Dịch thuật, đăng tải các tư tưởng học thuật phương tây

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 59)

3. Cách thức trình bày và hệ thống chuyên mục trên Đông Dương tạp chí.

2.1.1 Dịch thuật, đăng tải các tư tưởng học thuật phương tây

Ngay trong chuyên mục “Triết học”, số 2, ra ngày 22 tháng 5 năm 1913, tác giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có bài luận về ngôn ngữ văn từ, cùng với đó là một bài “Tạp luận” ký tên T.N.T bàn về vấn đề học hành.

Đông Dương tạp chí số 5 ra ngày 12 tháng 6 năm 1913, trong mục mới

“Học cũ học mới” viết: “…Mở ra trong bản báo hai mục mới, đó là tân học bình luận và cổ học bình luận. Trong cổ học bình luận: xét các lý-tưởng làm gốc cho sự học bên Âu châu thời nay (như văn-minh, tiến-hoá, xa-hội, khoa- học, mỹ-thuật, tôn-giáo .v.v.). trong mục cổ học bình luận: xét các lý tưởng làm gốc cho sự học ở bên châu Á đời xưa (như Tam-cương, ngũ-thường, lục- nghệ…vv).

Mục này chỉ được nhắc lại ở số 8 với bài “Tự ngôn” sau đó không còn thấy trên Đông Dương tạp chí nữa. Nội dung đánh giá giá trị cũng như hạn chế

của học cũ và học mới. Và phải tìm cách dung hoà học cũ và học mới, sáng tạo nên sự học khiến cho “Kính hiển vi hậu thế không thể phân biệt được chất gì là chất Nho, chất gì là chất Tây, hai chất đã dung luyện… thành ra hồn Nam- việt”.

Việc dịch và cho đăng tải nội dung tư tưởng học thuật phương Tây thực sự được đề cập đến từ số 16, ra ngày 21 tháng 8 năm1913. Chuyên mục “Luân lý học”, nội dung của mục này được dịch “của các nhà luân-lý, chiết-học âu- châu đời xưa và đời nay”. Đây là một chuyên mục được dịch và đăng tải một cách có hệ thống. Trong bài đầu tiên là đề cập đến việc giải nghĩa “luân lý”, ngay sau đó một số báo, mục “Luân lý học” được phân ra làm hai “Một mục trên thì dịch những bài hay ra cho đàn ông ta. Mục dưới này thì dịch các bài hay riêng để các bà xem”. Sau 5 Bộ đăng liên tiếp, mục “Luân lý học” tạm thời ngừng đăng, đến số 28, Đông Dương tạp chí lại tiếp tục được giới thiệu tới độc giả, nhưng không chia làm hai mục phục vụ hai đối tượng khác nhau như trước nữa.

Cũng bắt đầu từ số 28 ra ngày 20 tháng 11 năm 1913, trên Đông Dương tạp chí có thêm chuyên mục “Triết học yếu lược” trích lược nội dung ở những sách học Đại Pháp hay nhất.

Hai chuyên mục “Triết học yếu lược” “Luân lý học”đều được đăng tải bằng cả hai thứ tiếng (tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ), nội dung hướng người đọc tới nhận thức mới về tư tưởng, đạo lý, đạo đức, những hiểu biết về nhân sinh quan, thế giới quan.

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)