Phân loại tình thái

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 59)

Ngoài tình thái chân lý (mà phương án lôgic của nó đã được xét ở trên, và ở đây coi như đã được đánh số 1), thì càng ngày người ta càng nói nhiều hơn về năm nhóm tình thái thường gặp và quan trọng là: tình thái tri thức luận, tình thái đánh giá, tình thái bổn phận (đạo nghĩa), tình thái thời gian, và tình thái không gian.

2) Tình thái tri thức luận khảo sát tình huống từ giác độ hệ thống nhận thức xác định. Nhóm này rất rộng và lại được chia ra thành một số nhóm nhỏ. a) Tiểu nhóm liên quan đến tính được chứng minh: ―chứng minh được rằng,…‖; ―phủ chứng rằng, …‖; ―không giải được, …‖. Hệ thống nhận thức có thể là một tổng liên chủ thể các tri thức như lý thuyết khoa học. Mệnh đề ―Đã chứng minh A‖ có nghĩa, A là quy luật của lý thuyết đó, rằng tính chân thực của luận đề A được luận chứng bằng các phương tiện của lý thuyết đó; mệnh đề ―phủ chứng A‖ có nghĩa là lý thuyết đó đã luận chứng được tính giả dối của luận đề A; còn nghĩa của mệnh đề ―không giải được A‖ là chỉ ra sự

thiếu vắng trong lý thuyết một thủ pháp hiệu quả cho phép trả lời câu hỏi, theo lý thuyết đó thì luận đề A là chân thực hay giả dối. Nhờ các toán tử đã nêu có thể thiết lập các phán đoán tình thái tri thức luận như:

―Đã chứng minh được rằng, trên mặt trăng không có sự sống‖. ―Chưa biết được, sau đây 100 năm thành phố sẽ như thế nào‖.

b) Tiểu nhóm tình thái tri thức luận liên quan đến sự tin tưởng: ―tin

rằng. …‖; ―nghi ngờ, …‖; ―chối bỏ, …‖. Tính chứng minh được là khách quan không phụ thuộc vào cá nhân, nếu điều gì đó đã được chứng minh, thì nó phải là như thế đối với tất cả. Nhưng niềm tin lại khác. Chúng có thể khác nhau ở những người khác nhau: khi nói về một niềm tin cụ thể cần phải chỉ rõ, chúng là của ai. Nhờ các toán tử tình thái nêu trên có thể xây dựng các phán đoán tình thái tri thức luận như:

―Aristốt đã từng tin rằng, phụ nữ có ít răng hơn đàn ông‖; ―Platôn nghi ngờ sức sống của nền dân chủ cổ đại‖;

―Xôcrat phủ nhận khả năng hủy án tử hình với ông‖.

c) Một biến thể nữa của tình thái tri thức luận giúp so sánh các tình huống với các tri thức, ý kiến, lập trường và niềm tin của chủ thể nhận thức. Các tình thái kiểu như: ―Chủ thể A biết rằng, …‖; ―A cho rằng, …‖; ―A nghi ngờ, …‖; ―A tin rằng, …‖; ―A bị thuyết phục rằng, …‖; ... có các phương án nghĩa rất tinh vi phân biệt chúng với nhau.

Sự khác biệt giữa các tình thái tri thức và ý kiến thể hiện qua ví dụ sau: mệnh đề ―Đêmôcrit cho rằng, nguyên tử là hạt không thể phân chia được‖ chỉ nêu ra việc ông khẳng định tính không thể phân chia của nguyên tử, trong khi đó mệnh đề ―N. Bor biết rằng, nguyên tử cấu thành từ hạt nhân và các điện tử‖ – lại nêu ra cấu trúc như đã biết của nguyên tử - không chỉ là ý kiến riêng của Bor, mà còn chỉ rõ sự phù hợp của luận điểm đó với hiện thực. Như vậy, mệnh đề ―chủ thể A biết rằng a‖ tương đương về mặt nghĩa với mệnh đề ―chủ thể A cho rằng, a‖ và a có thật trong hiện thực.

Các tình thái tri thức luận có thể diễn đạt cả mức độ tin tưởng của chủ thể vào sự hiện hữu của tình huống. Chẳng hạn, ―chủ thể A nghi ngờ, a‖ có nghĩa ―chủ thể A giả định có a, nhưng cũng chấp nhận vắng a‖, trong khi đó ―chủ thể A tin chắc a‖ – có nghĩa là ―chủ thể A giả định a và không chấp nhận vắng a‖.

Các tình thái kiểu này còn có thể chỉ ra cơ sở mà chủ thể dựa vào để tiếp nhận luận điểm này hay khác. Ví dụ, mệnh đề ―Copecnic đã tin chắc rằng, trái đất quay quanh mặt trời‖ phản ánh sự việc Copecnic khẳng định thuyết nhật tâm là dựa trên một loạt luận cứ hợp lý cho phép luận chứng chặt chẽ cho thuyết đó. Trong khi đó mệnh đề: ―Oen tin rằng, trên sao Hỏa có sự sống‖ lại chỉ ra rằng, Oen chưa có đủ các luận cứ hợp lý để khẳng định luận đề "trên sao Hỏa có sự sống", và cơ sở của ý kiến đó về thực chất vẫn chỉ là niềm tin.

Con người cũng thường hay lập luận, suy đoán của về thiện và bổn phận, chúng ở đây cũng như mọi suy đoán khác đều tuân thủ các nguyên tắc lôgic. Trong lĩnh vực này có thể và cần phải thật nhất quán và có căn cứ. Các vấn đề đạo đức thường châm ngòi cho các cuộc tranh luận và bất đồng quan điểm. Nhưng điều đó, dĩ nhiên, không phải vì đạo lý nằm ngoài lôgic và không thể thuyết phục bất kì ai trong các vấn đề đạo lý nhờ các lập luận lôgic chặt chẽ.

Các đòi hỏi lôgic cần được áp dụng không chỉ cho đạo lý, mà nói chung cho mọi lập luận về thiện và bổn phận. Cả lời buộc tội của quan tòa, cả quyết nghị của cuộc họp, cả sự tư vấn của hội đồng nào đó đều rất cần phải nhất quán và có cơ sở. Không thể cho những lời khuyên mâu thuẫn, vốn không thể thực hiện được, không nên đòi hỏi cái không thể cùng lúc vừa cho phép, vừa bị cấm đoán.

Nghiên cứu lôgic các suy đoán về giá trị và bổn phận đã được tiến hành từ khá lâu, nhưng chỉ trong những thập niên gần đây nó mới tiến được đáng

kể. Dần dần đã định hình hai nhánh lôgic học mới: lôgic học tình thái đánh giá và lôgic học tình thái bổn phận. Môn thứ nhất nghiên cứu các thể loại đánh giá, môn thứ hai nghiên cứu các mối liên hệ lôgic của các phán đoán bổn phận nói về cái bắt buộc, cái được phép và cái bị cấm đoán.

Tất cả các suy đoán đánh giá và bổn phận đều phải tuân thủ mọi nguyên tắc lôgic chung. Ngoài ra còn có các quy luật lôgic đặc thù mà các đánh giá và bổn phận phải tuân thủ. Làm rõ và hệ thống hóa các quy luật như thế là nhiệm vụ chủ yếu của hai nhánh lôgic đó.

3) Tình thái đánh giá đặc trưng cho các khách thể hay mô tả tình huống từ phương diện các giá trị xác định. Các giá trị đó được chia thành: các đánh giá tuyệt đối: ―tốt‖; ―bình thường‖; ―xấu‖ và các đánh giá so sánh: ―tốt nhất;

―xấu nhất; ―quá thường‖. Như vậy, phán đoán tình thái đánh giá xác lập giá

trị tuyệt đối hay so sánh của khách thể nào đó. Sự đánh giá tích cực một tình

huống được diễn đạt bằng tình thái ―Tốt‖, còn tình huống tiêu cực bằng tình thái ―xấu‖. Trong trường hợp nói về các giá trị thẩm mỹ thì đánh giá tích cực hoặc tiêu cực được diễn đạt tương ứng bằng các thuật ngữ ―đẹp‖ và ―thường thôi‖, còn áp vào đạo đức học bằng các thuật ngữ ―thiện‖ và ―ác‖.

Còn các tình thái đánh giá so sánh cặp đôi ―tốt hơn‖; ―xấu hơn‖; ―bình thường‖ mô tả tình huống theo mức độ yêu thích chúng đến mức nào.

Có thể nêu một vài ví dụ về các quy luật lôgic đánh giá: ―Không ai có thể đồng thời vừa tốt vừa xấu‖; ―Không cái gì có thể đồng thời vừa tốt vừa bình thường‖; ―Không thể vừa xấu, vừa bình thường‖. ―Bình thường‖ ở đây được hiểu là không tốt cũng không xấu.

Lôgic đánh giá rất quan tâm đến việc cụ thể hoá quy luật phi mâu thuẫn đối với trường hợp đánh giá: ―hai trạng thái không điều hòa nhau về mặt lôgic, không thể cả hai đều tốt‖ và ―các trạng thái đó cũng không thể đồng thời xấu‖. Đó là phát biểu của quy luật mâu thuẫn trong lôgic đánh giá. Không điều hòa nhau, chẳng hạn, thật thà và không thật thà, khỏe mạnh và

bệnh tật, trời mưa và trời không mưa. Trong trường hợp từng trong số các cặp trạng thái loại trừ nhau đúng khi: nếu khỏe mạnh là tốt, thì sẽ không đúng khi ốm đau cũng là tốt; nếu không thật thà là xấu, thì rõ không đúng khi thật thà cũng là xấu ...

Như vậy là đã đề cập đến sự đánh giá hai trạng thái mâu thuẫn nhau từ cùng một quan điểm. Tất cả đều có những ưu điểm và hạn chế. Giả định xét khỏe mạnh và ốm yếu từ các mặt khác nhau, thì từng trong số các trạng thái đó tốt ở điểm nào đó và xấu ở điểm nào đó. Và khi nói chúng không thể đồng thời tốt hay đồng thời xấu thì phải hiểu đó là trong cùng một quan hệ. Lôgic đánh giá không bao giờ khẳng định, chẳng hạn, nếu nhiệt tình là tốt trong quan hệ nào đó, thì thiếu nhiệt tình không thể là tốt trong bất kỳ quan hệ nào khác. Thể hiện lòng nhiệt tình bên giường bệnh nhân là một chuyện, còn nhiệt tình với bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân đó lại là khác hoàn toàn. Lôgic học chỉ yêu cầu hai trạng thái mâu thuẫn nhau không thể đồng thời tốt trong cùng một quan hệ với cùng một người.

Việc lôgic học thiết lập các tiêu chí ―hợp lý‖ của hệ thống đánh giá là rất quan trọng. Việc đưa vào số các tiêu chí yêu cầu phi mâu thuẫn gắn liền trực tiếp với các tính chất hành vi con người. Nhiệm vụ của các suy đoán đánh giá là cung cấp những cơ sở hợp lý cho hoạt động. Không thể hiện thực hóa trạng thái mâu thuẫn. Tương ứng thì suy đoán đòi hỏi hành vi bất khả thi, càng không thể được coi là hợp lý. Sự đánh giá mâu thuẫn nhau thể hiện trong lập luận như thế và tư vấn cho hành vi như thế, cũng không thể được coi là hợp lý.

Trong số các quy luật liên quan đến đánh giá so sánh có thể nhắc đến các nguyên tắc sau: ―Không cái gì có thể tự xấu hơn hay tốt hơn chính mình‖. ―Một cái này tốt hơn cái kia chỉ trong trường hợp cái kia (cái thứ 2) xấu hơn cái này (cái thứ nhất)‖; ―là như nhau, hai khách thể vốn không tốt hơn hay xấu hơn nhau‖. Dĩ nhiên, các quy luật đó là tự rõ ràng. Chúng không nói gì về

các khách thể được đánh giá hay về các thuộc tính của chúng, trong chúng không có bất kỳ nội dung ―đối tượng‖ nào. Nhiệm vụ của các quy luật đó là khai mở nghĩa của các từ ―tốt hơn‖; ―xấu hơn; ―như nhau‖, chỉ ra các quy tắc mà chúng phải phục tùng.

Nguyên tắc bắc cầu là ví dụ điển hình của việc lôgic đánh giá thường gây ra các tranh cãi không ngừng. Nguyên tắc đó là: ―Nếu cái thứ nhất tốt hơn cái thứ hai, mà cái thứ hai lại tốt hơn cái thứ ba, thì cái thứ nhất tốt hơn cái thứ ba‖, và tương tự như vậy thì đối với ―xấu hơn‖. Giả định rằng, người nào đó buộc phải lựa chọn giữa rút ngắn thời gian làm việc và được nâng lương và người đó đã chọn cái thứ nhất. Và sau đó anh ta lại phải chọn giữa tăng lương và tăng thời gian nghỉ phép, và anh ta đã chọn tăng lương. Liệu như thế có nghĩa rằng sau đó lại đứng trước tính tất yếu phải lựa chọn giảm thời gian làm việc và tăng thời gian nghỉ phép, thì người đó do tác động của quy luật lôgic sẽ tự động cắt giảm thời gian làm việc không? Liệu anh ta có tự mâu thuẫn với chính mình, nếu trong trường hợp cuối lại chọn tăng thời gian nghỉ phép?

Câu trả lời ở đây không rõ ràng, do vậy không hiếm khi người ta không coi nguyên tắc bắc cầu là quy luật của lôgic đánh giá. Tuy nhiên việc chối bỏ nó cũng gây ra những hậu quả khó có thể chấp nhận. Người nào mà trong suy nghĩ của mình không tuân thủ các nguyên tắc đó, tự tước bỏ cơ hội lựa chọn cái đáng giá nhất từ những thứ người đó không cho là như nhau. Chẳng hạn, anh ta thích ăn chuối hơn là ăn cam, cam hơn táo và đồng thời lại thích táo hơn chuối. Trong trường hợp này thì anh ta có chọn loại quả nào trong số ba loại quả đó thì cũng luôn còn lại thứ quả mà chính anh ta thích hơn. Nếu giả định rằng, lựa chọn hợp lý là lựa chọn mang lại giá trị cao hơn cả, thì việc tuân thủ nguyên tắc bắc cầu là điều kiện thiết yếu để lựa chọn hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4) Tình thái bổn phận (nghĩa vụ) như ―nhất thiết‖; ―cấm chỉ‖; ―cho

Các mệnh đề bổn phận đánh giá cả hành vi con người theo tiêu chí phù hợp của chúng với các chuẩn mực đó

Phán đoán bổn phận là phán đoán xác lập chuẩn mực cho hành vi. Nó

thường được diễn đạt bằng câu trần thuật đi kèm các toán tử tình thái bổn phận. Đôi khi phán đoán này có dạng câu mệnh lệnh: ―Hãy quan tâm đến người thân‖. Trong diễn đạt ngôn ngữ của các chuẩn mực thì vai trò quyết định thuộc về văn cảnh định hình nên chuẩn mực.

Chẳng hạn, tình thái ―nhất định phải‖ chỉ ra, chuẩn mực đòi hỏi thực hiện hành vi nào đó, còn tình thái ―cấm chỉ‖ lại chỉ ra, quy phạm đòi hỏi và được thực hiện nó. Tình thái ―cho phép‖ có nghĩa là quy phạm cho phép thực hiện hành vi. Tình thái ―cho phép‖ có thể hiểu hai nghĩa: ―hoặc quy phạm chứa chuẩn mực cho phép ngay (mặc dù không nhất định khuyên) thực hiện hành vi đó, hoặc là trong nó không có sự cấm đoán hành vi đó. Ở trường hợp thứ hai, thuật ngữ ―cho phép‖ tương đương ngữ nghĩa với thuật ngữ ―không cấm‖.

Ví dụ: mệnh đề ―Các đại biểu dân cử nhất định phải báo cáo trước cử tri‖ chứa đựng thông tin: chuẩn mực luật pháp buộc các đại biểu phải báo cáo trước cử tri. Mệnh đề ―Cấm các đại biểu dân cử hoạt động kinh doanh‖ khẳng định rằng, các điều luật hiện hành đòi hỏi họ phải lánh xa các hoạt động kinh doanh. Mệnh đề ―Cho phép các đại biểu dân cử được dạy học ở các trường‖ thông báo rằng, luật pháp cho phép các đại biểu được hoạt động sư phạm.

Các tình thái bổn phận thường được dùng nhiều hơn để nêu những hành động của con người trong hệ thống chuẩn mực xác định. Ví dụ:

―Nhất định phải quan tâm đến người thân‖. ―Cho phép đến trường bằng xe máy‖.

―Không quan trọng việc người ta đặt tên con mình là gì‖...

Ở đây trách nhiệm là đặc trưng của một số hành động xác định từ giác độ các nguyên tắc đạo đức; sự cho phép liên quan đến hành động không mâu thuẫn với các chuẩn mực luật pháp. Sự thờ ơ được gán cho hệ thống các

chuẩn mực chưa được xác định chính xác như những đòi hỏi của phong tục, tập quán v.v..

Thay vì sử dụng các từ ―nhất định‖, ―cho phép‖, ―cấm‖ có thể dùng các từ ―cần phải‖, ―có thể‖, ―được phép‖, ―không cần‖, ―tất yếu‖…

Khi sử dụng các toán tử ―nhất định‖; ―cho phép‖... thì luôn phải hiểu, đó là hệ thống chuẩn mực nhất định áp đặt trách nhiệm phải giải quyết. Một khi có các hệ thống chuẩn mực khác nhau và nhiều khi không tương thích với nhau thì hành vi là bắt buộc ở hệ thống này lại trở thành bình thường hay thậm chí bị cấm ở hệ thống khác. Chẳng hạn, bắt buộc từ chuẩn mực đạo đức có thể không là như thế từ quy định luật pháp. Cái bị cấm đoán ở hệ thống pháp luật này lại có thể được cho phép ở hệ thống pháp luật khác...

Dĩ nhiên, sự tồn tại của các hệ thống với những chuẩn mực xung đột nhau như thế – không có nghĩa là, lôgic học không đòi hỏi tính phi mâu thuẫn của các lập luận bổn phận. Các lý thuyết khoa học cũng phát triển dần dần bằng cách thường xuyên mở rộng và cải tổ chúng. Cái mới trong lý thuyết thường không dung hòa với cái cũ. Tính thiếu nhất quán và mâu thuẫn trực tiếp của các lý thuyết không bị coi là cơ sở để chối bỏ đòi hỏi lôgic về sự phi mâu thuẫn của chúng.

Các quy luật lôgic bổn phận là các nguyên tắc sau: a) mọi hành vi

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 59)