3. Cách thức trình bày và hệ thống chuyên mục trên Đông Dương tạp chí.
2.2.2 Sưu tầm, dịch thuật, đăng tải các tác phẩm văn chương Pháp, Hán Nôm, Trung Quốc.
Nôm, Trung Quốc.
Có thể nói đây là nhiệm vụ trọng tâm màĐông Dương tạp chí hướng tới. Qua khảo sát, chúng tôi thấy nội dung này xuất hiện trên tất cả các số báo ra của
Đông Dương tạp chí. Dưới đây, chúng tôi hệ thống lại để người đọc có thể hình dung theo trục dọc của từng chuyên mục như sau:
Đối với văn chương Pháp.
Bắt đầu từ số 2, Đông Dương tạp chí cho đăng mục “Văn-chương”. Chuyên mục này có diện tích khoảng 2/3 đến 1 trang báo, chiếm vị trí nhất định và ổn định trên Đông Dương tạp chí, ít bị ngắt quãng, và nếu có chỉ ngắt quãng
ở 1,2 số báo, còn thì hầu như được đăng liên tiếp trong các số báo. Chuyên mục này bao gồm 2 nội dung: Pháp văn tạp thái (dịch các tác phẩm văn chương của Pháp) và Nam văn tạp thái (dịch các tác phẩm văn chương hay của Việt Nam). Ý tứ của chuyên mục này rất rõ ràng:
Đối với Pháp văn tạp thái: “Mỗi Bộ bản-báo lựa văn hay Lang-sa, dịch ra quốc-âm một bài, in vào mục này để cho các bậc tài hoa nước Nam xét cái thần tình văn chương Đại-Pháp, và để gọi là thử chơi xem các tư tưởng Lang-sa mà
đem diễn ra nam-âm đúng được đến đâu. Không dám quyết rằng chọi được từng chữ, từng ý”.
Đối với Nam văn tạp thái: “Bản-báo đã dịch ra để các quan xem mấy khúc văn Đại-pháp mà hưởng cái thú văn-chương của qui-quốc. Mỗi câu văn hay lại thông-đạt một tư-tưởng hay.
Thỉnh thoảng lại nên in ra để các ngài so sánh, một bài danh-văn nôm nước Nam”.
Chuyên mục “Văn-chương” sử dụng song song hai thể loại ngôn ngữ
(tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ). không chỉ đăng tải nội dung tác phẩm mà ở mỗi bài đều có một đoạn văn giới thiệu vắn tắt về tác giả, tác phẩm để người đọc có thể nắm bắt được. Tác giả chủ yếu của chuyên mục này là chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh.
Ban đầu, giới thiệu tác phẩm của Pháp thì bên dưới chuyên mục có in hàng chữ nhỏ “Pháp văn tạp thái”, nếu giới thiệu tác phẩm của Việt Nam thì bên dưới đề “Nam văn tạp thái”. Tần xuất đăng tải hai nội dung này cũng có sự xen kẽ và chênh lệch nhau (Pháp văn xuất hiện đều hơn trên các số báo đầu). Về
sau, đến số báo thứ 12 đã có sự cân bằng, thậm chí cả hai nội dung cùng được
đăng tải trên một số báo. Đồng thời nó tách riêng “Nam văn tạp thái” ra thành chuyên mục riêng, còn “Pháp văn tạp thái” vẫn nằm trong chuyên mục “Văn- chương”. Diện tích của cả hai nội dung này tăng lên đáng kể, có số chiếm tới 2 trang báo.
Từ số 13 ra ngày 7 tháng 8 năm 1913, Đông Dương tạp chí dành trên dưới 1 trang cho công việc dịch truyện, tiểu thuyết của Pháp.
Trong lời “Tựa”, Nguyễn Văn Vĩnh, người chịu trách nhiệm biên dịch cho chuyên mục này, viết: “Bản quán nghĩ mãi, tìm trong sách tây xem có truyện gì, sách gì nên dịch ra và in vào báo cho các quan coi, để lúc thừa nhàn tiêu khiển, kẻo cứ xem luận mãi đến đâu cũng có lúc mỏi…”. Tiểu thuyết đầu tiên được đăng tải là truyện Gil-Blas de Santillane của “ông danh-sĩ người Pháp
Lesage”. Cuốn tiểu thuyết này được tuần tự đăng dài Bộ kéo dài đến số báo 52, nghĩa là đến số báo cuối cùng của năm 1914.
Việc dịch và đăng tải truyện, tiểu thuyết của Pháp rất đều đặn trên các số
báo ra, nói chính xác, đây là một mục chiếm vị trí cố định trên Đông Dương tạp chí.
Năm 1917, tiểu thuyết Tây diễn nôm là một trong 5 mục chính của Đông Dương tạp chí. Toàn bộ số báo ra năm 1917 đều dành mục này đăng tải tiểu thuyết “Miếng da lừa” của đại văn hào Pháp - Banzắc. Diện tích của chuyên mục này gấp hơn 10 lần so với năm 1913 – 1914, chiếm khoảng 11 trang trong tổng số trên dưới 40 trang của Đông Dương tạp chí.
Đối với văn chương của Việt Nam.
Có thể chưa thực sự ý thức như tờ Nam Phong tạp chí sau này, song
Đông Dương tạp chí cũng đã thực hiện được phần nào vai trò bảo tồn vốn cổ. Không chỉ thế, Đông Dương tạp chí đã làm được một việc hết sức lớn lao, mà không báo nào có thể làm được, đó là việc dịch tác phẩm văn chương Việt Nam ra tiếng Pháp. Đúng như mục đích nhắc tới trong mục “Văn-chương” (Nam văn tạp thái) số 12 ra ngày 31 tháng 7 năm 1913: “Giới thiệu danh-văn Nôm nước Nam”. Nội dung viết:
“Văn nôm ta có tiếng nhất xưa nay thì có ông Nguyễn-Du, làm ra truyện Kiều; Xuân-Hương làm ra mấy bài thơ Phong-Nguyệt, Bà Liễu-Hạnh đặt bài ca tứ-thời, Bà Thị điểm, ông Chiêu-Hổ, ông án-sát Siêu, nhưng mà chỉ có tiếng không ai cứu được văn; ông Cao-bá-Quát và cháu là Cao-bá-Nhạ, có bài Trần- tình ngâm; mới đây thì có ông Tam-nguyên Yên-dổ, chỉ nhiều thơ với câu đối.
Nay hãy in ra đây một nào của ông Yên-đổ đề vào cái ảnh mình, rồi dần thỉnh thoảng lục ra bài nào có ý nhị, mà chắc được nguyện-văn sẽ in vào mục này.”
Và ngay trong mục “Nam văn tạp thái” đầu tiên đăng trên số 12, tác giả
Bát-cổ không chỉ giới thiệu một số tác giả Việt Nam, giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Khuyến, mà còn đưa ra những bình luận. Sau đó 2 số, lại tiếp tục có một bài giới thiệu về Lê Quý Đôn. Đến số 18, ra ngày 11 tháng 9 năm 1913, tác phẩm “Kim - Vân - Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du bắt đầu được dịch sang tiếng Pháp. Tác phẩm này không chỉ kéo dài đến hết số báo của năm 1914 mà còn sang đến tận năm 1917, tuy nhiên hệ thống đăng tải như thế nào và kết thúc ở số báo bao nhiêu thì chúng tôi không xác định chắc chắn được, do số báo trong các năm không còn được lưu giữ đầy đủ và liên tiếp. Căn cứ vào hệ thống chuyên mục của Đông Dương tạp chí năm 1915 chúng ta còn thấy các mục Hán văn, Chuyện Hoa tiên, văn Nôm cổ, văn Nôm Đàng Trong đều là các chuyên mục lớn của tờ báo.
Trên Số 38 ra ngày 5 tháng 2 năm 1914, Đông Dương tạp chí đã mở
thêm một diễn đàn văn chương mới, đó là “Từ phú thi ca”, mục đích như sau:
“Bổn-quán định mở thêm một trương này để các bậc văn-nhân tài-tử, ông nào muốn ngâm vịnh chơi, bổn-quán sẽ lựa đăng báo; trước là để các ngài tỏ một cái tài riêng, sau nữa để duyệt báo chư quân-tử nhãn lãm, thì cũng là một sự
thêm vui cho báo-chương và để giữ lấy một lối văn chương riêng của nước nhà. Bộ này là Bộ khởi thuỷ, bổn-quán có tiếp được mấy nài, xin các ngài hoạ vận cho vui. Hoặc ông nào có bài nào tai tác, cũng xin gửi cho bổn-quán. Đó cũng là một nghề chơi, thiết tưởng có ích”. Ngay bên dưới là mấy bài thơ “Xuân” của Nguyễn - Tràng - Xuân. Sau đó là thơ của hàng loạt các tác giả như: Đào Thị
Loan, Tình Si Tử, Ô mễ Đặng Thương Hoành… Đây được xem là diễn đàn của các văn sĩđương thời.
Qua khảo sát số báo hiện lưu trữ và những tài liệu liên quan chúng tôi nhận thấy: Trong 2 năm 1913-1914, Đông Dương tạp chí là một tờ báo giữ đúng vai trò của báo chí, phong phú, đa dạng về chuyên mục, nội dung. Phản
ánh các vấn đề thời sự, những diễn biến trong xã hội, những sự kiện được đưa ra bình luận,các văn bản hành chính… Phần dành cho văn chương, học thuật chỉ
chiếm một diện tích tương đối khiêm tốn, khoảng 2 - 5 trang trong tổng hơn 20 trang của tờ báo. Cụ thể:
Thời gian đầu (từ số 1 đến số 12): chuyên mục dành cho văn chương có diện tích khoảng 2/3 trang đến 1 trang, chuyên mục dành cho việc truyền bá tư
tưởng học thuật khoảng 1 trang. Toàn bộ hai nội dung này khoảng 10% tổng số
lượng trang báo (16 trang -20 trang).
Từ số 13 đến số 45: chuyên mục dành cho văn chương là 2-3 trang, và mục dành cho học thuật tư tưởng là 1 trang. Toàn bộ hai nội dung này chiếm khoảng 15% tổng số lượng trang báo.
Số 45 đến số 52: chuyên mục “Tân học văn tập” chiếm số lượng khá lớn, trong đó dành cho Văn chương khoa khoảng 3-4 trang, dành cho Sư phạm học khoa, tư tưởng học thuật 3-4 trang. Toàn bộ hai nội dung này chiếm gần 50% tổng số lượng trang báo.
Bước sang năm 1915 (thông qua các nguồn tư liệu khác) trở đi, hệ thống chuyên mục của hoàn Đông Dương tạp chí toàn thiên về văn chương và sư
phạm, mang tính chất của một tờ báo chuyên ngành.
Toàn bộ số báo ra năm 1916 chỉ lưu giữ một chuyên mục, đó là mục Văn chương, vì thế, chúng tôi không có cơ sở để khẳng định chuyên mục này chiếm bao nhiêu phần trăm số lượng trên mỗi số báo ra. Tuy nhiên, riêng chuyên mục này luôn có số lượng từ 9 tới 12 trang.
Toàn bộ số báo ra năm 1917 với 5 chuyên mục chính. Trên thực tế các chuyên mục có sự xê dịch, thay đổi nhưng không đáng kể, nhìn một cách tổng thể hầu hết các chuyên mục đều giữ vị trí, diện tích ổn định. Ở phần mục lục, bên cạnh mỗi chuyên mục đều đề tên của người chịu trách nhiệm về chuyên
mục đó (trong quãng thời gian này cũng có sự thay đổi ít nhiều về tác giả
chuyên mục):
I. Tiểu thuyết tây diễn Nôm – Nguyễn Văn Vĩnh.
II. Tiểu thuyết tàu – Nguyễn Đỗ Mục.
III. Tân học văn tập.
Văn quốc ngữ - Phạm Văn Hữu.
Cách-trí - Đoàn Trọng Phan.
Tập đọc - Nguyễn Đỗ Mục.
Giảng nghĩa và học thuộc lòng - Phan Kế Bính.
Nam sử - Trần Trong Kim.
IV. Văn chương.
Pháp văn - Nguyễn Văn Trác.
Hán văn - Phan Kế Bính.
Kim Vân Kiều – Nguyễn Văn Vĩnh.
Bình phẩm sách mới - Trương Quý Bình.
V. Công văn tập (hoặc Thiệt hành điện học).
Tiểu kết:
Đánh giá lại có thể thấy, Đông Dương tạp chí trong giai đoạn 1913-1914 mặc dù vẫn là một tờ báo nặng tính chính trị, xã hội nhưng tính chất văn chương
năm 1915 (thông qua các tài liệu nghiên cứu khác), đặc biệt là 1916, Đông Dương tạp chí mới hướng mọi hoạt động vào văn chương học thuật, chính thức trở thành tờ tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chọn 1913 làm mốc đánh dấu cho bước ngoặt của văn học hiện đại Việt Nam, như GS Phạm Thế Ngũ nhận xét: “Trước 1913, trước khi Đông Dương tạp chí ra đời, ấy mới chỉ là giai đoạn học chữ quốc ngữ của người mình. Sau 1913, với Đông Dương tạp chí mới là giai đoạn dùng chữ ấy để viết câu văn mới… thiên về văn hoá và đào tạo nhà văn… Những cây bút này sau một thời gian ngắn tập sự ở đây rồi cũng đều mọc cánh bay cao”.
Cũng về Đông Dương tạp chí ông tiếp tục nhận xét, Đông Dương tạp chí
không chỉ tạo thầy mà còn tạo ra trò, các thành viên hội trí tri, khởi thuỷ viết những bài tác văn quốc ngữ đầu tiên tả cảnh, thuật sự đã làm mẫu mực dạy trẻ
nhỏ viết quốc văn. Đông Dương tạp chí và câu văn truyện dịch của Nguyễn Văn Vĩnh bình dị hơn, khả cập, khả ái hơn. Nhiều nhà văn sau này (lớp sau 1932) đã thú nhận họ được đào tạo từ tấm bé trong cái trường ấy, họ đã học ởđó lòng yêu quốc văn, những bước đầu ham mê sáng tác. Như lời bộc bạch Thái Phỉ: “Tôi còn nhớ như mới ngày hôm qua những buổi mấy anh em bạn nhỏ, anh lớn nhất chưa đầy 12 tuổi cùng nhau châu đầu học không biết chán những thơ ngụ ngôn, những truyện trẻ em, truyện Gil Blas de San tillane và kịch trưởng giả học làm sang của ông Vĩnh dịch mà chúng tôi khi ấy chỉ biết là hay lắm, vui lắm…”; hay của Tam Lang: “Tôi ngồi học miệng kêu như quốc kêu mùa hè, nhưng mắt không thể dời bỏ được tập Đ.D.T.C dấu dưới quyển vở của mình, tôi học học mãi trong cái trường Đ.D.T.C ấy. Kết quả sự học của tôi là thầy giáo cho làm luận quốc văn kể chuyện một cuộc đi chơi ngày chủ nhật mà tôi làm thành một bài văn dài ngót mười trang giấy”.
Chương III.