Một vài luận giải triết học – nhận thức luận rút ra từ nghịch lý

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 86 - 94)

Chương 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA LÔGIC TÌNH THÁI

2.3. Về nghịch lý toàn quyền lôgic

2.3.2. Một vài luận giải triết học – nhận thức luận rút ra từ nghịch lý

tại song song với hiện thực, nó tiệm cận gần đến hiện thực, tuy nhiên vẫn vừa ẩn lại vừa hiện. Ẩn là khi con người không thể hình dung được toàn bộ lượng cũng như chất của thế giới khả năng và hiện khi con người có thể nhận thức được phần nào đó những trường hợp của thế giới khả năng. Có thể nói thế giới khả năng là một sự vô hạn không tuần hoàn. Bởi nếu có quy luật thì khi đó nó lại trở thành cái tất nhiên chứ không phải sự tiệm cận với hiện thực.

Thế giới khả năng không chỉ là những thứ đơn thuần tách rời hiện thực mà nó còn tồn tại trong chính hiện thực và điều này phụ thuộc phần lớn vào yếu tố chủ thể. Trong vô vàn thế giới như vậy có một khả năng biến thành hiện thực với chủ thể chính là con người trên trái đất. Và con người chúng ta thì nghĩ rằng, chỉ có mỗi trần gian ta đang sống là duy nhất, là hiện thực mà không nghĩ rộng ra rằng có sự tồn tại của những con người mà chúng ta hoàn toàn không biết đến, không ngờ tới và họ cũng chưa chắc đã ý thức được sự tồn tại của chúng ta. Những con người đó sống ở hệ quy chiếu khác nên có những cái mà con người trái đất khó chấp nhận được thì đối với họ lại quá đỗi bình thường, kiểu như họ tự nhận mình là gà và gọi những động vật giống như con gà ở trái đất là một thứ na ná như con người (thay vì con gà). Đấy là thế giới khả năng bên ngoài thế giới hiện thực, còn thế giới khả năng ẩn trong thế giới

hiện thực có khi chỉ đơn giản tồn tại gắn liền với đặc trưng của từng chủ thể, một nhóm chủ thể, một cộng đồng hoặc một quần thể... Hay nói cách khác ngay cả trong hiện thực, cách nhìn của mỗi người là khác nhau nhưng cũng có người giống nhau. Đối với những người giống nhau thì chính họ lại được xếp vào một nhóm và nhóm đó lại khác những nhóm khác. Còn những người không giống nhau về cái này, về cái khác hay khác nhau về tất cả mọi thứ khiến cho có thứ với nhóm người này là dễ dàng đạt được, nhưng với nhóm người khác là điều không tưởng. Từ đó, dễ nhận ra rằng, thế giới khả năng bên ngoài hiện thực có thể chịu nhiều hoặc không chịu gì ảnh hưởng hay tác động của chủ thể. Như vậy, nói đến thế giới khả năng ẩn khuất trong chính thế giới hiện thực thì không thể không nhắc đến nhận thức đặc trưng của chủ thể. Nói cách khác, năng lực nhận thức của chủ thể là yếu tố hàng đầu quy định sự tồn tại của thế giới khả năng ẩn tảng trong hiện thực.

Cái nhìn triết học cho thấy, con người trái đất dường như bất khả tri đối với loại chủ thể đó, có chăng chỉ là vài mô tả mang tính chất mặc định về nó.

Cả Kant cũng cho rằng, vài mô tả đó rất định tính, thậm chí là hoang đường ngay cả khi người ta có ý nghĩ về nó (chủ thể siêu nghiệm). Về cơ bản, ngữ nghĩa khả năng và thế giới khả năng đối với triết học là phi hiện thực, hoàn toàn tách rời hiện thực.

Còn trong lôgic tình thái, bằng các toán tử tình thái với chất liệu là ngữ nghĩa khả năng người ta tạo ra ngôn ngữ nhân tạo (chuyên môn gọi là ngôn ngữ ký hiệu) giúp tránh được điểm yếu định tính thuần tuý của triết học và khắc phục khỏ triệt để tớnh đa nghĩa, mập mờ, khụng rừ nghĩa của ngụn ngữ tự nhiên. Từ đó con người có thể định lượng được hiện thực, đồng thời ngôn ngữ mà lôgic tình thái sử dụng sẽ đảm bảo cho triết học tính đơn nghĩa, chặt chẽ khi phản ánh thế giới khả năng. Những lý thuyết về tình thái vừa trình bày ở trên và ngữ nghĩa khả năng cho phép tác giả mạnh dạn phân tích hai phạm trù

triết học tất nhiờn và ngẫu nhiờn để thấy rừ hơn những ứng dụng trực tiếp của lôgic tình thái đối với triết học.

Những ý nghĩa triết học cơ bản của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên cho thấy trong chính chúng đã ẩn chứa những ngữ nghĩa tình thái và khả năng rừ nột. Cú thể núi ―tất nhiờn‖ với nghĩa tỡnh thỏi biểu thị rằng, trong những điều kiện hay hoàn cảnh xác định thì sự việc, hiện tượng chỉ có thể xảy ra thế này mà không thể thế khác. Ứng với mỗi một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đặc thù hóa đến từng chi tiết thì chỉ có thể có duy nhất một khả năng diễn ra. Cũng như vậy xét trong ý nghĩa tình thái thì ―ngẫu nhiên‖ lại không phải sự đối lập với ―tất nhiên‖. Nếu như với tư cách là phạm trù triết học thì ―tất nhiên‖ (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được. ―Ngẫu nhiên‖ là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.

Nhưng khi dùng lôgic tình thái để luận giải thì ―ngẫu nhiên‖ không những không phải là sự nghịch đảo của ―tất nhiên‖ mà thậm chí nó còn là một sự ―tất nhiên‖ cụ thể nhất có thể. Bởi lẽ ―ngẫu nhiên‖ trong ngữ nghĩa tình thái lại chính là từng trường hợp riêng lẻ của ―tất nhiên‖. Tức là trong trong thực tế có những trường hợp và hoàn cảnh có một phần cơ bản các điều kiện là cố hữu, là không thay đổi so với những trường hợp khác. Tuy nhiên, cũng vẫn có thể xuất hiện khả năng có một số điều kiện còn lại nào đó khác đi so với những trường hợp khác thì khi đó kết quả xảy ra tất yếu sẽ khác đi ít nhiều (thậm chí rất nhiều) so với trường hợp có những điều kiện gần tương tự khác. Nói cách khác, ngẫu nhiên ở đây được hiểu là sự sai khác một trong số vô vàn yếu tố cấu thành các trường hợp đã dẫn đến sự sai khác nhau trong kết

quả của các trường hợp đó. Và chính phần có thể sai khác đó tạo nên tính ngẫu nhiên mà chúng ta đang bàn đến. Chính từ cách luận giải đó thì lôgic tình thái cho rằng ―ngẫu nhiên‖ có tiềm năng để trở thành ―tất nhiên‖, và do vậy không nên khước từ hết mọi phương án của ―toàn quyền lôgic‖ như đã xét ở trên. Điều đó cũng có nghĩa là có khả năng chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên giữa tri thức và ý kiến. Nhưng không phải mọi tất nhiên đều có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại mà lôgic tình thái sẽ chỉ ra rằng trong những điều kiện như thế nào thì tất nhiên chỉ là tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là ngẫu nhiên; còn trong những điều kiện nào thì tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại. Như vậy, ngữ nghĩa tình thái hay ngữ nghĩa khả năng của cặp phạm trù ―tất nhiên‖ và ―ngẫu nhiên‖ thể hiện ở chính nội dung phản ảnh về các khả năng cụ thể của từng trường hợp, đồng thời còn thể hiện thông qua mối quan hệ chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Tuy nhiên đó chưa phải toàn bộ nội dung ở khía cạnh lôgic tình thái của cặp phạm trù này. Nếu muốn vượt khỏi sự bao biện, kinh viện thuần tùy thì chắc chắn không thể không nhắc đến vai trò của chủ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể diễn ra hoạt động sống của chủ thể. Đó gần như là yếu tố quyết định đến tính tất nhiên hay ngẫu nhiên của các điều kiện, hoàn cảnh. Tất nhiên hay ngẫu nhiên không chỉ do những điều kiện khách quan sai khác định đoạt, mà còn phụ thuộc phần lớn vào yếu tổ chủ quan của chủ thể. Trình độ, tính cách, tư cách, thái độ và chính hoàn cảnh lịch sử của chủ thể có sự tác động mạnh mẽ đến hiện thực. Với những đặc trưng của chủ thể trường hợp này sẽ phải như thế này chứ không thể thế khác, tuy rằng cũng có thể sẽ xuất hiện nhiều khả năng diễn ra với cùng đặc trưng đó của chủ thể trong những hoàn cảnh khác.

Từ ý nghĩa đó có thể vận dụng nhìn vào lý luận nhận thức. Nhận thức của con người luôn hướng tới mục đích cuối cùng là nắm bắt hiện thực khách quan. Nhưng quá trình nhận thức của con người lại có thể rơi vào một trong hai trường hợp. Thứ nhất, nhận thức đúng là khi con người phản ánh phù hợp,

chính xác về hiện thực khác quan. Đó chính là một sự tất yếu, tất nhiên không thể tránh khỏi. Hiện thực ra sao, diễn ra thế nào luôn cần được phản ánh chính xác trong tư duy. Dĩ nhiên, không thể tránh khỏi sự phản ánh đi sau của tư duy đối với hiện thực, nhưng về cơ bản nó là một sự chụp lại, chép lại không có sai của hiện thực vào tư duy. Vì vậy, phản ánh đúng đắn là sự tất nhiên của nhận thức khi nhận thức được thực hiện hoàn toàn bằng tư duy lành mạnh, chính xác. Song, tất nhiên sẽ vẫn là tất nhiên ngay cả khi tư duy phản ảnh có sự sai khác với hiện thực hoặc trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể chỉ có thể nhận thức sai mà không thể nhận thức đúng thì nhận thức sai cũng chính là một sự tất nhiên. Nhưng tất nhiên sẽ chuyển hóa thành ngẫu nhiên trong trường hợp nhận thức của con người là nhận thức sai về hiện thực.

Như vậy, nhận thức sai về hiện thực là trường hợp thứ hai. Trường hợp này biểu hiện ở hai phương án cụ thể hơn: sai một cách vô tình và sai một cách cố ý. Vô tình nhận thức sai được gọi là ngộ biện. Người ta mắc lỗi ngộ biện khi để xảy ra nhận thức sai lệch về hiện thực khách quan nhưng không hề biết là mình nhận thức sai. Đó là cái sai vô tình, sai mà không có sự tham gia của ý thức chủ thể. Có nghĩa là với việc phản ảnh sai khác về hiện thực thì nhận thức là tất yếu sai hay sai một cách tất nhiên không thể tránh khỏi.

Nhưng việc nhận thức sai này không phải do chủ thể mang ý chí riêng của mình vào chi phối mà do có sự tác động của một yếu tố bất kỳ nào đó khiến cho nhận thức có thể sẽ là đúng nhưng vì sự tác động không lường đó lại trở thành nhận thức sai. Phương án còn lại là cố ý nhận thức sai hay còn gọi là ngụy biện. Ngụy biện xảy ra khi con người ý thức được mình đang nhận thức sai mà vẫn cố tình tiếp tục, cố ý sai, sai do trong đó có sự can thiệp của ý thức chủ thể. Như vậy, xuất phát từ sự tất yếu sai do phản ánh sai khác hiện thực khách quan thì tất nhiên lại chuyển hóa thành ngẫu nhiên trong trường hợp ngụy biện bởi nó có sự tham gia chủ đạo của tư duy, ý chí chủ thể. Theo thiển ý của tỏc giả, đú chớnh là biểu hiện rừ nột nhất của sự chuyển húa, mối quan

hệ mật thiết giữa tất nhiên và ngẫu nhiên (tri thức và ý kiến). Chính sự chuyển hóa đó đã làm nên hiện thực phong phú của chúng ta và đến lượt mình, chính hiện thực phong phú lại tạo ra những yếu tố, điều kiện hoàn cảnh và chủ thể tiến hành nhận thức tất nhiên và ngẫu nhiên.

Như vậy, dù được xây dựng trên cơ sở lôgic mệnh đề và lôgic vị từ, nhưng lôgic tình thái có chức năng và những nhiệm vụ khác với chúng. Nếu như lôgic mệnh đề và lôgic vị từ được sử dụng nhiều trong giai đoạn kiểm tra, chứng minh giả thuyết, lý thuyết khoa học và các hệ quả của chúng, thì lôgic tình thái được sử dụng chủ yếu trong việc xác định giá trị và quan hệ của các mệnh đề tình thái trong quá trình hình thành, xây dựng giả thuyết khoa học.

Bởi vì, trong quá trình xây dựng giả thuyết khoa học, sau khi các nhà khoa học quan sát và phân tích các dữ kiện thu được, họ phải đối diện với rất nhiều các phán đoán tình thái: có thể S là P (SP), tất yếu S là P (SP). Họ buộc phải sử dụng lôgic tình thái để phân tích những mệnh đề tình thái, nhằm thiết lập những mối quan hệ giữa các mệnh đề đó, chỉ khi những quan hệ này được sáng tỏ thì giả thuyết khoa học mới được hình thành. Do vậy, lôgic tình thái giữ một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và lựa chọn giả thuyết khoa học, nhất là ở giai đoạn quan sát, phân tích các dữ kiện và sắp xếp các giữ kiện để hình thành nên các giả thuyết.

Phần đầu luận văn đã nhắc lại rằng, ở thời điểm đầu tiên khi Arixtôt xây dựng lôgic học thì chính ông cũng chưa khái quát được hết các trường hợp tư duy về thực tiễn để đưa vào lôgic học. Lôgic học của ông chỉ cung cấp những phương tiện đơn thuần để nhận thức những tương đối xác định xảy ra trong thế giới hiện thực mà chưa tính đến những khả năng có thể của nó ở một thế giới ngoài hiện thực nào đó hay chưa xét đến ý kiến chủ quan của con người trong những trường hợp đó. Cụ thể là Aristốt không phân biệt những toán tử tình thái bên trong và bên ngoài cho nên lôgic học của ông còn những lỗ hổng. Toán tử tình thái bên ngoài như sau này người ta nhận ra không

mang tớnh chất tỡnh thỏi rừ ràng đến mức cú thể làm dấu hiệu phõn biệt hay làm tính chất đặc trưng cho các toán tử tình thái trong các phán đoán tình thái.

Và chỉ đến thời Trung cổ các nhà lôgic học mới bắt đầu phần nào khắc phục được những hạn chế đó bằng việc trả lời câu hỏi toán tử tình thái họ đang dùng là bên trong hay bên ngoài. Vì vậy, việc xây dựng lôgic tình thái là hết sức cần thiết nhằm mang đến cho con người tri thức phong phú hơn. Ngoài việc xét đến những phán đoán tình thái bao trùm nội dung của toàn bộ hiện thực cũng như những thế giới khả năng bờn cạnh hiện thực, cụng năng cốt lừi của lôgic tình thái chính là khảo sát các phán đoán khả năng ở mặt thái độ, cách cư xử của con người đối với hiện thực.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, lôgic tình thái có rất nhiều ứng dụng vào các ngành khoa học cụ thể cũng như trong đời sống. Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, chúng tôi mới chỉ có thể dừng lại ở việc đi sâu vào 2 ứng dụng cụ thể của lôgic tình thái. Thứ nhất, đó là ứng dụng của lôgic tình thái vào phân tích tính cách của khoa học tâm lý. Thứ hai, từ việc củng cố vững chắc hơn nền tảng của mình dựa trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn, nghịch lý vốn có để góp phần phát triển hơn nhánh lôgic tình thái nói riêng và lôgic học nói chung.

Đồng thời từ đó làm phong phú hơn khả năng nhận thức của con người cũng như cho con người thấy và hiểu được chính thái độ của mình đối với tri thức.

Đó là những lĩnh vực ứng dụng cụ thể mà luận văn đã phân tích và phần nào làm rừ hơn.

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)