ và khí đốt là một nguồn năng lượng và nguyên liệu rất quan trọng của nước ta. Trữ lượng dự báo về khí đốt trên toàn lãnh thổ nước ta khoảng 180 – 300 tỷ m3
và trữ lượng khai thác có thể đạt khoảng 1,5 – 2 tỷ tấn dầu quy đổi.
Dầu khí của nước ta tập trung trong một số bể lớn như: bể trầm tích sông Hồng (trữ lượng 1,5 tỷ tấn với giới hạn dưới là 800 triệu tấn dầu quy đổi); bể trầm tích Cửu Long (trữ lượng dự báo là 2,5 tỷ tấn dầu, trữ lượng khai thác có thể đạt tới 500 triệu tấn dầu quy đổi); bể trầm tích Nam Côn Sơn (trữ lượng có thể đạt tới 3 – 4 tỷ tấn); bể trầm tích Trung Bộ (trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn dầu); bể Thổ Chu – Mã Lai (trữ lượng khoảng vài trăm triệu tấn dầu quy đổi) [49, 36].
Ngoài than, dầu khí, nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác như các kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm, khoáng sản phi kim loại. Đây là những tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Về kim loại đen, nước ta có sắt, man-gan và crôm. Đã phát hiện mỏ sắt lớn nhất với trữ lượng khoảng 550 triệu tấn ở Thạch Khê (Hà Tĩnh). Trữ lượng các mỏ sắt khác ở vùng Tây Bắc (Bắc Hà, Nga Mi, Hùng Khánh) khoảng 120 triệu tấn; ở Tùng Bá (Hà Giang) khoảng 140 triệu tấn; ở Thái Nguyên, Cao Bằng khoảng 20 – 50 triệu tấn. Các mỏ man-gan trầm tích ở Chiêm Hóa có trữ lượng nhỏ hơn. Crôm có nhiều ở Cổ Định (Thanh Hóa) với trữ lượng khoảng 20,8 triệu tấn [49, 36].
Về kim loại màu, nước ta có trữ lượng khá lớn về quặng bô-xít, thiếc, đồng; trữ lượng vừa và nhỏ đối với các loại quặng kim loại màu khác.
Mỏ bô-xít tập trung ở một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn); ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắc Lắc) với trữ lượng khoảng trên 4 tỷ tấn. Mỏ thiếc, vôn-fram có nhiều ở Tĩnh Túc, Sơn Dương, Quỳ Hợp, Nam Trung Bộ với tổng trữ lượng khoảng 160.000 tấn. Đồng với trữ lượng khoảng 600.000 tấn có nhiều ở Lào Cai (Sinh Quyền), Sơn La, Bắc Giang, Nghệ Tĩnh, Quảng Ngãi.
Ngoài các mỏ có trữ lượng khá lớn kể trên, ở Việt Nam còn có nhiều ti- tan, chì, kẽm, ni-ken, thủy ngân, vàng, bạc. Ti-tan có trữ lượng vào khoảng 11 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở núi Chúa (5 triệu tấn); bãi biển Mũi Ngọc, Trà Cổ, Móng Cái… Chì và kẽm khá phổ biến, nhưng trữ lượng không lớn, đang được khai thác ở chợ Điền, Làng Hít. Vàng và bạc với trữ lượng vài ngàn tấn ở Bảo Lạc, Ngân Sơn, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng