Nguyễn Văn Vĩnh qua đánh giá của những năm gần đây

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 93)

3. Cách thức trình bày và hệ thống chuyên mục trên Đông Dương tạp chí.

2.3. Nguyễn Văn Vĩnh qua đánh giá của những năm gần đây

Đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh, đa số các nhà nghiên cứu văn học đều không thể phủ nhận đóng góp của ông về mặt văn hóa, văn học nhưng có phần né tránh; cái tội danh “phản bội, phản quốc, vọng ngoại”, là tay sai, bồi bút cho thực dân Pháp vẫn đeo đẳng trong nhiều nhận định. Nhiều phê phán cực đoan

đến mức phủ định một số giá trị và những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh cũng như Đông Dương tạp chí với nền văn hóa, văn học dân tộc. Bước sang thế kỷ

XXI, trong xu thế đổi mới và cởi mở, một số vấn đề của quá khứ được nhìn nhận xem xét lại, theo đó, vấn đề về Nguyễn Văn Vĩnh cũng được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay quan tâm.

Theo GS.Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Vĩnh là:

Một nhân vật quan trọng của buổi giao thời. Ông chủ trương theo mới, nhưng không tán thành con đường bí mật bạo động, mà chọn con đường “công khai dựa vào Pháp để canh tân đất nước”.

Bởi vậy, ông vừa ra sức trình bày tư tưởng dân chủ tư sản Âu Tây, vừa phê phán hủ tục của người Việt bằng hình thức sách, báo.

Trong phạm vi có thể, ông đã cố gắng noi theo đường lối chủ Phan Chu Trinh, phê phán thẳng thừng chế độ phong kiến, kêu gọi mọi người Việt hãy thực hành kỹ nghệ và thương mại, mới có thểđưa đất nước đến chỗ phú cường.

Tuy cộng tác với Pháp, nhưng ông đã hai lần từ chối Bắc đẩu bội tinh của họ.

Về mặt văn học, tờ Đông Dương tạp chí do ông làm Chủ bút, và các tác phẩm dịch của ông một thời đã là lò đào luyện lớp thanh niên tân học.

Một đóng góp không nhỏ nữa của ông, đó chính là lòng nhiệt tình với chữ

Quốc ngữ.

“Từ điển văn học”

Còn nhà Nhà văn Vũ Bằng trong “40 năm nói láo” nhắc lại về Nguyễn Văn Vĩnh như sau:

Không phải nói, ai cũng biết ông Vĩnh là nhà học nhiều biết rộng, vấn đề

gì cũng biết. Điểm đó, ông phải là một điểm đặc biệt, vì chung quanh ông cũng có nhiều người như thế. Nhưng khác một điều là những người kia thì không ứng dụng được cái biết của mình làm lợi ích cho người khác. Đằng này, ông Vĩnh học và hành ngay. Phải nói ngay, thời ấy, ông đã có một ý thức về nghề báo... ...Ông Vĩnh là người lắm công nhiều việc. Ông làm việc như con trâu cày, không mấy khi muốn phiền người khác. Thú thật, cho đến bây giờ, tôi sợ nhiều người nhưng chưa sợ gì như sợ cái tài viết của ông...Ông viết tin, viết xã luận, làm thơ, khảo cứu, phóng sự và dịch tiểu thuyết thì quả không chê được...

Nói đến ông Vĩnh, người ta thường nhớ ngay đến loạt bài đả kích chủ

trương quân chủ của Phạm Quỳnh theo sát với Tây, mà hầu như đều quên rằng chiến dịch làm cho từ Bắc đến Nam sôi nổi, hăng say, chiến dịch khích động lòng yêu nước của toàn dân lúc ấy, chiến dịch làm cho Pháp giựt mình, vì không ngờ ông Vĩnh lại được dân chúng tin yêu đến thế, chính là chiến dịch tẩy chay Hoa kiều bằng một bài báo ký tên là "Quan Thành".

...Những lời đe dọa, khi thì sỗ sàng, khi thì mềm dẻo của nhà cầm quyền Pháp hồi đó, kéo dài không ngớt trong cuộc đời ông. Vậy mà, thà là chịu khổ

sở, thiếu thốn, hiểm nghèo, chớ không chịu vị tình người Pháp hay vì tiền của họ mà thay đổi lập trường, chí hướng... .

Nhà văn Hoàng Tiến, trong bài viết “Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh chiếc cầu nối văn hóa Đông - Tây” đã khẳng định: Nguyễn Văn Vĩnh đáng được ghi công đầu trong công cuộc bắc chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây. Trong bài viết, ông đã liệt kê sơ bộ về hệ thống tác phẩm dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, sau đó đi sâu phân tích công khai phá giới thiệu các loại hình văn học phương tây (thơ, truyện trẻ con, kịch, tiểu thuyết), và giới thiệu truyện Kiều bằng tiếng Pháp. Cuối cùng, ông nhấn mạnh: “Chúng ta là lớp hậu sinh ở cuối thế kỷ, hay chúng ta chịu ơn những người đi trước, và càng thêm lòng kính phục khi ta biết hoàn cảnh khó khăn của lớp trí thức cha ông ở buổi giao thời. Chỉ với giác độ một dịch giả thôi, ông Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng với danh xưng là chiếc cầu nối hai nền văn hóa Đông Tây”.

Trong triển lãm Báo chí quốc ngữ Việt Nam năm 2010, chân dung Nguyễn Văn Vĩnh và hình ảnh hai tờ Đăng cổ tùng báoĐông Dương tạp chí

được trưng bày ở vị trí trang trọng và được đánh giá là hai tờ báo quan trọng trong sự nghiệp làm báo của Nguyễn Văn Vĩnh nói riêng và nền báo chí Việt Nam nói chung. Ngoài ra còn tổ chức riêng một buổi tọa đàm nhấn mạnh công lao của Nguyễn Văn Vĩnh có sự tham gia đánh giá của các nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, nhà báo Yên Ba, Giáo sư Đỗ Quang Hưng. Các nhà nghiên cứu này đều lần lượt nhắc lại những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trên hai tờ báo, đóng góp hoàn thiện văn phạm và hệ thống chữ quốc ngữ;

đóng góp trong việc tập chung và hình thành một đội ngũ nhà văn, nhà báo mới; và khẳng định, đỉnh cao của chữ quốc ngữ không gì khác chính là tờ Đông Dương tạp chí.

GS. Đỗ Quang Hưng nhận xét: “Tên tờ báo có nghĩa là tiếng trống, xét riêng về mặt ngôn ngữ thì đã có bước tiến rất lớn. Tờ báo do Nguyễn Văn Vĩnh

đảm nhận phần tiếng Việt, rất tuyệt vời. Tiếc là tờ báo này cũng chỉ sống được một quãng thời gian ngắn vì số phận của nó gắn với Đông Kinh Nghĩa Thục.

Đỉnh cao của chữ quốc ngữ không gì khác chính là tờ Đông Dương tạp chí. Báo làm nhiệm vụ dạy chữ quốc ngữ cho người dân, hoàn thiện văn phạm và hệ

thống chữ quốc ngữ, bên cạnh việc thực hiện chức năng báo chí rất hay. Dù vậy, nhiều người ác cảm thái độ chính trị của Nguyễn Văn Vĩnh”.

Như vậy, Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá theo những phương diện, góc

độ khác nhau: không xét đến bối cảnh lịch sử; xét bối cảnh lịch sử nhưng không liên hệ bối cảnh với việc phân tách nội dung, quan điểm lập trường chính trị. Theo chúng tôi, đánh giá như vậy thực chưa thỏa đáng. Không né tránh chúng tôi muốn đánh giá khách quan về một Nguyễn Văn Vĩnh và sự lựa chọn của ông trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

3.` Tiểu kết về Nguyễn Văn Vĩnh

Trên đây, chúng tôi đã hệ thống lại một số đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh qua trục dọc thời gian. Và trên cơ sở những tư liệu về Nguyễn Văn Vĩnh (chủ

yếu trong Đông Dương tạp chí) đã nghiên cứu, khảo sát, phân tích và tiếp thu

được chúng tôi rút ra một số kết luận đánh giá đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh

ở những phương diện sau:

Là một nhà báo tài năng, một người có công lớn trong việc phát triển báo chí tiếng Việt.

Là một dịch giả lớn, là chiếc cầu nối văn hóa Đông - Tây. Thông qua dịch thuật ông đã truyền tải được một khối lượng kiến thức khổng lồ về văn học, văn hoá, tư tưởng phương Tây. Ông dịch tất cả các thể loại, không chỉ riêng tiếng Pháp mà cả chữ Hán, chữ Nôm, và dịch ngược từ chữ Nôm ra chữ Pháp, nổi tiếng và kỳ công nhất là dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp.

Là người có những đóng góp không nhỏ cho quá trình cổ vũ, truyền bá và cải tiến chữ quốc Ngữ.

Là một trong những người đặt viên gạch nền móng xây dựng văn học hiện

đại Việt Nam.

Chắc chắn rằng, những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh mà chúng tôi vừa tổng kết trên đây hoàn toàn không mới mẻ và đã được ghi nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là, để có những

đóng góp “gạch đầu dòng” này là kết quả hoạt động và lao động không mệt mỏi và kiên trì đến cùng của cả một cuộc đời giữa hoàn cảnh đất nước rối ren và vô cùng phức tạp.

Bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thực dân Pháp đang thống trị Việt Nam, hàng loạt các cuộc nổi dậy đều bị dìm trong biển máu. Ở đây, chúng tôi sẽ

không bàn hay phân tích về con đường cứu nước của các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… là tích cực hay cực đoan, là đúng hay sai. Điều mà chúng ta không thể phủ nhận là, kết quả lịch sử của tất cả các phong trào yêu nước này đều rơi vào thảm bại. Nguyễn Văn Vĩnh vào thời đó hẳn không phải không nhận biết được điều này. Thái độ, quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh trong lúc này là “canh tân đất nước”, bởi ông sớm nhận ra: “Từ chế độ học thuật, văn chương đến phong tục, tính tình ở chỗ nào so với phương tây cũng là kém là thua, cũng xấu, cũng hủ, cũng cần phải sửa đổi”. Trước sự lo lắng của nhiều người rằng “theo tây thì sau mất nước, chỉ những lo quốc hồn mai hậu không còn” Nguyễn Văn Vĩnh đã rất tự tin khẳng định: “Phải biết rằng cơ còn mất ấy là ở ta. Người còn thì nước còn”. Rõ ràng, lựa chọn con đường canh tân đất nước là một sự lựa chọn có chủ đích của Nguyễn Văn Vĩnh. Và vì thế, tội danh “tay sai, bồi bút” mà nhiều người gán cho ông có lẽ nên suy nghĩ lại một cách thấu đáo hơn.

Chúng ta đã biết, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những thành viên tích cực, hăng hái nhất của phong trào Duy tân. Đặc biệt là từng hăng hái ngồi cùng một chiếu Đông Kinh nghĩa thục với Nho gia, đó là Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh… những vị thủ lĩnh của các phong trào yêu nước nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Có thể hào hứng trong cùng một phong trào như

vậy, Nguyễn Văn Vĩnh tất phải có những quan quan điểm, tư tưởng yêu nước rất gần gũi với các bậc nho gia ấy.

Thêm nữa, chúng tôi cũng muốn dẫn ra rằng, phong trào Đông Kinh nghĩa thục vì sao phải đóng cửa? vì Pháp lo ngại về những mục tiêu cách mạng quá rõ ràng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc nô dịch của chúng. Một

đường hướng đúng đắn nhưng thẳng thắn, lộ liễu trong hoàn cảnh này thực khó mong có được sự tồn tại. Nguyễn Văn Vĩnh cũng từ Đông Kinh nghĩa thục mà nhận lấy ngọn đuốc duy tân từ tay Nho gia, nhận thấy trọng trách canh tân đất nước theo một phương pháp khác. Sự ra đời của tờ Đông Dương tạp chí được nhận định “Tất cả các mục tiêu mà Đông Dương tạp chí đề ra đều giống với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, trừ việc tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ”. Tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ, đó chắc chắn là sự lựa chọn khôn ngoan lúc bấy giờ. Cũng cần phải nhấn mạnh, chỉ hai năm đầu, Đông Dương tạp chí đóng vai trò là một tờ báo cung cấp thông tin về đời sống chính trị, xã hội; ở đó, những bài tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ ngày càng thưa dần. Còn từ 1915 và những năm sau đó, Đông Dương tạp chí đã hoàn toàn chuyên chú vào văn chương, học thuật. Về điều này, Nguyễn Trần Huân trong “Đưa vào văn học Việt-nam” đánh giá: “… Từ 1914, Đông Dương tạp chí đã thất bại. Nhà cầm quyền Pháp muốn tạo một tạp chí khác có trình độ trí thức thật cao để ủng hộ

chính sách thuộc địa của họ”. Nhìn lại thời điểm hoàn cảnh lịch sử, quá trình phát triển của tờ Đông Dương tạp chí, cũng như căn cứ vào đánh giá ấy chúng ta có thể thấy được sự khôn khéo, mềm dẻo trong thái độ ứng xử của Nguyễn Văn Vĩnh.

Tóm lại, chúng ta đều không phủ nhận, Đông Dương tạp chí ra đời nằm trong âm mưu văn hóa của thực dân Pháp. Quá trình hoạt động, xuất bản của tờ

báo bắt buộc phải nằm trong sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền, vì lẽ đó, nội dung của tờ báo phải mang tính chất phục vụ chính phủ bảo hộ. Đặng Thái Mai cũng lên tiếng: “Quyền lãnh đạo văn hoá đã vào tay bọn thống trị nước ngoài cho nên cái mà người ta gọi là văn học Việt Nam trên thị trường hồi này chỉ có thể phát triển theo đường lối của chủ nghĩa thực dân. Do đó mà cái thiện chí của những người muốn xây dựng văn học nước nhà bằng phương tiện công khai, cũng bị hạn chế”.

Trong bài nghiên cứu “Nhân quả Đông Du”, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương cũng nhìn nhậnTrong lịch sử của một quốc gia, một dân tộc hay một xã hội vẫn thường hiện hữu những thời điểm mà ở đó, lúc đó cả những người sáng suốt nhất, thậm chí có thể là vĩ nhân trong những hoàn cảnh khác, những thời điểm khác, cũng không thể nào đưa ra những phương án khả dĩ làm cho quốc gia hay xã hội ấy thoát khỏi bế tắc hay khủng hoảng. Chính vì vậy mà các bậc minh triết Đông lẫn Tây xưa nay vẫn là các bậc minh triết của chữ “thời””. Như vậy, thay vì lựa chọn đấu tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn Văn Vĩnh đã chọn đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội, canh tân đất nước, để rồi suốt cả

cuộc đời mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã miệt mài với trách vụ mà ông tự giao cho chính mình. Ở vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, Nguyễn Văn Vĩnh phải lựa chọn một thái độ ứng xử riêng, đó chính là thái độ hợp tác. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển một nền văn hóa thuần túy quốc gia, một nền văn học hiện

đại có ngôn ngữ riêng của dân tộc, chúng tôi cho rằng nhiệt huyết ấy đáng được ghi nhận và cần phải ghi nhận.

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 93)