Chương 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA LÔGIC TÌNH THÁI
2.2. Tình thái và tính cách học
2.2.2. Tình thái chủ đạo với kiểu người điển hình
Trước hết, có thể thấy (qua ví dụ các kiểu người như nông nổi và cẩn thận) rằng, các tính cách đối lập nhau biểu hiện ở các tình thái đối lập. Nông nổi - chủ đạo là hay và thích đánh giá. Điều đó có nghĩa là, đối với người kiểu
này quan trọng nhất là ước muốn của họ và sự đánh giá của họ đối với hiện thực từ lập trường riêng của họ như là ―tốt‖, ―xấu‖ hay ―bình thường‖. Ngược lại, người nông nổi không mấy chú ý đến tình thái bổn phận, thực tế họ ít để ý việc gì là có thể, bị cấm hay được phép. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là người nông nổi liên tục thực hiện các hành vi bị cấm ở khắp nơi và không chịu làm điều phải làm. Nhưng giả định có hai người – nông nổi và cẩn thận đang rất vội đi đâu đó và dừng lại ở ngã tư đang đèn đỏ (giả định lúc đó khụng cú ụ tụ), rừ ràng là, người nụng nổi sẽ liều mỡnh chạy thục mạng qua đường bất chấp đèn đỏ, còn người cẩn thận chắc không hành động như vậy, bởi lẽ tình thái bổn phận chiếm ưu thế ở kiểu người này. Người cẩn thận luôn làm việc cần phải làm, và thực tế không bao giờ thực hiện hành vi bị cấm, chính xác hơn, cái có giá trị đối với kiểu người đó bị bao hàm trong bổn phận, bởi vì hoạt động của họ hướng đến làm giảm thiểu sự lo âu bằng cách thực hiện các hành động bị ám ảnh, chứ còn sự tuyên đọc các câu ám thị và thực hiện các nghi lễ ám ảnh – cũng vẫn chưa đủ để giải toả sự lo lắng. Như vậy, người nông nổi mang tính cách đánh giá, còn người cẩn thận – tính cách bổn phận. Điều đó có nghĩa gì đối với lý thuyết tình thái và nó làm giàu tính cách học như thế nào? Hãy so sánh một số câu dưới ánh sáng những lập luận nêu trên.
(1) Tôi luôn làm cái gì mà tôi muốn.
(2) Mời ngồi
(3) Đúng vậy, thưa ngài
(4) Có thể nói dối bao nhiêu lần cũng được, cái chính là để người ta không đoán ra.
Các câu 1 và 4 có thể rất đặc trưng cho người nông nổi. Người cẩn thận khó dám thốt ra những câu như vậy. Ngược lại, các câu 2 và 3 lại quá đặc trưng cho người cẩn thận, người nông nổi hẳn không nói những câu lịch sự như vậy. Sự so sánh này giúp phần nào trả lời câu hỏi, sự kết hợp giữa lý thuyết tình thái và tính cách học làm nhẹ nhàng hơn việc phân tích câu nói
của những người có đặc tính tâm lý khác nhau. Có thể đối với bác sĩ thần kinh những nhận xét này phục vụ những mục đích thuần tuý thực tiễn - nhằm hiểu rừ hơn đặc điểm tinh thần của bệnh nhõn trong quỏ trỡnh chữa trị bệnh tõm lý, giúp chuẩn đoán bệnh theo nghĩa rộng, còn phần này luận văn này có mục đích thiên nhiều hơn về lý thuyết.
Vậy người hai kiểu người này có thái độ thế nào với các tình thái khác?
Chẳng hạn, với tình thái tri thức luận? Thái độ của họ hết sức thú vị. Như thường thấy, người nông nổi thích khoe khoang, có khi cả nói dối. Chúng ta hay gặp những tình tiết ―đầy mưu toan‖ trong các tiểu thuyết phiêu lưu ký, bi- hài kịch, truyện trinh thám, phóng sự điều tra, một số nhân vật thường bị cuốn vào vòng xoáy nói dối, đánh lừa, hay mắc những sai lầm mang tính tri thức luận, biểu hiện ở việc, lẽ ra phải dùng một toán tử tri thức luận lại đặt toán tử đối lập hẳn lại.
Ngược lại, người cẩn thận lại tỏ thái độ cực kỳ thiện chí và thận trọng đối với tri thức. Tri thức đối với họ trước hết là hiểu biết thực chứng chính xác, tốt nhất là đã được xác nhận bằng các con số. Vì thế người cẩn thân có thể làm tốt công việc thủ quỹ hoặc việc kiểm phiếu bầu cử, nhưng họ không thể là chủ tịch (lãnh đạo), những người này hầu như thiếu hẳn ý chí giành quyền lực, họ thích phải phục tùng người khác hơn là có toàn quyền, được tự do, độc lập.
Người cẩn thận thường trung thực và có thể tiên liệu trước hành động của mình. Họ ít lừa dối ai bao giờ và cũng không dễ gì ai lừa dối được họ vì họ luôn tỉnh táo với mọi tri thức. Đối với tình thái chân lý người nông nổi và người cẩn thận cũng là hai cực trái ngược nhau. Với người nông nổi, về nguyên tắc tất cả đều có thể, bởi lẽ phần lớn những gì họ nói đều diễn ra trong trí tưởng tượng của họ, trong lĩnh vực tưởng tượng. Đối với người cẩn thận địa bàn cái không thể, thần bí, diệu kỳ, là lĩnh vực cảm xúc quan trọng. Một mặt, họ đồng ý rằng, tất cả đều hợp lý, nhưng mặt khác, họ có thói quen
không dễ bỏ là vẫn luôn tin vào mọi dấu hiệu, điềm báo, mê tín dị đoan có thể, vào sức mạnh của các hành vi nghi lễ, nói ngắn gọn, họ tin vào điều mà Freud trong tác phẩm ―Totem và cấm kỵ‖ gọi là sự áp chế của tư tưởng: người cẩn thận thường cho rằng, giữa họ và hiện thực có mối liên hệ thần bí, kiểu như hễ họ nghĩ đến cái chết của ai đó quen biết, thì y như rằng hôm sau người đó chết. Ở đây không có gì giống với tưởng tượng ở người nông nổi. Mê tín mang tính nghi lễ, tính tôn giáo đẹp đẽ của người cẩn thận khác với sự lừa lọc trí trá, nó giống với những biểu hiện huyễn hoặc hơn, nhưng vẫn khác với chúng, tựa như ngôi nhà khác với ý nghĩ về siêu lợi nhuận.
Trong các quan niệm về không gian và thời gian hai kiểu người này cũng đối lập nhau. Tính cầu toàn ở người cẩn thận (ví dụ, thường có mặt đúng lúc và nơi quy định) đối lập với tính thất thường đầy ngẫu hứng của người nông nổi. Người cẩn thận ưa chính xác, còn người nông nổi lại hay tự do-tuỳ tiện. Thường thì người cẩn thận nhớ quá khứ đến từng chi tiết và cũng lập kế hoạch cho tương lai không kém phần cụ thể, còn người nông nổi (nhiễu tâm), như Freud đã nhận xét, thường dễ quên quá khứ, căn chỉnh lại nó theo ý mình và chỉ có thể tồn tại phù hợp với tính cách của mình ở đây và bây giờ.
Đến đây chúng tôi thử xem người lạc quan ứng hợp thế nào với các tình thái. Họ có thể rất thờ ơ với chân lý và những điều kỳ lạ, tức tình thái chân lý không phải là ưu thế đối với họ, có thể điền vào ô tuơng ứng dấu ―0‖. Ở khía cạnh bổn phận người lạc quan cũng có thể biểu hiện khác nhau, có thể như người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật với cái Siêu Tôi đủ mạnh (giống người cẩn thận), cũng có thể biểu hiện mình khá tự do (giống người nông nổi). Như vậy, bổn phận cũng không phải là dấu hiệu ưu thế của người lạc quan. Liên quan đến tình thái đánh giá, có thể nói, đối với kiểu người này những giá trị, những đánh giá tốt hay xấu là rất quan trọng. Đây là điểm làm họ khá giống với kiểu người nông nổi, mặc dù thái độ đối với các giá trị được biểu hiện ở họ, dĩ nhiên, là khác, theo cách của người lạc quan, dâng tràn
mạnh hơn. Người lạc quan thích tận hưởng cuộc sống, và điều đó đủ nói lên tất cả, trong khi đó người nông nổi lại thường biến sự thụ hưởng của mình thành sự dày vò mình và người khác. Cách này hay khác, đối với người lạc quan tình thái đánh giá đúng là tình thái tích cực chiếm ưu thế (Ах+).
Người lạc quan khá thờ ơ với việc trau dồi tri thức. Rất hiếm trong số kiểu người này các nhà bác học nổi tiếng và thực tế không có nhà triết học nào. Như vậy, tri thức luận đối với người lạc quan là tình thái không chiếm ưu thế. Thế nhưng thời gian và không gian lại là nơi người lạc quan tung hoành như ở nhà mình vậy. Cả quá khứ lẫn tương lai đều không thành vấn đề tâm lý gì đối với họ.
Chuyển sang kiểu người trầm tư (hay lo âu). Kiểu người này không ưa việc đánh giá do bản tính hiện thực tuyệt đối của họ. Đây là điểm khác biệt nhất của người trầm tư so với người cẩn thận. Như vậy, đối với kiểu người này đánh giá là tình thái không chiếm ưu thế ("0"). Ngược lại, bổn phận luôn dày vò kiểu người trầm tư: ―Tôi hành động thế đã đúng chưa?‖, ―Tôi có cần phải làm điều đó không?‖, ―Tôi có quyền nói vậy không?‖. (―Ai có lỗi?‖ và
―Làm gì?‖ là hai câu hỏi thường trực ở kiểu người này). Đó cũng là những suy nghĩ, câu nói thường có nhất của các bậc trí giả-trầm tư, tức là khác với kiểu người cẩn thận và kiểu người gia trưởng hay lấy sự bất di bất dịch làm luật định đời sống, thì người trầm tư hay suy nghĩ xét lại điều tưởng như bất di bất dịch. Vì thế có thể nói, bổn phận đối với kiểu trầm tư là tình thái chiếm ưu thế (D+). Đánh giá tuy không chiếm ưu thế (Ax-), nhưng người trầm tư cũng hay thể hiện gần như trong lĩnh vực bổn phận. Kiểu người này không hẳn thờ ơ với hưởng lạc, mà điều đó cũng là đối tượng suy tư thường xuyên của họ. ―Đấy tôi bây giờ ngồi ở phòng ấm áp, mà đồng bào miền Trung đang phải vật lộn với bão lũ‖, ―Ở ta mọi thứ đều ổn cả, vậy mà ở Ai Cập đang có vô số người biểu tình bị bắn giết‖… Tình hình cũng là như vậy đối với tình thái tri thức luận ở người trầm tư. Về cơ bản họ hay nghi ngờ. Người trầm tư
thường không tin vào bất kỳ cái gì cả, luôn nghi ngờ mọi thứ - chính vì thế trong số họ có nhiều nhà khoa học tốt, nhất là khoa học tự nhiên (ví dụ:
Đácuyn). Thời gian và không gian đối với người trầm tư cũng là vấn đề tâm lý dằn vặt. Tâm trí của họ luôn không ở nơi và không vào lúc, mà ở đó và lúc đó thể xác hiện diện (hồn phách phiêu du ở nơi khác, lúc khác). Đối ngược với kiểu người nông nổi và lạc quan kiểu người trầm tư không mấy khi lại hiện hữu ở đây và bây giờ. Và ở khía cạnh này họ gần với kiểu người cẩn thận. Trong lúc nói chuyện người trầm tư hay nghĩ về quá khứ hay tương lai, ở nơi này lại nghĩ đến chỗ khác. Không gian và thời gian đối với kiểu người trầm tư cũng là ưu thế với dấu trừ (S-, T-).
Gia trưởng là kiểu người hiện thực (Al-), thường thờ ơ với cái siêu nhiên. Bổn phận đối với kiểu gia trưởng là quan trọng nhất, tính độc đoán đến căng thẳng ở họ đòi hỏi bản thân và trên hết là những người khác phải tuân thủ chuẩn mực. Đây là điểm khác biệt nhất của người gia trưởng với người cẩn thận vốn không độc đoán và quen áp chuẩn mực chỉ cho riêng mình. Cách này hay khác bổn phận đối với kiểu gia trưởng là tình thái ưu thế tuyệt đối (D+). Ở khía cạnh đánh giá kiểu gia trưởng chia thành 2 nhóm: có người gia trưởng với những khát vọng cháy bỏng và những người gia trưởng phiêu lưu- khổ hạnh. Như vậy, không thể coi đánh giá là tình thái ưu thế của tip người gia trưởng ("0")
Đối với tình thái tri thức luận kiểu người gia trưởng luôn ―biết, cần như thế nào‖, và không bao giờ nghi ngờ vào điều gì hết. Sự kết hợp giữa tính hướng ngoại và tính hiện thực (không tự kỷ, dưới đây sẽ so sánh với kiểu người hiền lành), sự thẳng thắn và kém sâu sắc trí tuệ không cho phép kiểu gia trưởng phát minh và sáng tạo những lý thuyết mới. Như vậy, tri thức luận, rừ ràng là mặt yếu của kiểu người này (Ер-). Khụng gian và thời gian đối với kiểu người gia trưởng không có gì là đặc trưng cả ("0").
Và cuối cùng là kiểu người hiền lành (rụt rè). Tình thái chân lý đối với họ là tích cực. Trong số người kiểu hiền lành có những nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng như Calvin, các nhà thần học thiên chúa giáo (Agustino, Phoma Acvinxki…). Bổn phận dao động phụ thuộc vào việc, tính cách rụt rè nghiêng về phía nào – trầm tư hay cẩn thận – mà cũng thiên về phía trừ hay cộng, khiến cho kết quả là trung hoà. Đối với tình thái giá trị kiểu người hiền lành cũng có thể ứng xử khác nhau - từ niềm vui ―tự mãn‖ mạnh mẽ hoặc tinh thần duy mỹ đến ngoảnh mặt làm ngơ thờ ơ trước cái đẹp (kết quả là "0"). Tri thức luận là tình thái có sắc màu tích cực nhất của kiểu người hiền lành - họ thường là người trí tuệ sáng tạo – nhà văn, nhà khoa học, nhà triết học. Thời gian và không gian cũng là những phạm trù khá chính xác và tích cực ở kiểu người hiền lành, nhưng khác với ở kiểu người cẩn thận, ở kiểu người hiền lành chúng có nét tự kỷ như Kant đối với phép cảm tính siêu nghiệm. Tất cả các nhà triết học có tác phẩm suy tư về thời gian và lịch sử từ Agustino và Vico cho đến Becxông, Berdiaev, Reikhenbach, Tôbi đều thuộc kiểu người hiền lành. Trong cuộc sống đời thường kiểu người này định hướng tốt trong không gian và thời gian (mặc dù hiểu chúng theo phong thái tự kỷ) – đây là điểm khiến họ gần với kiểu người cẩn thận, nói chung giữa hai kiểu người này có nhiều điểm giao thoa về tính cách. Có thể khái quát tất cả những điều nói trên vào bảng dưới đây.
Kiểu người Tình thái
Chân lý Tri thức Đánh giá Bổn phận Thời gian Không gian
Lạc quan 0 0 + 0 0 0
Gia trưởng — + 0 + 0 0
Trầm tư — — 0 + — —
Nông nổi — — + — — —
Cẩn thận + + — + + +
Hiền lành + + 0 0 + +
Ứng dụng được xét trong tiết này đã làm cho lôgic tình thái trở nên khá gần gũi với một phân ngành của tâm lý học, y học thần kinh và giáo dục trẻ em. Dựa vào quan sát hành vi và yêu cầu trả lời một số câu hỏi đặc trưng, các chuyên gia có thể xác định đối tượng thuộc kiểu người nào, tương ứng sẽ có tính cách (hay tình thái) gì là chủ đạo, để từ đó có những ―toa thuốc‖ đặc trị hay phương pháp giáo dục riêng cho đối tượng. Sự nghiên cứu còn phải được tiếp tục bởi chính các nhà lôgic học và các nhà khoa học trong các lĩnh vực vừa nêu. Đây là hướng nghiên cứu liên - đa ngành rất có triển vọng, mà lôgic học rất cần đi trước một bước để xây dựng khung mẫu lý thuyết và tạo bộ công cụ triển khai cho các phân môn khoa học khác. Nhưng để đáp ứng được kỳ vọng đó thì bản thân lôgic học cũng phải quay trở về giải quyết tốt những vấn đề của mình để tự tạo cơ sở bền vững và đáng tin cậy nhất. Nghĩa là nó cũng phải thanh toán các nghịch lý, khắc phục những mâu thuẫn riêng để tiếp tục phát triển. Lôgic tình thái và một nhánh của nó là tình thái tri thức luận (số 2) cũng có những vấn đề như vậy mà nổi lên hàng đầu là vấn đề toàn quyền lôgic và những cơ sở nhận thức luận của nó sẽ được luận văn xét thêm ở dưới đây nhằm cung cấp bức tranh đầy đủ hơn về triển vọng ứng dụng của lôgic tình thái.