3. Cách thức trình bày và hệ thống chuyên mục trên Đông Dương tạp chí.
2.1. Nguyễn Văn Vĩnh qua cái nhìn của người đương thờ
Khi Nguyễn Văn Vĩnh qua đời, rất nhiều các bậc danh tiếng cùng thời như, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Đào Hùng, Nguyễn Hữu Tiến, Trần Tuấn Khải…đều gửi tới viếng ông những câu
đối, trướng, liễn với biết bao tình cảm tiếc thương và kính trọng. Thông qua đó, chúng ta phần nào hình dung được người đương thời, đánh giá, nhìn nhận như
thế nào về Nguyễn Văn Vĩnh.
Bài điếu và câu đối khóc Nguyễn Văn Vĩnh của cụ Phan Bội Châu bằng cả
chữ Hán lẫn chữ Việt gửi từ Huế ra Hà Nội khi biết tin Nguyễn Văn Vĩnh qua
đời được viết như sau:
“Ngày tôi mới về Huế, được gặp ông chủ báo Trung Bắc Tân Văn vào Huế
thăm tôi cùng một xe hơi với tôi đi Cửa Thuận. Xe nhà ông, ông cầm lấy lái. Nhân duyên xa lạp chưa trải bao nhiêu mà đường lối Bắc Nam chốc thành vĩnh biệt. Tôi đau cảm quá nên có mấy hàng chữ điếu ông:
1) Duyên tương tri nhớ trước 10 năm, xe tự do chung lái, sóng biển vui tai, mộng hồn há lẽ hững hờ, quang cảnh còn in mây Thuận Tấn!
Tài bác học trỗi trong hai nước, đàn ngôn luận phất cờ, làng văn nở mặt, công nghiệp tuy còn lở dở, thanh âm từng dạt gió BaLê!”
2) Vân học dục an chi, y ngô hữu ngữ châu tân não, kim thánh bất tằng huyền, khởi hữu như kim sơn, năng đoạt ngã tài nhân dĩ khứ;
Hải đảo do tạc dã, ức lão phu thập tải tiền duyên, xa thanh y cựu hoạ, hà dương táo xa lạp, đồng dữ nhi tạo- hoá giả du.
Huỳnh Thúc Kháng cũng viết đôi câu đối:
Khu sa tẩu thạch, báo giới đạo tiên hà, trấp niên uyển lực tung hoành, âu- hoá phong-trào song quản bút;
Lịch tỉnh ôn sâm, bảo tàng sưu bí quật, nhất vãng hùng tâm khảng khái, Thục-sơn lôi vũ ngũ đinh hồn.
Ngoài ra, qua các nguồn tài liệu, chúng tôi được đọc nhiều bài điếu văn về
Nguyễn Văn Vĩnh, mà ở đó, xuất hiện rất nhiều những đánh giá về ông, thậm chí còn là đề tài bàn luận trên mặt báo.
Bài điếu văn của ông Phan Trần Chúc đại diện báo giới Bắc - Việt không chỉ sơ lược lại toàn bộ chặng đường hoạt động của Nguyễn Văn Vĩnh, mà còn bày tỏ niềm tôn kính cũng như khâm phục trước những việc mà Nguyễn Văn Vĩnh đã làm được. Ông đã gọi Nguyễn Văn Vĩnh là “một nhà ngôn- luận, một nhà đại -văn- hào” tiếng tăm lừng lẫy khắp cõi Đông-dương mà không một nhà trí-thức Việt-nam nào là không biết tiếng, một con người đã “Trọn đời đã hi sinh cho lý- tưởng. Cái lý-tưởng ấy là mưu việc tiến-hoá cho dân-tộc Việt-nam bằng sự cải cách về tư-tưởng và văn-học…”
… Nguyễn tiên-sinh là người đầu tiên đã viết được thông-thạo quốc-văn. Lời văn tiên-sinh giản-dị, nhưng ý-tứ dồi-dào. Vì noi theo cái mục-đích mở
mang tri-thức cho phái bình-dân nên mỗi bài của tiên-sinh viết đều chú-trọng vào bình-dân, để tặng cho bình-dân… nhân đó mà ai cũng ham đọc văn tiên- sinh.
… Tiên-sinh mất! nhưng cái sự nghiệp văn-chương của tiên-sinh còn mãi và cái danh của tiên-sinh sẽ bất tử với văn-học và báo-giới nước nhà…”
Nhiều tờ báo đương thời như: Trung-Bắc, Sài-gòn, Đuốc Nhà Nam…
đồng loạt viết bài về cuộc đời, về sự nghiệp về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh, có báo cho đăng một số bài thơđiếu văn về Nguyễn Văn Vĩnh.
Báo Khuyến Học:
Nghe tin ông Vĩnh qua đời,
Sùi-sụt thương ông hai lệ rơi,
Công nghiệp văn-chương còn để lại,
Quốc dân hâm mộ hảy còn dài.
Thương ông xin gắng chí theo ông,
Yêu nước cùng nhau nghĩa vụ chung.
Bút mực hỏi ai mong báo quốc,
Soi gương chí-sĩ rang nên cùng.
Văn-đàn học-giới nước Nam ta,
Sao được như người mới thật là…
Một nước văn-minh trên thế giới,
Hỡi ai học-giả tính sao mà…
Bởi mong cho nước được bằng người,
Ông Vĩnh chăm lo suốt cuộc đời,
Đem óc, đem lòng dâng tổ-quốc,
Báo Sài-gòn viết:
“… Tuy về tư-tưởng chính-trị của ông có đôi chỗ tôi không đồng ý-kiến,… ông là một nhà văn có công-nghiệp với báo giới, với nền văn-học xứ này, vừa là một nhà chính-trị có lương tâm, tiết-tháo…
Đối với báo giới ông Nguyễn Văn Vĩnh là người sáng lập tờ “Trung-Bắc tân văn, đã làm chủ tờ “Anam Nouveau” và ông là người có công với việc sáng-tạo ra lối văn nghị-luận ở nước Nam trước nhất
Đối với nền văn-hoc, ông Vĩnh là người đã thấy rõ con đường phải đi, đã nhận rằng cái nền văn học mới đúc còn thiếu-thốn của chúng ta, còn phải kiếm nhiều tài-liệu ở xứ ngoài bồi-bổ kiến- thiết mới vững-vàng chắc chắn
được…Ông Nguyễn Văn Vĩnh ra công lo bổ-túc. Mấy năm trời ông cặm- cụi dịch những bộ sách hay của phương tây để giúp việc mở-mang kiến- thức của anh em trong nước. Sau này, cầm được những cuốc sách Nhẽng kẻ khốn nạn, Ba người ngự lâm pháo thủ… chắc không ai đành quên tên ông Nguyễn Văn Vĩnh
Còn về chínhtrị?
Tôi không kể ông Vĩnh là người đã bênh-vực thuyết trực-trị, cũng không kể
ông là người cực lực chống lại ông Phạm Quỳnh với thuyết lâp-hiến, tôi chỉ nhớ rằng… ông Vĩnh là một người Việt-nam đã có can-đảm cùng với bốn người Pháp ký tên dưới một lá đơn, xin cho cụ Phan Chu Trinh khỏi chết… khi mọi người – cho đến người Pháp – cũng đều cho là một sự nguy hiểm không dám buộc vào mình… Đủ cho ta biết can-đảm và tiết-tháo của nhà chính-trị được anh em ở Bắc tin-cậy và nhiều phen cử lên làm đại- biểu
“làm người, theo như tôi, cần có đức dục hơn trí dục – sĩ khả sát bất khả
nhục… người học trò mà thiếu nhân-cách, không tiết-tháo, thì có học cũng như không, tệ hơn nữa là có hại cho nòi giống” người đã biết nói ra câu nói ấy thì dà sao cũng không đến nỗi làm những việc nhuốn-nhơ, hèn-hạ
như một vài nhà chính –trị ta đã biết
Chính tôi khen ông Vĩnh ở chỗ đó. Tôi trọng ông cũng ở chỗđó…”
Báo Đuốc Nhà Nam viết:
“… tiên-sinh trong lúc thiên-hạ mê, một mình tỉnh
… đương đầu với thiên-hạ mà không một chút khuất-phục đến cho thân,
đứng trước mặt lợi-danh mà vẫn giữ được cái bản-sắc của người quân-tử. Thà tìm vàng chốn rừng xanh, không thà bới tiền ở những cái ân-huệ, tiên- sinh vẫn là người đáng quý mà!
Nếu trong trường chính-trị cần người ở chỗ thập toàn, thì tiên-sinh vẫn có cái đáng than, chớ như cần người ở chỗ có lương-tâm thì tiên-sinh thật là người đáng quý.
Huống chi về văn-học-giới nước nhà, tiên-sinh lại là một tay cự-phác; về
báo-giới nước nhà, tiên-sinh lại là bậc tiền-khu
Đem tư-tưởng văn-học phương tây rưới vào đầu óc người Việt-nam, cái bão-phụ và cái công-trình của tiên-sinh có kém gì các bậc tân-học nước ngoài đâu” là bậc tài-hoa, minh-triết, khó tìm thấy trong làng tân-học
Báo Trung-Bắc:
Bể trời chí khí;
Tay trắng hai bàn
Lòng son một tấm.
Anh hùnh không gặp vận, mấy mươi năm phấn-đấu phong-trào
Tạo vật khéo trêu ngươi, năm-nhăm tuổi giã-từ nhân thế
Mở cờđầu trong báo giới, công quốc-văn còn mãi nghìn thu
Treo gương sáng cho quốc-dân, làng chính-khác dễ tìm mấy kẻ.”
Nhiều người Pháp cũng có những nhận định, đánh giá riêng. Ông M.Demas, Chủ tịch hội Nhân Quyền, chi hội Hà-Nội trong bài điếu văn cũng đã
đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh như là một tiêu biểu cho tinh thần, lý tưởng và hành
động của hội Nhân Quyền, bài điếu văn cũng đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trên nhiều phương diện mà chúng ta có thể lược trích lại như sau:
“… Hơn hẳn bất cứ người nào, ông có đủ tư cách để hoàn thành hai nhiệm vụ là làm co người Pháp hiểu rõ được tâm hồn người An Nam,… chỉ nhờ
có những cách đó mới đẩy lùi được đầu óc bảo thủ…
Dịch những tác phẩm của Victor Hugo, của Alexandre Dumas, của La Fotaine ra một tiếng nước ngoài là một nhiệm vụ đầy khó khăn. Và khi mà tiếng
đó lại là tiếng An Nam, là chữ quốc ngữ, một thứ tiếng độc âm, một thứ chữ viết mới được sáng tạo ra chỉđể trao đổi những ý nghĩđơn sơ nhất, điều đó như một thách thức không thể nào thực hiện được. Nguyễn Văn Vĩnh đã làm được việc Bộ diệu đó… ông đã thật là một người thợ kim hoàn kiên nhẫn, và đã mài dũa thành một ngôn ngữ bóng bẩy và trơn tru…
Đối với chữ quốc ngữ, ông là một nhà văn phạm, nói không ngoa ông chính là người sáng tạo ra văn chương chữ quốc ngữ, việc này đã tôn ông lên một địa vịđăc biệt trong lịch sử văn chương nước này.
… Để lại phía sau mình một hàng ngũ hậu thế đông đảo, những học trò và những người bạn chân thành trong sự đau thương, tất cả một dân tộc biết ơn về
những công lao của ông đã để lại cho họ…”
Trong điếu văn của mình, ông Henry Tirad, nhà báo lão thành ở Bắc Bộ đã nhắc tới Nguyễn Văn Vĩnh với tư cách là một đồng nghiệp. Đánh giá cao tài năng của Nguyễn Văn Vĩnh: “Ông là một nhà viết báo có tài của báo chí tự do và độc lập”…
Như vậy, trong con mắt những người đương thời, phần lớn đều khâm phục tài năng và tôn trọng tư cách của ông; đồng thời đánh giá cao những việc làm của Nguyễn Văn Vĩnh trong hoạt động vận động phát triển báo chí, chữ
quốc ngữ và đặc biệt là ghi nhận những đóng góp tích cực để gây dựng một nền quốc văn mới. Về mặt Chính trị, mặc dù không được đồng tình ủng hộ, nhưng ông cũng nhận được những cảm thông.
2.2. Đánh giá của các nhà văn học sử
Những nhà nghiên cứu trước cách mạng tháng tám như Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan đã dành nhiều trang viết cho Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí. Trong “Văn học sử yếu”, nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm đã hệ thống tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh thành hai phần: trứ tác và dịch thuật. Sau đó ông tổng kết đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh như sau:
Về tư tưởng: Ông là người học rộng, biết nhiều, lại có lịch duyệt, thiệp liệp tư tưởng học thuật của Âu Tây, nhưng cũng am hiểu tín ngưỡng phong tục của dân ta, muốn đem những quan niệm phương pháp mới nào hợp thời để truyền
bá trong dân chúng, nhưng cũng chịu khó tìm tòi và biểu lộ cái dở, cái xấu cũng như cái hay, cái ý nghĩa của các chế độ, tục lệ xưa, của các mối mê tín dị đoan cũ: vì thế mà có người hiểu lầm mà trách ông muốn đem những điều tin nhảm, những cái hủ tục mà tán dương và khôi phục lại.
Về văn từ: Văn ông bình thường giản dị, có tính cách phổ thông, tuy có châm chước theo cú pháp của văn tây mà vẫn giữ được đặc tính của văn ta. Ông lại chịu khó moi móc trong kho thành ngữ, tục ngữ của ta những từ ngữ có màu mẽ để diễn đạt ý tưởng (cả những ý tưởng mới của Âu Tây) thành ra đọc văn dịch của ông tưởng chừng như đọc văn nguyên tác bằng tiếng Nam vậy. Kể
về văn dịch tiểu thuyết thì thực ông là người có biệt tài, ít kẻ sánh kịp vậy.
Cuối cùng, khi so sánh với Phạm Quỳnh, ông kết luận: Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra. Đối với văn hóa cũ của nước ta, thì ông Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng. Và, văn ông Vĩnh có tính cách giản dị của một nhà văn bình dân.
Gắn liền Nguyễn Văn Vĩnh với Đông Dương tạp chí, trong “Nhà văn hiện
đại”, Vũ Ngọc Phan khẳng định:
“Nguyễn Văn Vĩnh là người rất có công với quốc văn, nhưng không phải chỉ nhờ ở những sách dịch…Ông có công với quốc văn là vì ông đã đứng chủ
trương một cơ quan văn học vào buổi mà đối với văn chương, mọi người hãy còn bỡ ngỡ. Ông lại hội họp được những cây bút có tiếng, gây được phong trào yêu mến quốc văn trong giới thanh niên trí thức đương thời...”
Cả hai nhà nghiên cứu giai đoạn này đều đánh giá vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh ở phương diện văn học, không hề xét tới bối cảnh lịch sử hay những liên hệ chính trị.
Ở vào giai đoạn sau cách mạng, các nhà văn học sử miền Nam như Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng đã cho ra đời những bộ văn học sử quy mô, trong đó Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí chiếm một vị trí đáng kể.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã dành nhiều trang giấy để nói về Nguyễn Văn Vĩnh. “Cả xã hội đang còn thở hút Hán học, tắm gội cổ truyền, ông Tân Nam Tử đã đi trước thời đại nhiều quá”, là nhận xét xác đáng của nhà nghiên cứu văn học Phạm Thế Ngũ về nhà tân học Nguyễn Văn Vĩnh. Nhà nghiên cứu này nhận định, “nói về canh tân thì những thành tích gây được phải về phía những nhà tây học với người đi đầu là Nguyễn Văn Vĩnh mà hoạt động đã mở đường cho báo chí và xuất bản, và tư tưởng âu hoá cấp tiến. Ngay sau khi về nước (1907), “Nguyễn Văn Vĩnh đã làm mấy việc có thể coi như đặt những viên đá đầu tiên cho nền văn học mới”. Những viên đá
ấy là đổi tờ báo chữ Hán “Đại Nam đồng văn” ra thành tờ báo quốc ngữ đầu tiên “Đăng cổ tùng báo”; lập nhà in và in sách dịch ra chữ quốc ngữ; lập hội dịch sách vừa để luyện chữ quốc ngữ vừa truyền bá tư tưởng, văn chương phương tây. Đồng thời khẳng định “Nói rằng ông chỉ làm việc đả kích phá hoại thôi thì không đúng, ông cũng làm công việc xây dựng giáo dục nữa, cả tờ Đông dương tạp chí là một công cuộc giáo dục theo đường hướng bài cựu nghing tân
ấy.” Nhà nghiên cứu này còn gọi Nguyễn Văn Vĩnh là “người chiến sĩ của quốc ngữ” và dành cả chục trang giấy để minh chứng cho điều đó.
Như vậy, theo phân tích và đánh giá của nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ
thì: Về tư tưởng, Nguyễn Văn Vĩnh có thể coi là người tiêu biểu cho một phong trào duy tân cấp tiến tại nước Việt vào đầu thế kỷ XX. Về đường văn học, trong quá trình hình thành nên một nền văn học mới, ông còn là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Và ông đã làm được trong bước đầu một tờ báo rất bổ ích cho văn mới lúc phôi thai, đó là tờ Đông Dương tạp chí.
Một góc nhìn, nghiên cứu theo chiều sâu nguyên nhân của vấn đề, ở Bảng lược đồ Văn học Việt Nam, Thanh Lãng đã dành hơn 300 trang (trang 165 - 597), để nhận định, đánh giá về văn học thế hệ Liên hiệp (1913-1932). “Thế hệ
1913 là thế hệ của những người không thể làm gì về chính trị để chống Pháp,
đành thỏa hiệp và hướng về đào luyện văn hóa, giáo dục học tập văn minh tiến bộ Tây phương”.
Khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh, Thanh Lãng cho rằng: Có lẽ cái mẫu quốc Pháp với mọi vẻ huy hoàng (khi ông tham dự đấu xảo Marseille), đã làm ông nảy ra ý định dấn thân. Cho nên khi về nước, thay vì tiếp tục cộng tác với Pháp để được vinh thân phì gia, ông lại bỏ nghề quan trường, để dấn thân vào cuộc đấu tranh văn hóa, mà khí giới của ông là báo chí và ấn phẩm...Có thể thấy
ở Nguyễn Văn Vĩnh, một thế hệ mới mà tâm tưởng khác hẳn thế hệ xưa. Trước