"Tình thái vật lý" và "Tình thái lôgic"

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 31)

Các phán đoán tình thái được chia thành các kiểu phụ thuộc vào quan điểm, mà trên cơ sở đó chúng thể hiện những đặc trưng nhất định. Có thể có nhiều quan điểm về một dữ kiện này hay khác. Về nguyên tắc không có gì hạn chế số tình thái thể hiện các quan điểm đó. Ngoài tình thái chủ quan đã được nêu sơ bộ ở trên như một sự dẫn nhập và sẽ được xét ở chương sau, luận văn khảo sát ngay ở đây trường hợp điển hình nhất của tình thái khách quan là tình thái chân lý. Đó thực chất là sự đánh giá các tình huống hoặc mối liên hệ các dấu hiệu với các đối tượng từ giác độ các quy luật vật lý, sinh học, toán học, lôgic học... qua các thuật ngữ ―tất yếu‖; ―có thể‖; ―ngẫu nhiên‖; ―không thể‖ ...

Trong phán đoán kiểu: ―Tất yếu A‖ khẳng định rằng, sự tồn tại trong hiện thực tình huống được mô tả bởi phán đoán A, bị quyết định bởi tập hợp tương ứng các quy luật. Trong phán đoán kiểu: ―Không thể, A‖ khẳng định các quy luật quyết định sự thiếu vắng tình huống (tức chỉ ra, tình huống đó về nguyên tắc, không thể xảy ra), còn tình thái ―ngẫu nhiên‖ lại chỉ ra tình huống là, cả sự hiện hữu của nó lẫn sự thiếu vắng không bị quy định bởi tập hợp các quy luật (tức là nó có thể có, có thể không xảy ra).

Các tình thái chân lý được chia ra thành các tình thái bản thể luận và

tình thái lôgic phụ thuộc vào việc, từ lập trường của kiểu quy luật nào – tự

nhiên hay lôgic - để đánh giá tình huống, các mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng hay mối liên hệ các dấu hiệu với các đối tượng. Sự đánh giá được thực hiện bởi các tình thái lôgic, chỉ xuất phát từ các hình thức lôgic từ các phán đoán tương ứng. Khẳng định ―Tất yếu lôgic A‖ là đúng khi phán đoán A chân thực do hình thức của mình (tức là hình thức lôgic A được diễn đạt nhờ công

thức hằng đúng, có giá trị phổ quát). Khẳng định ―Không thể lôgic A‖ cho biết tính giả dối chung phổ biến của công thức của nó (tức là về tính không thoả được, tính giả dối khắp nơi của công thức tương ứng). Phán đoán ―Không thể lôgic A‖ chân thực khi công thức ghi nhận hình thức lôgic A thực hiện được, còn phán đoán ―ngẫu nhiên lôgic A‖ chân thực khi công thức này vừa được thực hiện, vừa bị phủ chứng.

Có thể giải thích sự khác nhau giữa các tình thái bản thể luận và lôgic qua các ví dụ. Phán đoán ―Tất yếu, mọi động vật đều phải chết‖ chân thực nếu tính tất yếu được hiểu như tình thái bản thể luận (sinh học), bởi cái chết của từng sinh thể bị quy định bởi các quy luật sinh học. Tuy nhiên, nếu tính tất yếu được hiểu như tình thái lôgic, thì phán đoán đó là giả dối vì công thức

x[P(x)Q(x)] diễn đạt mệnh đề ―mọi động vật đều phải chết‖, lại không phải là hằng đúng. Trong khi đó mệnh đề ―tất yếu lôgic, mọi sinh thể chết đều phải chết‖ lại có thể được coi là chân thực bởi lẽ sự ghi nhận hình thức

x[Q(x)Q(x)] của mệnh đề ―Mọi sinh thể chết đều chết‖ do công thức hằng đúng của lôgic cổ điển quy định.

Mệnh đề ―Có thể, có động cơ vĩnh cửu‖ dĩ nhiên là giả dối, nếu khả năng được hiểu như tình thái vật lý, bởi lẽ các định luật vật lý cấm chỉ sự tồn tại của động cơ vĩnh cửu. Tuy nhiên, vì hình thức lôgic của câu ―Tồn tại động cơ vĩnh cửu được truyền tải bởi công thức xP(x), nên mệnh đề tình thái được dẫn ra là chân thực, khi ngầm hiểu đó là khả năng lôgic.

a) Trong thế giới bao la các tình thái bản thể luận, để giúp phân biệt và hiểu rõ hơn về tình thái lôgic, luận văn tập trung vào một dạng của nó là tình

thái vật lý. Chúng bao gồm: ―tất yếu vật lý, …‖; ―có thể vật lý, …‖; ―ngẫu

nhiên vật lý, …‖; ―không thể vật lý, ...‖ .., nhờ chúng có thể xây dựng các phán đoán tình thái như:

―Tất yếu vật lý là, kim loại dễ dát mỏng‖ hay ―Tất yếu vật lý là, lực tác động = phản lực‖.

―Có thể vật lý là, vẫn còn những nguyên tố hóa học chưa được khám phá‖. ―Ngẫu nhiên vật lý là, sau một năm vào đúng ngày này trời sẽ mưa‖ hay ―Ngẫu nhiên vật lý, thủy tinh ròn‖.

―Không thể vật lý là, sẽ chế tạo được động cơ vĩnh cửu‖ hay ―Không thể vật lý là, mưa suốt bảy ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng‖…

Tất cả đều là các phán đoán về các mối liên hệ được xác định tương thích với các phán đoán phi tình thái từ quan điểm - vật lý duy nhất. Ý tưởng của chúng sẽ được chính xác hoá ở phần lôgic nghiên cứu tình thái vật lý.

Nếu các tình thái lôgic gắn liền với ―cơ chế‖ của tư duy con người và dùng để nêu đặc trưng cho các yếu tố cơ bản của nó, thì các tình thái vật lý lại liên quan đến kết cấu của chính thế giới hiện thực.

Một cái gì đó là tất yếu, nếu nó không thể khác với cái mà nó đang là. Phụ thuộc vào tính tất yếu dựa trên cơ sở nào mà nó được chia thành hai kiểu: lôgic và vật lý. Tính tất yếu lôgic gắn với quy luật lôgic: các quy luật lôgic học và tất cả những gì rút ra từ chúng đều tất yếu lôgic. Tất yếu vật lý gắn liền với các quy luật tự nhiên: tất yếu vật lý là cái mà phủ định nó sẽ vi phạm các

quy luật tự nhiên. Chẳng hạn, tất yếu vật lý là các phán đoán:

―Mọi hành tinh đều quay quanh trục của nó‖.

―Khi chuyển động trên quỹ đạo tĩnh, điện tử không phát năng lượng‖. Sự phủ định các phán đoán đó đều mâu thuẫn các định luật vật lý: phủ định của phán đoán thứ nhất không tương hợp với các định luật cơ học thiên thể, phủ định phán đoán hai không tương hợp với các định luật cơ học lượng tử.

Có thể (khả năng) vật lý là phán đoán không mâu thuẫn với các quy luật của tự nhiên. Chẳng hạn, phán đoán: ―Hiệu suất của động cơ đốt trong

bằng 100%‖ mâu thuẫn với các định luật nhiệt động học vì thế là không thể vật lý. Phán đoán ―Hiệu suất của động cơ loại này cao hơn 30%‖ không mâu

thuẫn với bất kỳ sự hạn chế nào được xác lập bởi các quy luật tự nhiên, nên là có thể vật lý.

Phán đoán là ngẫu nhiên vật lý, khi nó và cả phủ định của nó đều là có thể vật lý. Chẳng hạn, là ngẫu nhiên phán đoán: ―Ngôi nhà này sơn màu xám‖

ở đây không có quy luật tự nhiên nào định trước cho nó màu xám hay màu khác.

Không thể vật lý là các phán đoán mâu thuẫn với các quy luật tự nhiên.

Chẳng hạn, là không thể các phán đoán dưới đây bởi chúng trái ngược với các quy luật cơ học:

―Lực tác động không bằng phản lực‖.

―Lực không bằng tích của khối lượng với gia tốc‖. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất yếu vật lý có thể được xác định thông qua khả năng vật lý: Phán đoán tất yếu vật lý có nghĩa là phủ định của phán đoán đó không là khả năng vật lý. Ví dụ: ―Tất yếu vật lý, các vật thể có khối lượng, hút nhau‖ có nghĩa là

―Không thể có chuyện, chúng không hút nhau‖.

Khả năng vật lý có thể được xác định thông qua tất yếu vật lý: ―Phán đoán có thể vật lý‖ có nghĩa là ―Phủ định của phán đoán đó không là tất yếu vật lý‖. Chẳng hạn:

―Động cơ đốt ngoài có thể vật lý‖ có nghĩa là ―Sự không có động cơ kiểu đó không phải là tất yếu vật lý‖.

Có thể xác định ngẫu nhiên vật lý thông qua khả năng vật lý: ―Phán đoán ngẫu nhiên vật lý‖ có nghĩa là ―có thể vật lý cả phán đoán đó lẫn phủ định của nó‖. Ví dụ: ―Ngẫu nhiên vật lý là mũi tên trong chương trình ―Chiếc nón kì diệu‖ ở ô đỏ‖ có nghĩa là ―có thể vật lý nó dừng lại ở ô đỏ, cũng chính xác như vậy cả có thể vật lý nó không dừng lại ở ô đỏ‖.

Phán đoán tất yếu vật lý là chân thực, nhưng không phải là ngược lại, không phải là mọi chân lý đều là quy luật của tự nhiên.

Phán đoán tất yếu vật lý cũng là phán đoán khả năng vật lý nhưng không phải là ngược lại: không phải mọi khả năng vật lý đều là tất yếu vật lý, tức là quy luật tự nhiên.

Từ tính chân thực của phán đoán suy ra tính khả năng vật lý của nó nhưng không hề ngược lại: không phải mọi sự kiện có thể vật lý đều được hiện thực hóa. Nếu có các vệ tinh của sao Hỏa, thì chúng có thể vật lý, tức là không mâu thuẫn với các quy luật của tự nhiên. Nhưng nếu có khả năng vật lý các vệ tinh nhân tạo của hành tinh này, tức là không mâu thuẫn với các quy luật tự nhiên thì điều đó chưa có nghĩa là sao hỏa đã có các vệ tinh.

Dễ nhận thấy rằng, các mối quan hệ lẫn nhau giữa tất yếu vật lý, khả năng vật lý, và tính chân thực tương tự như các quan hệ giữa tính tất yếu lôgic, khả năng lôgic và tính chân thực. Sau khi đã chính xác hóa ngữ nghĩa của tất yếu lôgic và vật lý cũng như khả năng lôgic và vật lý, ta có thể so sánh các khái niệm tính thái lôgic và vật lý với nhau.

Tất yếu vật lý cố hữu ở các quy luật lôgic khác căn bản với tính tất yếu vật lý vốn đặc trưng cho các quy luật tự nhiên. Thanh kim loại nở ra khi bị nung nóng – đó là quy luật của tự nhiên. Nó tất yếu là như vậy ở mọi xó xỉnh của vũ trụ vào mọi lúc. Các sự vật trong chính bản chất của mình, trong chính cấu trúc sâu thẳm của mình đã được sắp đặt để các độ đo của thanh kim loại gia tăng khi bị nung nóng.

Đồng thời có thể hình dung là thế giới của chúng ta đã thay đổi, hơn thế theo kiểu thanh kim loại bị nung nóng không chỉ nở ra, mà thậm chí còn bị co lại. Tuy nhiên, không thể tưởng tượng nổi một thế giới, trong đó thanh kim loại vừa nở ra, vừa co lại, tức là thế giới, ở đó có sự vi phạm quy luật phi mâu thuẫn lôgic.

b) Các tình thái lôgic bao gồm: ―tất yếu lôgic là, …‖; ―ngẫu nhiên lôgic là, …‖; ―có thể lôgic là, …‖; ... sử dụng các khái niệm này có thể xây dựng

―Tất yếu lôgic, con người là con người‖. ―Có thể lôgic, sắt là kim loại‖.

―Ngẫu nhiên lôgic là, trái đất tự quay‖.

―Không thể lôgic, 5 là số nguyên tố và 5 không phải là số nguyên tố‖. Trong tất cả các phán đoán đó những mối liên hệ vốn được xác lập trong các phán đoán phi tình thái đều được nêu đặc trưng từ quan điểm lôgic. Quan điểm lôgic thực chất là gì sẽ được làm sáng tỏ ở phân môn lôgic nghiên cứu các tình thái lôgic. Tại đây chỉ sơ bộ ghi nhận rằng, tất cả các phán đoán đã nêu đều chân thực.

Phán đoán tất yếu lôgic là phán đoán, mà sự phủ định nó là mâu thuẫn lôgic. Chẳng hạn, các phán đoán sau là mâu thuẫn từ bên trong:

―Không thể có chuyện, nếu nêon là khí trơ thì nêon là khí trơ‖ và ―không thể có chuyện, cỏ màu xanh hoặc không màu xanh‖.

Điều đó có nghĩa là, các phán đoán khẳng định ―nếu nêon là khí trơ thì nêon là khí trơ‖ và ―cỏ màu xanh hoặc không màu xanh‖ là những phán đoán tất yếu lôgic. Khái niệm tính tất yếu lôgic gắn liền với khái niệm quy luật lôgic. Các quy luật lôgic và tất cả những gì rút ra từ chúng đều mang tính tất yếu lôgic. Như vậy tất cả các quy luật lôgic mệnh đề được xét trước đây đều là tất yếu lôgic.

Tính chân thực của phán đoán tất yếu lôgic được xác lập không phụ thuộc vào kinh nghiệm, mà trên cơ sở thuần tuý lôgic. Như vậy, tính tất yếu lôgic là dạng chân lý mạnh hơn so với tính chân thực dữ kiện. Chẳng hạn, phán đoán ―than đen‖ chân thực một cách dữ kiện, để khẳng định tính chân thực của nó chỉ cần sự quan sát kinh nghiệm. Thế còn các phán đoán ―than là than‖ hay ―đen là đen‖... là tất yếu chân thực: để xác lập tính chân thực của chúng không cần phải hướng tới kinh nghiệm, chỉ cần biết nghĩa của các từ có trong đó. Do các phán đoán đó là tất yếu lôgic, nên có thể thêm tổ từ đầu ―tất yếu lôgic là,...‖ (―tất yếu lôgic, than là than‖).

Khả năng lôgic là tính phi mâu thuẫn nội tại của phán đoán. Phán đoán

―Hiệu suất sinh công của máy hơi nước bằng 100%‖ rõ ràng là giả dối, nhưng nó phi mâu thuẫn nội tại và như thế có nghĩa là có khả năng lôgic. Nhưng phán đoán: ―Hiệu suất sinh công của máy hơi nước vượt quá 100%‖ là mâu thuẫn và không thể lôgic.

Khả năng lôgic còn có thể được xác định thông qua khái niệm quy luật lôgic: có khả năng lôgic phán đoán mà không mâu thuẫn với quy luật lôgic, chẳng hạn: ―Vi khuẩn là những cơ thể sống‖ tương hợp với các quy luật lôgic, cho nên, có khả năng lôgic; còn phán đoán ―Không thể có chuyện, nếu một người là sinh viên thì người đó là sinh viên‖ lại mâu thuẫn với quy luật đồng nhất và do vậy là không thể lôgic.

Ngẫu nhiên là cái có thể có, mà cũng có thể không có. Ngẫu nhiên không ngang bằng với khả năng mà không thể không xảy ra. Đôi khi ngẫu nhiên còn được gọi là ―khả năng kép‖, tức là vừa ngang bằng với khả năng phán đoán và với phủ định của nó. Phán đoán là ngẫu nhiên lôgic, khi bản thân nó và sự phủ định nó đều có khả năng lôgic.

Phán đoán không mâu thuẫn nội tại, là có thể lôgic. Nếu không chỉ bản thân phán đoán, mà cả phủ định của nó đều không mâu thuẫn thì phán đoán đó là ngẫu nhiên lôgic. Ngẫu nhiên là phán đoán ―Mọi sinh thể đa bào đều phải chết‖: cả sự khẳng định dữ kiện đó lẫn sự phủ định đó đều không chứa mâu thuẫn nội tại lôgic.

Phán đoán không thể lôgic là phán đoán mâu thuẫn nội tại. Không thể

lôgic các phán đoán: ―Thực vật thở và không thở‖;

―Không thể có chuyện, nếu vũ trụ vô tận thì nó vô tận‖;

Cả hai đều là các phán đoán phủ định các quy luật lôgic: quy luật mâu thuẫn và quy luật đống nhất.

Có thể định nghĩa các khái niệm tất yếu lôgic và khả năng lôgic thông qua nhau: ―A tất yếu lôgic‖ có nghĩa là ―phủ định A không là khả năng lôgic‖. Ví dụ:

―Tất yếu nóng là nóng‖ = ―không thể có chuyện, nóng không là nóng‖. ―A lôgic có thể‖ có nghĩa là ―phủ định A không là tất yếu lôgic‖. Ví dụ: ―Có thể Cađimi là kim loại‖ = ―không thể có chuyện, tất yếu Cađimi không là kim loại‖). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể định nghĩa ngẫu nhiên lôgic thông qua khả năng lôgic:

―Ngẫu nhiên lôgic A‖ có nghĩa là ―Khả năng lôgic cả A lẫn phủ định A‖. Ví dụ: ―Ngẫu nhiên lôgic, trên trái đất có sự sống‖ = ―có thể lôgic, trên trái đất có sự sống và cũng có thể lôgic, trên trái đất không có sự sống‖.

Phán đoán tất yếu lôgic là chân thực, nhưng không ngược lại: không phải mọi chân lý đều là tất yếu lôgic. Phán đoán tất yếu lôgic còn là phán đoán khả năng lôgic, nhưng không ngược lại: không phải mọi khả năng lôgic đều tất yếu lôgic

Từ sự chân thực của phán đoán suy ra khả năng lôgic của nó, nhưng không ngược lại: khả năng lôgic có tính chân thực yếu hơn.

Tất yếu lôgic chặt chẽ hơn so với tất yếu vật lý: tất yếu lôgic hẹp hơn tất yếu vật lý: mọi cái tất yếu lôgic đều là tất yếu vật lý, nhưng không ngược lại. Nói khác, các quy luật lôgic đã là quy luật tự nhiên nhưng không phải là ngược lại. Chẳng hạn nếu hành tinh quay – đó là hệ quả của quy luật lôgic và

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái (Trang 31)