Các khái niệm cơ bản của lôgic học tình thái

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 22 - 39)

Chương 1: LƯỢC SỬ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÔGIC HỌC TÌNH THÁI

1.2. Các khái niệm cơ bản của lôgic học tình thái

Để chuẩn bị nghiên cứu nội dung lôgic tình thái, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm ―tình thái‖ và ―phán đoán tình thái‖ theo cách hiểu thông thường, ngôn ngữ học.

1.2.1. “Tình thái chủ quan (ngôn ngữ)” và "Tình thái khách quan"

―Tình‖ xuất phát từ chữ tình huống còn ―thái‖ xuất phát từ chữ ―trạng thái‖. Thông thường tình thái được hiểu là các thuật ngữ giúp người ta đánh

giá, phân loại các tình huống, các mối quan hệ giữa chúng và sự vốn có các thuộc tính và các mối quan hệ ở các đối tượng được các phán đoán phản ánh.

Tình thái còn là sự đánh giá mệnh đề (phán đoán) từ một quan điểm xác định.

Trong lôgic học phán đoán nhất quyết (đơn hay phức) được hiểu là một hình thức lôgic của tư duy phản ánh đối tượng (con người, sự vật, tính chất, mối liên hệ…) như nó vốn có (tồn tại hay không tồn tại) trong thực tế. Còn những mệnh đề (câu) không chỉ phán ánh sự tồn tại hoặc không tồn tại, bản chất hay thuộc tính, trạng thái hay tình huống tại thời điểm nói đến, mà còn chứa cả ý kiến của chủ thể (như đánh giá, phán xét, dự đoán, mức độ hiểu biết...) và những khả năng tồn tại hay không tồn tại, xảy ra hay không xảy ra, thay đổi hay không thay đổi trong tương lai của sự vật hay sự kiện… đều là phán đoán tình thái và được nghiên cứu khá chi tiết trong lĩnh vực tình thái của ngôn ngữ. Tác giả Hoàng Phê trong cuốn sách ―Lôgic – ngôn ngữ học‖

[20] đã đã đưa ra nhận định rằng tình thái của ngôn ngữ là phương thức sử dụng một số phương tiện ngôn ngữ (chính là những ―toán tử‖ trong lôgic học), để từ những đơn vị có sẵn tạo ra mức phụ thuộc ở cấp độ nhất định, hoặc trong những điều kiện nhất định tạo ra đơn vị mới. Ngôn ngữ sử dụng một số đơn vị có sẵn hữu hạn tạo ra những đơn vị vô hạn, đáp ứng những nhu cầu đa dạng không thể lường hết trước của giao tiếp và phát ngôn thường ngày trong cuộc sống. Và một phương thức cơ bản nhất để làm được điều đó là đưa những ―toán tử lôgic‖ (sẽ dần dần được giới thiệu tiếp) vào các phán đoán.

Nếu quan niệm rằng ―toán tử‖ là những phương tiện ngôn ngữ mà khi tác động đến các đơn vị ngôn ngữ thuộc một cấp độ nào đó sẽ cho ta đơn vị ngôn ngữ mới thì có thể nói rằng có toán tử ở tất cả các cấp độ (―cấp độ ngữ âm‖: Ví dụ, có thể coi thanh điệu trong tiếng Việt như là những toán tử tác động lên nguyên âm hoặc đến tổ hợp nguyên âm, phụ âm có cấu trúc nhất định để tạo nên các âm tiết. ―Cấp độ từ vựng‖: Ví dụ, có thể coi ―hóa‖ trong

tiếng Việt là một toán tử, tổ hợp với một danh từ, một động từ hay một tính từ trong những điều kiện nhất định để tạo ra một động từ (vôi hóa, tự động hóa, hợp lý hóa). Hay việc sử dụng các trạng từ mang sắc thái biểu tả biểu cảm về thái độ, trình độ cũng như đánh giá chủ quan của chủ thể đối với sự vật, sự kiện được nhắc đến trong phỏn đoỏn. Điều cốt lừi là cấp độ càng cao thỡ phương thức sử dụng toán tử để tạo đơn vị mới càng tỏ ra có hiệu lực và càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi hơn. Việc đưa ―toán tử‖ vào các phán đoán đã trở thành một phương thức rất quan trọng tạo câu, nhất là tạo đoạn văn - đơn vị cơ bản của văn bản. Sở dĩ như vậy là vì trong ngữ nghĩa của câu, bên cạnh những yếu tố có tính chất thuần túy lôgic, thường vẫn có những yếu tố mang tính tình thái, phản ánh nhận thức, sự đánh giá, thái độ của con người trước hiện thực. Và chính điều này tạo nên sự phong phú, sinh động, biểu tả cũng như biểu cảm của lời nói. Mà nhận thức sự đánh giá, thái độ của con người thì có thể khái quát thành những kiểu, loại, do đó có thể sử dụng các toán tử để tạo ra những lời, câu (hoặc thành phần của lời, câu) có tính tình thái nhất định.

―Toán tử lôgic tình thái‖ là những phương tiện ngôn ngữ mà khi dùng sẽ tác động đến các đơn vị cú pháp (thành phần câu, câu) và cho ta những đơn vị cú pháp mới, có một kiểu ý nghĩa tình thái lôgic nhất định. Toán tử lôgic tình thái phân biệt với các toán tử có tính chất thuần túy lôgic kiểu như

―không‖ (phủ định) trong ―trời không nắng‖ so sánh với ―chẳng‖ trong ―trời chẳng nắng gì cả‖ (phủ định – mong chờ), hoặc rất (mức độ cao) trong ―rất đẹp‖ so sánh với toán tử lôgic tình thái ―rất chi‖ trong ―rất chi là đẹp‖. Dĩ nhiên, khi đi vào chi tiết không thể không tránh khỏi những trường hợp có ranh giới khụng rừ ràng dẫn đến những nhầm lẫn hoặc thậm chớ khụng thể phân biệt rạch ròi. Điều đó cho thấy sự phong phú, sinh động cũng như phức tạp của ngôn ngữ. Do vậy, trên thực tế có thể coi những ―toán tử lôgic‖ thuần túy như ―không‖, ―rất‖ là những ―toán tử tình thái‖ trong đó các yếu tố tình

thái là trung tính hoặc bằng không. Về hình thức, ―toán tử tình thái‖ có thể là một từ, một tổ hợp từ hay đôi khi có hình thức câu, hoặc đơn giản chỉ là một ngữ điệu trong lời nói. ―Toán tử tình thái‖ là biểu hiện quan trọng của ngôn ngữ tự nhiên. Có thể nói, nhờ ―toán tử tình thái‖, ngôn ngữ có thể diễn đạt một cách súc tích những gì là tế nhị, tinh tế cũng như biểu cảm nhất trong suy nghĩ, lập luận, suy tư của con người. Vì vậy, qua phần trình bày khái quát về

―toán tử‖ ở trên có thể nhận định rằng, không phải bất kì toán tử lôgic nào cũng là ―toán tử tình thái‖ mà chỉ những toán tử thể hiện nhận thức, sự đánh giá, thái độ, cảm xúc của con người khi đứng trước hiện thực mới chính xác là các ―toán tử tình thái‖. Cũng chính bởi vậy chỉ những lời nói, phán đoán hay những câu đơn, câu phức chứa các ―toán tử tình thái‖ thì mới được gọi là lời nói có tính tình thái hay phán đoán hoặc câu tình thái.

Song cũng không phải chỉ những câu chứa các ―toán tử tình thái‖ phản ánh nhận thức, sự đánh giá, thái độ, cảm xúc của con người khi đứng trước hiện thực mới là câu tình thái. Bởi đó chỉ là một phần chứ chưa phải toàn bộ phạm vi mà câu tình thái bao phủ. Một câu còn được gọi là câu tình thái khi trong nó có một hay nhiều thành phần đề cập đến tình huống và trạng thái mà sự vật hay sự việc tồn tại hay không còn tồn tại, xảy ra hay không xảy ra, như thế này hay như thế khỏc. Đú mới thực sự là những yếu tố cốt lừi của phỏn đoán tình thái.

Ví dụ cụ thể như: Trời mưa (câu đơn)

 Chán thật, trời mưa!

Câu tình thái Thích quá, trời lại mưa!

Trời sẽ mưa nếu tối nay gió mùa về.

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt cơ bản để có thể phân biệt giữa tình thái ngôn ngữtình thái lôgic. Trước tiên cần khẳng định chúng là hai lĩnh vực hoàn toàn không tách rời nhau thậm chí trong ―tình thái ngôn ngữ‖ bao chứa cả ―tình thái lôgic‖ với tư cách là các ―toán tử lôgic tình thái‖. Và ngược

lại, trong ―tình thái lôgic‖ cũng chứa đựng ―tình thái ngôn ngữ‖ với tư cách là phương tiện để diễn đạt một phán đoán cần khảo sát giá trị. Và có thể khẳng định chắc chắn rằng, các phán đoán tình thái chính là yếu tố cơ bản để tạo ra lôgic tình thái. Nói về vấn đề này trong cuốn ―Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp‖ [13], tác giả Nguyễn Văn Hiệp có nêu lên một số nội dung như sau.

Lôgic học quan tâm đến tình thái bởi nó quan tâm đến tính đúng / sai hay phương thức, cung cách thể hiện được biểu thị trong các câu (mệnh đề, phán đoán). Và tình thái trong lôgic học được gọi là tình thái khách quan. Thuật ngữ ―tình thái khách quan‖ nói lên rằng, lôgic học khảo sát nội dung của câu.

Theo đó, các phán đoán mà câu biểu thị được phân nhóm dựa trên ba tiêu chí là tính khả năng, tính tất yếutính hiện thực. Phán đoán khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó (Predicate) ở đối tượng (Subject) của phán đoán, tức đối tượng có thể mang đặc trưng đó ở ít nhất một trong những thế giới khả năng (possible world) nào đó; phán đoán tất yếu phản ánh đặc trưng gán cho đối tượng ở mọi điều kiện, tức đối tượng mang đặc trưng đó trong mọi thế giới khả năng; phán đoán hiện thực đơn thuần xác nhận sự có mặt hay vắng mặt của đặc trưng được gán cho đối tượng. Đi vào chi tiết hơn, sẽ thấy tính khả năng, tính tất yếu hay tính hiện thực được nêu ra hoặc ở khía cạnh nhận thức, dựa trên bằng chứng hay suy luận, hoặc ở khía cạnh đạo nghĩa dựa trên những ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.

Tình thái kiểu khách quan như vậy chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực mang tính khách quan, bản thể và được coi như là một đặc trưng nội tại của cấu trúc chủ từ - vị từ lôgic, gạt bỏ mọi nhân tố chủ quan như ý chí, sự đánh giá, cảm xúc, mức độ cam kết, thái độ hay lập trường của người nói. Người nói chỉ trình bày hiện thực một cách thật sự khách quan như bản thân nó vốn có mà thôi. Trong lôgic học việc xét đến nội dung tình thái khách quan sẽ là thay đổi cách tính giá trị chân lý (thực cách) của câu nói, tức chuyển cách đánh giá từ lôgic lưỡng trị (hoặc sai hoặc

đúng) sang lôgic đa trị (thực cách của câu nói được đánh giá theo một thang độ với những bước chuyển tiếp liên tục đi từ giá trị sai đến giá trị đúng, tức một dãy giá trị liên tục đi từ 0 đến 1). Có thể thấy bản chất khách quan của loại tình thái này trong cách phát biểu sau: ―Bản chất của tình thái là sự tương đối hóa giá trị thực cách của nội dung câu nói đối với một tập hợp các thế giới khả năng‖3.

Khi đưa vào tình thái, với tư cách là các thành tố định tính cho mệnh đề, các nhà lôgic học có thể phân loại phán đoán theo các tiêu chí về tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực. Theo đó toàn bộ các phán đoán có thể chia thành các nhóm: phán đoán hiện thực / phán đoán phi hiện thực; phán đoán tất yếu hiện thực / phán đoán tất yếu phi hiện thực; phán đoán khả năng hiện thực / phán đoán khả năng phi hiện thực.

Có thể thấy, tình thái khách quan loại trừ vai trò của người nói. Bởi bản thân họ không thể quyết định được giá trị của những gì mình phát ngôn hay tự biện. Các nhà lôgic học nêu ra khái niệm này chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa các phán đoán với hiện thực, mang tính khách quan, bản thể và chỉ để phục vụ cho việc phân loại các phán đoán.

Loại trừ ở đây không có nghĩa là những yếu tố tình thái không liên quan gì đến người nói mà thực chất là tính đúng - sai của câu nói của người phát ngôn không phụ thuộc vào bản thân họ. Đây mới thực sự là ý nghĩa của thuật ngữ ―tình thái khách quan‖ trong nội dung của tình thái lôgic.

Đối lập với tình thái khách quan trong lôgic học là tình thái chủ quan trong ngôn ngữ học, loại tình thái thể hiện vai trò của người nói đối với điều được nói trong câu. Về cơ bản cũng dựa trên phạm trù của tình thái khách quan (tính tất yếu, tính khả dụng, tính hiện thực) nhưng ở đây người nói hoặc trưng ra những bằng chứng, suy luận có tính cá nhân, làm cơ sở cho một cam

3 Trong nguyên bản: The essence of ―modality‖ consists in the relativization of the validity of the sentence

meaning to a set of possible worlds [40, 2215].

kết nào đó đối với tính chân thực của điều được nói ra trong câu (khía cạnh nhận thức) hoặc thể hiện thái độ của mình đối với hành động được đề cập đến trong câu (khía cạnh đánh giá).

Nếu trong hệ thống tình thái khách quan, dựa trên những tham số về tính tất yếu, tính khả năng, tính hiện thực, quan hệ giữa chủ từ và vị từ được quy về một số nhóm cơ bản, được coi là có tính bản thể, khách quan, loại trừ vai trò của người nói thì trong hệ thống tình thái chủ quan, vai trò của người nói được đặc biệt nhấn mạnh. Với tư cách là chủ thể tri nhận và đánh giá tình hình, người nói thể hiện những đánh giá và cam kết tình thái của mình theo một thang độ rất rộng. Trong thực tế, thường có những bước chuyển tiếp, những ranh giới không dễ xác định giữa nhóm tình thái này với nhóm tình thái khác. Từ khả năng đến tất yếu, từ hiện thực đến phi hiện thực là một phổ liên tục những đánh giá tình thái, phản ánh một cách phức tạp quan hệ lượng – chất dựa trên những bằng chứng cá nhân, những suy luận, những chế định về quyền và nghĩa vụ được nhìn nhận theo quan điểm của người nói. Vì thế phổ nội dung tình thái chủ quan phong phú hơn rất nhiều so với phổ nội dung tình thái khách quan. Chẳng hạn đối với nhà lôgic học vốn chỉ quan tâm đến tình thái khách quan, thì hai câu sau đây là đồng nhất, theo nghĩa chúng đều thuộc phạm vi tình thái khả năng:

(1) có lẽ anh ấy về rồi.

(2) Nghe đâu anh ấy về rồi.

Trong lôgic học, hai câu này được diễn đạt như nhau: (anh ấy về rồi).

Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ tình thái chủ quan, có thể thấy sự khác biệt trong cam kết tình thái giữa hai câu trên đây: Trong câu (1), người nói đưa ra tính cam kết có mức độ về tính chân thực của nội dung mệnh đề dựa trên những suy đoán; còn trong câu (2), cam kết có mức độ người nói lại dựa trên bằng chứng là tin đồn. Dĩ nhiên, bằng chứng khác nhau thì xác suất hay khả năng hiện thực của các nội dung mệnh đề trong từng câu nói sẽ khác nhau.

Mỗi diễn giải thang độ về mức độ tin cậy cú thể giỳp làm rừ hơn sự khác biệt này. Theo Givón, trong hệ thống tình thái chủ quan, mức độ tin cậy hay xác suất chân thực của mệnh đề sẽ được đánh giá theo bốn thông số sau đây:

a) Ngôi (person): Người nói (speaker) > người nghe (hearer) > người thứ ba (third person).

b) Giác quan (sense): Thị giác (vison) > thính giác (hearing) > các giác quan khác nhau (other senses) > cảm giác (feeling).

c) Tính trực tiếp (directness): Các giác quan (senses) > suy đoán (inference)

d) Khoảng cách (proximity): Gần (near) > xa (far).

Sự phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan như được trình bày trên đây là tương đối phổ biến. Song cũng không thật sự có được sự thống nhất giữa các tác giả. Điều này thể hiện ở chỗ, một số tác giả sử dụng các thuật ngữ tình thái khách quan / chủ quan khác với cách hiểu thông thường.

Chẳng hạn, các nhà ngôn ngữ học thuộc nhóm ngữ pháp chức năng Hà Lan đã dùng thuật ngữ tình thái khách quan một cách khác thường, theo nghĩa đó là tình thái trong ngôn ngữ chứ không phải tình thái trong lôgic. Họ chủ trương phân biệt ba tình thái: 1/Tình thái bản chất (inherent modality), 2/tình thái khách quan (subjective modality). Trong đó tình thái bản chất cho biết quan hệ giữa các tham số của sự tình với việc thể hiện sự đánh giá của người nói về tính thực hữu (the actuality) của sự tình4 theo góc độ nhận thức hoặc đạo nghĩa, mỗi góc độ đều được biểu hiện theo một thang độ, hoặc chắc chắn đến không thể, từ bắt buộc đễn cấm đoán. Cuối cùng, 3/tình thái chủ quan để biểu

4 Hengeveld cho rằng cũng tồn tại một sự khác biệt về nghĩa giữa tình thái khách quan, ở chỗ với tình thái

bản chất, người nói chỉ trình bày sự hiểu biết của mình về một tình huống nào đó, còn với tình thái khách quan, người nói nêu ra sự đánh giá về tình huống dựa trên sự hiểu biết này (there is also sematic difference between inherent and objective modality in that by means of the fomers speakers merely present their knowledge of a give stituation, while be means of the later they offer an evalutin of the situation in terms of this knowledge) (Dẫn theo Siewierska 1991, 124).

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 22 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)