VAI TRÒ CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH CHỦ BÚT ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 68)

3. Cách thức trình bày và hệ thống chuyên mục trên Đông Dương tạp chí.

VAI TRÒ CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH CHỦ BÚT ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ

- CHỦ BÚT ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ 1. Con người và sự ngiệp

Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15 tháng 6 năm 1882 trong một ngôi nhà ở

nhờ tại số nhà 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội. Cha mẹ ông quê gốc thuộc phủ

Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên, Hà Nội), là một gia đình nông dân nghèo thuộc vùng đồng chiêm trũng, quanh năm mất mùa đói kém, phải bỏ quê ra Hà Thành kiếm sống. Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra vào đúng năm thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội (28/4/1882). Được đánh giá là đứa trẻ thông minh, học đâu nhớ đó, nhưng do thời buổi khó khăn, gia đình nghèo đông anh

em (có tới 7 người con), Nguyễn Văn Vĩnh lại là con đầu nên có tuổi thơ vất vả, không được học hành đến nơi đến chốn.

Năm 8 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được bố xin cho chân kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp mở tại đình Yên Phụ, Hà Nội. Trường thông ngôn mở ra chủ yếu nhằm mục đích dạy tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Trường này do một người Pháp tên là D’argence vừa làm hiệu trưởng, vừa là giáo viên. Trong quá trình dạy học, ông D’argence để ý thấy cậu bé kéo quạt rất chăm chú nghe giảng và khi lớp học mãn khoá (1893), ông đã để cho Nguyễn Văn Vĩnh thi thử. Kết quả, Nguyễn Văn Vĩnh đứng thứ 12 trong tổng số 40 học sinh nên được đặc cách nhận học bổng trở thành học sinh chính thức của khoá học tiếp theo, khoá thông ngôn toà sứ (1893 – 1895).

Nguyễn Văn Vĩnh kết thúc khoá học năm 13 tuổi và là thủ khoa của toàn khoá. Tháng 1 năm 1896 ông được tuyển làm thông ngôn của Tòa công sứ Lào Cai, làm phiên dịch cho đoàn chuyên gia nghiên cứu và xây dựng đường sắt.

Tháng 2 năm 1897, Nguyễn Văn Vĩnh được điều về Tòa công sứ Hải Phòng thông ngôn cho các chuyên gia, tiếp nhận những vật tư kỹ thuật, hướng dẫn các công việc bốc rỡ, vận tải và xếp kho. Vốn là người ham học hỏi, Nguyễn Văn Vĩnh còn tranh thủ học thêm tiếng Hoa và tiếng Anh. Chỉ sau một thời gian ngắn ông đã có thể dịch được hai thứ tiếng này đủ đểđoàn chuyên gia Pháp làm việc. Trong quá trình làm việc ở Hải Phòng, Nguyễn Văn Vĩnh đã mua sách tự học hết chương trình trung học phổ thông Pháp chỉ trong vòng 2 năm. Ngoài ra, ông thường xuyên tìm đọc các loại sách triết học, chính trị, tiểu thuyết văn học Pháp và cả sách đại số, hình học, lý, hóa, nhất là hiến pháp và dân luật nước Pháp; cùng với đó là việc tiếp xúc với sách báo, tạp chí nước ngoài đã giúp Nguyễn Văn Vĩnh học hỏi, mở mang kiến thức. Điều đó đã đưa ông đến với con đường hoạt động truyền bá chữ Quốc Ngữ, canh tân văn hoá, văn học nước nhà sau này. Mặc dù hàng ngày rất bận rộn với công việc thông

ngôn, nhưng Nguyễn Văn Vĩnh vẫn dành thời gian cho việc tập dịch sách, tham gia công tác dạy học và nói chuyện ở hội Trí Tri. Đặc biệt Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu tập viết báo, năm 1899 ông đã bước vào nghề báo với vai trò là cộng tác viên. Hai tờ báo tiếng Pháp mà ông thường xuyên tham gia cộng tác lúc bấy giờ

là: "Courrier de Hai Phong" (Thư tín Hải Phòng), và "Tribune Indochinoise" (Diễn đàn Đông Dương) của Schneider.

Năm 1900, Nguyễn Văn Vĩnh kết hôn và đưa vợ về Hải Phòng sinh sống.

Đầu năm 1902, Nguyễn Văn Vĩnh lại được điều lên làm thông ngôn toà sứ Bắc Giang. Là người ham học hỏi nên ông tích cự giao lưu và tiếp xúc nhiều với giới trí thức. Trong thời gian làm thông ngôn ở Bắc Giang, Nguyễn Văn Vĩnh

đã kịp làm quen và thường xuyên đàm đạo thời sự với một trí thức người Hoa và một tri thức người Việt, tiếp xúc và tìm hiểu sách tân thư Trung Quốc. Qua

đó, Nguyễn Văn Vĩnh hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng Trung Quốc, về gốc rễ

chữ Nôm và về văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, nhờ tài năng, sự thành thạo trong mọi công việc cũng như năng nổ hoạt động trong giới báo chí, người thông dịch trẻ tuổi Nguyễn Văn Vĩnh được viên Công sứ Bắc Giang Hauser tin cậy, đề bạt làm chánh văn phòng tòa sứ Bắc Giang, được đảm nhiệm những công việc của một phó sứ. Sau này ông trở thành trợ thủ đắc lực của viên Công sứ Bắc Giang nên khi Hauser được cử về làm Đốc lý Hà Nội thì Nguyễn Văn Vĩnh cũng được đưa về theo.

Tình hình trên thế giới đầu thế kỷ XX có nhiều biến đổi: phong trào "châu Á thức tỉnh" nổi lên, Nhật thắng Nga trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905).

Ở trong nước phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân phát triển rầm rộ. Sau khi được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương P.Beau nhận thấy cần cải cách nền giáo dục Việt Nam để có thể theo kịp được những biến động xã hội, đồng thời chú ý đến các công việc từ thiện nhằm xoa dịu sự phản kháng của nhân dân trước chính sách hà khắc của chính quyền thuộc địa. Đốc lý Hauser được quan

toàn quyền P.Beau tin tưởng giao cho hầu hết các công việc quan trọng về văn hoá. Trực tiếp vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập các trường, các hội, rồi dịch ra tiếng Pháp đểđệ trình lên Phủ thống sứ. Phần lớn công việc này Hauser lại giao hết cho Nguyễn Văn Vĩnh đảm trách. Đây vừa là nhiệm vụ công việc nhưng cũng là môi trường thuận lợi tạo điều kiện để

Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện lý tưởng của mình.

Chính vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh đã trở thành sáng lập viên của đa số các hội, các trường được thành lập lúc bấy giờ. Có thể kể đến một số tổ chức tiêu biểu mà Nguyễn Văn Vĩnh đã tham gia như:

Tham gia sáng lập Hội Trí Tri ở 59 phố Hàng Quạt. Chủ hội là ông Nguyễn Liên, Nguyễn Văn Vĩnh là trưởng ban diễn thuyết, cùng với hai uỷ viên là ông Nghiêm Xuân Quảng và Trần Tán Bình.Hoạt động chủ yếu là tổ chức một buổi nói chuyện và giảng sách hàng tuần.

Năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh trực tiếp thảo điều lệ và viết đơn xin thành lập Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở phố Hàng Đào.Sau khi trường được thành lập, ông là giáo viên giảng dạy tiếng Pháp, chữ quốc ngữ, dạy cách viết văn và diễn thuyết nhằm nâng cao dân trí. Ởđây ông đã tìm được những người bạn như

Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Hoàng Tăng Bí, Dương Phượng Dực… sau này là đồng nghiệp với ông trong nghề làm báo.

Ngoài ra, Nguyễn Văn Vĩnh còn tham gia thành lập “thư viện bình dân”, “Hội dịch sách”, “Hội giúp đỡ người Việt đi sang Pháp học đại học và kỹ

thuật”,… Thời gian tham gia trong những hội này ông có những người bạn thân thuộc trí thức Tây học như Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim, Phạm Huy Lục…

Con đường báo chí cũng từ đây rộng mở với Nguyễn Văn Vĩnh. Ông bắt tay vào công tác biên soạn và in ấn tờ Công Báo “Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo”. Tờ báo này được in bằng hai thứ chữ là chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, tồn

tại trên mười năm, xuất bản đến số 772. Khi Nguyễn Văn Vĩnh đảm nhiệm vai trò chủ bút thì tờ báo dần được thay đổi và trở thành tờ báo ngôn luận lấy tên là “Đăng Cổ Tùng Thư”. Sau một thời gian nhận bài cộng tác, “cha đẻ nghề báo”

ở Việt Nam Scheneider nhận thấy Nguyễn Văn Vĩnh là một đối tác tốt để hợp tác trong nghề báo, nhờđó, Nguyễn Văn Vĩnh lại có cơ hội học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của nghề in ấn.

Năm 1906, Đốc lý Hauser được phủ Thống sứ giao cho việc tổ chức và quản lý gian hàng Bắc Bộ ở Hội chợ thuộc địa tại Thành phố Marseille. Toàn bộ

công việc này được giao lại cho Nguyễn Văn Vĩnh, từ thu thập sản phẩm hàng hoá, thiết kế trưng bày đến tuyển thợ đi Marseille dựng gian hàng. Đồng thời, ông được giao quản lý luôn gian hàng Hội chợ thuộc địa từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1906, khi đó ông mới 24 tuổi.

Kết thúc Hội chợ thuộc địa, Nguyễn Văn Vĩnh không trở về Việt Nam ngay mà ở lại Pháp một tháng. Thời gian này ông được Đốc lý Hauser đưa tham quan nhà in và báo “Revue de Paris”, Nhà xuất bản Hachette, Nhà xuất bản Từ điển Larousse. Chuyến đi Pháp này trở thành bước ngoặt lớn trong cuộc đời, sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh. Trước đây, sự hiểu biết của ông có thể mới chỉ

dừng lại ở việc đọc sách báo, giờ được tận mắt chứng kiến cuộc sống, xã hội của người dân nước Pháp, được thâm nhập thực tế nền văn minh của một nước tiên tiến phương tây ông không khỏi ngỡ ngàng. Nhưng trên hết, nhận thức và lý tưởng trong ông đã được sáng rõ, chương trình hành động như thế nào cũng dần được hình thành. Từ đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã bắt tay ngay vào việc thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch của mình.

Một là, khi đang ở Pháp, được giới thiệu và thông qua tìm hiểu, Nguyễn Văn Vĩnh đã nhanh chóng đăng ký xin gia nhập và trở thành hội viên An Nam

Hai là, ông nhận thấy, nâng cao dân trí là vô cùng quan trọng, tương lai của

đất nước, của dân tộc đều tuỳ thuộc cả vào đó; và điều cấp bách, cần thiết nhất theo ông là phải có một thứ ngôn ngữ riêng cho nước nhà. Tinh thần canh tân

đất nước của một trí thức Tây học được nung nấu đến cháy bỏng được Nguyễn Văn Vĩnh thổ lộ trong một bức thư gửi từ Pháp về cho cụ Phạm Duy Tốn ngày 27/6/1906, nội dung với những lời lẽ chứa đầy nhiệt huyết:

“Một dân tộc mà thất học có đến chín mươi phần trăm thì còn hy vọng ngóc đầu lên sao được, nếu phái tri-thức không lo giáo-dục cho bình dân là phần cốt-yếu của dân tộc ấy. Nhưng thực-hành một chương-trình giáo dục không phải là việc dễ, nhất là nước mình không có một thứ chữ riêng. Chữ Hán là chữ mượn của nước người…

Tôi sẽ là người đầu tiên để làm cái công việc đó, để mà gây lấy một tương lai tốt đẹp đó, tôi sung sướng vô cùng. Cha mẹ, anh em, vợ con, tất cả đều phai nhoà trước tư tưởng đó để nhường chỗ cho một lòng vui thích êm ái nhất…”

Ba là, trước những trăn trở phải làm sao cho chữ Quốc Ngữ sớm trở thành chữ viết của dân tộc; và làm sao in được thật nhiều sách, báo để truyền bá chữ

Quốc Ngữ. Ngay sau khi về nước, Nguyễn Văn Vĩnh đã quyết định từ chức để đi theo con đường mà lý tưởng sáng rõ trong ông. Đó chính là quyết tâm truyền bá chữ Quốc Ngữ, truyền bá học thuật phương Tây, nhằm gây dựng một nền văn minh mới, hiện đại cho nước nhà.

Năm 1907, sau khi về nước và xin nghỉ việc, Nguyễn Văn Vĩnh chuyển hẳn sang nghề làm báo và xuất bản. Từ đây, ông chuyên tâm tích cực đẩy mạnh phát triển báo chí ở Bắc Bộ thông qua nhiều hoạt động.

Ông cùng với một người Pháp tên là Dufour thành lập nhà in. Đây được xem là nhà in Việt Nam đầu tiên ở Hà Nội. Ông cùng với Phan Kế Bính dịch và xuất bản hai tác phẩm đầu tiên là Tam Quốc và Truyện Kiều. Trong Lời tựa của

cuốn Truyện Kiều ông đã đưa ra câu nói nổi tiếng: “Nước Nam ta mai sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”. Câu nói này trở thành lời kêu gọi của các nhà truyền bá chữ Quốc Ngữ đầu thế kỷ XX, và nó được in trên tất cả các bìa sách do nhà in của Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản.

Nguyễn Văn Vĩnh đã có dịp ngồi cùng một chiếu với những nhà Nho học khi ông tham gia trong phong trào Duy Tân. Ông là người đã thảo điều lệ, viết

đơn xin phép, và sau đó làm giáo viên dạy tiếng Pháp của trường Đông Kinh nghĩa thục - một phong trào tân tiến lúc bấy giờ nhằm khai trí dân chúng, đòi từ

bỏ lề thói cũ, canh tân xã hội và học theo các nước phương tây, cổ động học chữ

Quốc Ngữ. Cuộc gặp gỡ với giới Nho gia khiến Nguyễn Văn Vĩnh càng phấn chấn và tự tin hơn vào “trách vụ canh tân đất nước”.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, chính quyền bảo hộ lo ngại vì đường lối hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục theo khuynh hướng cách mạng, chúng

đã ra lệnh đóng cửa trường vào tháng 11 năm 1907. Đình bản báo, đồng thời cho bắt giam các nhà nho và thanh niên tây học. Nguyễn Văn Vĩnh bị bắt và

được thả ngay sau đó do là hội viên hội nhân quyền và có quan hệ với những người pháp có thế lực. Ngay sau đó, ông đã cùng với bốn người Pháp đồng ký tên đòi thả Phan Châu Trinh. Việc làm này cùng với việc cho đăng báo bài Đầu Pháp chính phủ thư của Phan Châu Trinh (dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, rồi cho đăng ở phụ trương tờ Đăng cổ tùng báo), khiến Nguyễn Văn Vĩnh bị chính quyền thực dân cho gọi lên đe dọa.

Với tinh thần quyết tâm truyền bá chữ Quốc Ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh ra sức vận động đổi mới tờ báo chữ Hán “Đại Nam đồng văn nhật báo” thành tờ báo quốc ngữ đầu tiên lấy tên là “Đăng cổ tùng báo”. Ông đứng làm chủ bút và ngày 20 tháng 3 năm 1907 xuất bản số đầu tiên. Tờ báo này nêu ra hai tôn chỉ là: Truyền bá học thuật tây và cổ động cho chữ Quốc Ngữ.

Nguyễn Văn Vĩnh còn tổ chức diễn thuyết (diễn thuyết tại Hà Nội ngày 4 tháng 8 năm 1907) hô hào lập các hội dịch sách, đem các sách phổ thông pháp học dịch ra chữ quốc ngữ để truyền bá cho người mình biết tư tưởng và văn chương phương tây

Sau vụ kháng thuế Trung Bộ (tháng 3 năm 1908) và vụ đầu độc ở Hà Nội (tháng 6 năm 1908), thực dân Pháp liền cho đóng cửa Đăng cổ tùng báo của ông, đồng thời cấm diễn thuyết, cấm lưu hành và tàng trữ các tác phẩm của trường Đông Kinh nghĩa thục.

Năm 1908, Nguyễn Văn Vĩnh được bầu vào Hội đồng thành phố Hà Nội. Cùng năm này, do báo tiếng Việt bị cấm, ông xin ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta). Báo này tồn tại được 2 năm. Đến năm 1910, ông lại xin ra tờ

Notre Revue (Tạp chí của chúng ta). Báo này ra được 12 số.

Năm 1911, ông được Schneider mời vào Sài Gòn làm Chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn.

Năm 1913, ông trở lại Hà Nội làm Chủ bút tờ tuần báo Đông Dương tạp chí (do Schneider sáng lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1913). Tờ báo này được xem là một mảnh đất tốt cho Nguyễn Văn Vĩnh thoả sức vẫy vùng, hiện thực hoá các ý tưởng của mình, chính trên tờ Đông Dương tạp chí này Nguyễn Văn Vĩnh đã tuyên truyền những ý tưởng cấp tiến nhất khi ấy. Ông lên tiếng đả đảo lớp Nho gia không thức thời, đảđảo Hán học - cái hàng rào cản bước văn minh,

đả đảo xã hội phong kiến Việt Nam hủ lậu. Những tác phẩm văn học, tư tưởng, văn minh phương tây được ông tích cực dịch thuật và truyền bá. Nguyễn Văn Vĩnh được xem là linh hồn của tờ Đông Dương tạp chí.

Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Bộ (sau đổi làm Viện dân biểu).

Năm 1914, ông kiêm luôn chức Chủ bút tờ Trung Bắc tân văn do Schneider sáng lập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau ngày 15 tháng 9 năm 1919, Đông Dương tạp chí ngừng xuất bản. Thay thế nó là tờ Học báo (tờ báo của bậc tiểu học, Trần Trọng Kim phụ trách việc bài vở, Nguyễn Văn Vĩnh làm Chủ nhiệm). Cũng trong năm này, ông Vĩnh mua tờ Trung Bắc tân văn và cho ra hàng ngày (đây là tờ báo hàng ngày đầu tiên ở

Bắc Bộ[1]).

Năm 1927, ông cùng với Vayrac lập tủ sách Âu Tây tư tưởng (La pensée de l’Occident), rồi tổ chức in các sách do ông dịch thuật.

Năm 1929, ông được bầu vào Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương.

Năm 1931, ông cho ra tờ An Nam Nouveau (An Nam mới). Ông làm Chủ

nhiệm kiêm Chủ bút cho đến năm 1934.

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 68)