Vai trò của báo chí với quá trình hình thành lực lượng sáng tác văn học hiện đại.

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 32)

2. Vai trò của báo chí trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc

2.2.2.Vai trò của báo chí với quá trình hình thành lực lượng sáng tác văn học hiện đại.

trên báo chí, thậm chí còn có nhận xét: “Dường như văn học chui vào báo chí và hầu như mọi tác phẩm văn học đầu thế kỷ XX trước khi in thành sách đều lần lượt đăng tải từng kỳ trên mặt báo”.

2.2.2. Vai trò của báo chí với quá trình hình thành lực lượng sáng tác văn học hiện đại. văn học hiện đại.

Sự hình thành lực lượng sáng tác văn học hiện đại 30 năm đầu thế kỷ XX khá phức tạp, được quy định bởi tính chất giao thời của văn học, trong đó “báo chí là môi trường thu hút đông đảo gương mặt kiểu trí thức văn nghệ sĩ điển hình đương thời định hình cho văn học hiện đại”. Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về nhà văn hiện đại, “những nhà văn hồi mới có chữ quốc ngữ”, đã kể ra một loạt gương mặt rất quen thuộc của báo chí như Trương Vĩnh Ký (chủ bút của Gia Định báo), Nguyễn Văn Vĩnh (chủ bút Đông Dương tạp chí), Phạm Quỳnh (chủ bút Nam Phong tạp chí), Tản Đà (chủ bút An Nam tạp chí)… và nhiều tên tuổi khác đa số đều là những người tham gia viết báo. Ngay tại thời

điểm đó, bản thân những người viết báo đã ý thức được sự xuất thân và tồn tại của nhà văn. Phạm Quỳnh, trong bài viết “Báo chí An Nam” đăng trên Nam Phong tạp chí khẳng định: “Văn học hiện đại của chúng ta chỉ xuất hiện từ sau khi có báo chí ra đời. Những tác giả đầu tiên của những tác phẩm được viết bằng chữ Quốc ngữđều được đào tạo trong môi trường báo chí”.

Không ai có thể phủ nhận về những ý kiến, đánh giá này. Cũng cần phải khẳng định lại rằng, báo chí được xuất hiện ở Việt Nam do chủ ý của thực dân Pháp và hầu hết các tờ báo đều do người Pháp đứng tên sáng lập, nhưng chịu trách nhiệm về nội dung và hoạt động của tờ báo lại là đội ngũ trí thức người Việt bao gồm cả tân học lẫn cựu học.

Đối với giới tân học, báo chí là một địa hạt vô cùng lý tưởng để gieo mầm ý tưởng. Bắt đầu từ Trương Vĩnh Ký, người làm báo đầu tiên ở Việt Nam với dấu mốc “Gia Định báo”, đến Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Phan Khôi… Hầu hết đều được đào tạo trong các trường tân học, được tiếp xúc và tiếp thu những ý tưởng, học thuật mới mẻ của văn minh phương Tây, đặc biệt là văn minh Pháp. Với tinh thần canh tân đất nước, họ tích cực hoạt động trong môi trường báo chí, sử dụng báo chí làm công cụ cho sự nghiệp cách mạng văn hóa, thay đổi xã hội. Một mặt họ tích cực nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu văn hóa, tư tưởng phương Tây, đặc biệt là các tác phẩm văn học nổi tiếng của Pháp; một mặt họ tiến hành những thể nghiệm văn học mới, đưa sáng tác mới lên mặt báo, nhằm kiến tạo một mô hình văn học hiện đại. Rõ ràng, các nhà tân học làm báo nhưng tại rất chú trọng tới nền quốc văn và có ý thức tích cực hoạt động để xây dựng nó, chính vì thế, đội ngũ tác giả văn học mới dần được hình thành. Đội ngũ tác giả văn học trưởng thành từ

báo chí đã trở thành lực lượng sáng tác quan trọng nhất trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Báo chí cũng là lựa chọn của những nhà nho cuối mùa như Nguyễn Đỗ

Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Hữu Tiến…Sự tàn cục của chế độ khoa cử phong kiến và thất thế của văn chương chữ Hán khiến cho những nhà cựu học không khỏi nuối tiếc, than thầm. Từ bỏ văn chương truyền thống không phải là dễ dàng, nhưng cũng khó có thể tiếp tục sáng tác, sự xuất hiện trên báo chí được coi là một nỗ lực cách tân lớn của đội ngũ cựu học “muốn

dùng tờ báo để họp đoàn doanh sinh”. Được sự cổ vũ của chủ trương “điều hòa tân cựu học”, “bảo tồn cổ học”, các nhà cựu học hồ hởi bắt tay vào công cuộc tổng duyệt lại văn chương truyền thống và bảo tồn vốn cổ bằng cách chuyển dịch ra chữ quốc ngữ. Trên báo chí xuất hiện nhiều công trình biên khảo kết hợp sưu tầm với khảo luận về thể cách, luật lệ, nguồn gốc, lịch sử phát triển của các thể loại văn học truyền thống. Phong trào này dẫn đến sự xuất hiện của các cây bút biên khảo xuất sắc như Phan Kế Bính (Hán Việt văn khảo – bàn về chữ Hán

ở Trung Quốc, Việt Nam và triết học Trung Quốc đăng trên Đông Dương tạp chí), Nguyễn Bá Trác (những công trình biên khảo học thuật tư tưởng Á Đông), Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật…

Nỗ lực cách tân văn chương truyền thống phải kể đến những nhà cách mạng yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng …đây chính là những tác giả tiêu biểu của dòng văn học yêu nước

đầu thế kỷ XX. Nỗ lực cách tân của đội ngũ tác giả này chính bởi muốn tìm những phương pháp sáng tác văn chương mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu công chúng. Thông qua đó, họ có thể sử dụng văn chương như một công cụ hữu ích để cổ động cách mạng và truyền bá tư tưởng, tinh thần yêu nước tới quần chúng nhân dân.

Có thể thấy, báo chí là môi trường hình thành, đào tạo và nuôi dưỡng

đông đảo đội ngũ tác giả văn học hiện đại, là nơi nương náu, chuyển mình của

đội ngũ tác giả truyền thống. Thông qua hệ thống báo chí giai đoạn 1900-1930, chúng ta có thể hình dung một cách tương đối đầy đủ gương mặt văn học đương thời, thậm chí, qua đó chúng ta còn “có thể hình dung toàn bộ văn nghiệp của tác gia văn học” được nhắc tới trong mọi thời đại. Và, vượt khỏi khung khổ của thời gian, báo chí giai đoạn này còn có tác động, ảnh hưởng tới đội ngũ tác giả

văn học sau 1930 như: Nguyễn Công Hoan, Tương Phố, Vũ Đình Long, Tam Lang, Thái Phỉ,…

2.2.3. Sự tác động của báo chí đến quá trình hình thành thể loại văn học.

“Quá trình hình thành hệ thống thể loại mới, một trong những dấu hiệu cơ bản nhất xác định sự ra đời của văn học Việt Nam hiện đại, là cả một quá trình vận động vừa gấp gáp vừa kiên trì, là kết quả hội tụ của những yếu tố nội sinh và ngoại nhập như một sự thức tỉnh và vượt thoát về văn hóa, một cuộc cách mạng văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa trong toàn cảnh phục hưng văn hóa Việt diễn ra sôi nổi trong 30 năm đầu thế kỷ này”. Bức tranh về

quá trình vận động ấy, chúng ta sẽ được chứng kiến rõ ràng và cụ thể hơn trên diễn đàn báo chí.

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn văn học này là tính giao thời, vì thế sự

chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự đan xen, tương tác giữa các thể loại của hai nền văn học cũ và mới. Chẳng hạn như cả Phan Bội Châu, cả Hồ Chí Minh, về

căn bản vẫn dùng thơ Hán, Nôm để tuyên truyền cách mạng (phong vị cổ điển và tinh thần hiện đại). Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có sự dung hòa giữa đạo đức truyền thống với những nội dung hiện thực của đời sống đương thời, dung hòa giữa hình thức tự sự hiện đại với hình thức tự sự trung đại, thậm chí trong thiên truyện khởi đầu cho sự nghiệp tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, U tình lục, đã được viết bằng văn vần, cách kết cấu, bố cục, văn phong đều bị

Truyện KiềuLục Vân Tiên chi phối sâu sắc. Tiểu thuyết của Nhất Linh trước 1932 vẫn sử dụng kết cấu, chất liệu hình ảnh, văn phong của truyện nôm các thế

kỷ trước. Nguyễn Bá Học, vẫn sử dụng lối văn biền ngẫu, hình ảnh ước lệ trong các sáng tác mô tả khách quan hiện thực cuộc sống. Ngay đến Tản Đà, người có ý thức rõ ràng và có những quan niệm mới về nghề văn, mặc dù có sự cách tân trong hình thức thức thể loại nhưng về cơ bản sáng tác của ông vẫn mang hình thức thể loại truyền thống.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, quá trình tìm tòi, thể nghiệm của các nhà tác giả cũng đã nhanh chóng đi đến định hình một hệ thống thể loại của nền văn học hiện đại. Từ sau “ngôi sao băng” Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản xuất hiện trên báo năm 1887, và những thể nghiệm tiếp theo như:

Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (Trương Duy Toản - 1910, Nam Bộ);

Nam Hải dị nhân (1907), Hưng Đạo đại vương (1909-1912) của Phan Kế Bính

ở Bắc Bộ. Nhìn chung giai đoạn đầu, tác phẩm dịch thuật vẫn chiếm ưu thế trên mặt báo. Sang khoảng năm 1915, báo chí liên tục đăng tải những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật bằng chữ quốc ngữ, sự quảng bá cho văn học quốc ngữ cũng đa dạng hơn và đặc biệt quá trình tập dượt câu văn và viết dần tác phẩm đã đạt đến

độ chín. Đến khi Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn với hàng loạt truyện ngắn

đăng tải; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật… xuất hiện, thì phong trào sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết bắt đầu lan rộng trong cả nước. Theo thống kê của Cao Xuân Mỹ, trong khoảng hơn mười năm từ 1920 đến 1932, trên toàn quốc, có tới 290 tác giả viết tiểu thuyết với 491 đầu tác phẩm. Cũng trong thời gian này, loại hình nghệ thuật kịch của phương Tây được đưa vào thể nghiệm, tiêu biểu là kịch của Vũ Đình Long, Nam Xương, Tản Đà, Tương Phố, Đông Hồ, Trần Tuấn Khải… dẫn tới một lối thơ thiên cảm xúc cá nhân, manh nha cho một dòng thơ mới, dòng thơ lãng mạn ở giai đoạn sau. Với sự xuất hiện của nhiều tác phẩm mang tính ghi chép, đặc biệt là sự xuất hiện của Chuyến đi Bắc Bộ

năm Ất Dậu (Trương Vĩnh Ký), Hương Sơn hành trình (Nguyễn Văn Vĩnh),

Hạn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác), các tác phẩm ký của Phạm Quỳnh, Nguyễn

Đôn Phục, Đông Hồ, Tương Phố… thể ký chính thức xuất hiện trong văn học quốc ngữ. Như vậy, thông qua báo chí với khoảng thời gian mấy chục năm vận

động, thể nghiệm, như nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương nhận định: “Cấu trúc của hệ thống thể loại của nền văn học mới đã thực sự Âu hoá, gom đủ diện mạo

của những thể loại và thể tài chính yếu: tự sự, trữ tình, kịch”, định hình một mô hình văn học mới thay thế văn học Hán Nôm.

Với những vấn đề chúng tôi vừa trình bày, hoàn toàn có thể khẳng định báo chí đóng một vai trò tích cực trong quá trình hiện đại hóa nền văn học. Thực tế, cũng không quá khi có người cho rằng lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển nền văn học hiện đại Việt Nam.

Chương II

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 32)