Góp phần xây dựng “chất liệu nền” cho văn học hiện đại văn chương quốc ngữ.

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 50)

3. Cách thức trình bày và hệ thống chuyên mục trên Đông Dương tạp chí.

2.1. Góp phần xây dựng “chất liệu nền” cho văn học hiện đại văn chương quốc ngữ.

chương quốc ngữ.

Có thể nói tuyên truyền, phát triển và hoàn thiện chữ quốc ngữ là một trong những công việc được Đông Dương tạp chí đặc biệt chú trọng. Như chúng ta đã biết, vốn chữ quốc ngữ ở Việt Nam được manh nha từ khoảng thế kỷ

XVII, được chú ý tới từ nửa cuổi thế kỷ XIX trải qua quá trình thể nghiệm dần dần được tạo điều kiện phát triển và trở thành thứ ngôn ngữ riêng của dân tộc Việt.

Có một thực tế không thể phủ nhận là chữ quốc ngữ cũng nằm trong kế

sách nô dịch của Pháp. Song, cũng giống như báo chí, thứ ngôn ngữ đã có những “vượt thoát” nằm ngoài dự tính mà Pháp đã vạch ra. Sự ép buộc của Pháp, cộng với nỗ lực tuyên truyền của giới Tây học, và việc đón nhận của dân chúng, chữ quốc ngữ ngày càng lan rộng, không còn là “ngôn ngữ trung chuyển” mà thực sự trở thành ngôn ngữ chính thức của dân tộc Việt.

Lược tả lại sự phát triển của tiếng Việt để thấy Đông Dương tạp chí nằm trong giai đoạn thể nghiệm của chữ quốc ngữ và đã có những đóng góp quan trọng đối với việc hình thành thứ ngôn ngữ mới cho dân tộc và văn học. Có thể

nói, công sức và tâm huyết mà Đông Dương tạp chí dành cho việc phát triển chữ quốc ngữ là không ít, những trang báo cũng như kỳ công xây dựng “chất liệu nền” của văn học hiện đại Việt Nam cũng từ đây mà khởi sắc. Thông qua khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy những công việc Đông Dương tạp chí

thực hiện nhằm phát triển chữ quốc ngữ rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, người viết chỉ nhằm một mục đích là đi sâu nghiên cứu sự phát triển của chữ quốc ngữ gắn liền với phương diện là “chất liệu nền” của văn học hiện đại.

Để cổ động nhân dân học chữ quốc ngữ, ngay từ những số báo đầu tiên,

Đông Dương tạp chí thường xuyên cho đăng các bài viết phân tích cái lợi, cái hay của việc học chữ quốc ngữ, nói đến vai trò quan trọng của chữ quốc ngữđối với dân tộc và sự cần thiết học chữ quốc ngữ. Trên số 2 của Đông Dương tạp chí, chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh ra cổ động nhân dân Việt Nam học chữ Quốc ngữ để thay thế chữ Hán, chữ Nôm: “Mở ngay tờ nhật báo này ra mà ngẫm xem bấy nhiêu điều luận trong báo, thử nghĩ: giá thử luận bằng chữ Nho thì có mấy người đọc được, mà trong những người đọc được, thì có mấy người hiểu cho hết nghĩa. Thế mà chữ Quốc ngữ, thì không những là người biết chữ Quốc ngữ đọc

đến các bà (không dám nói đàn bà sợ các bà quở) trẻ con cũng nghe được mà chỉ với chúng ta trong cuộc luận bàn thế sự thì có phải nó vui việc ra là bao nhiêu”. Đồng thời, ông cũng cho rằng đểđọc, viết được chữ Quốc ngữ rất dễ “ai có ý chí vài ngày, ngu đần là một tháng cũng phải thông”. Trong khi đó học chữ

Nho thì phải “mất hàng nửa đời người, mà trăm người học không được một người hay, học được hay cũng chỉ ích lấy một mình, không đem ra mà dùng cho

đời được nhờ cái học vấn của mình chẳng qua là một cái thú rung đùi mà thôi”. Còn chữ Nôm thì dễ hơn, nhưng có cái khó là mỗi miền, mỗi người lại có cách viết và hiểu khác nhau. Do vậy nó cũng gây khó khăn cho việc học, hiểu và phổ

biến rộng rãi.

Trong một bài viết dài “Quốc ngữ nguyên lân” đăng trên Đông Dương tạp chí số 9 ra ngày 10 tháng 7 năm1913, cũng viết: “Người an-nam mà dùng chữ quốc ngữ thì có thể lân-la học được mọi khoa dễ dàng hơn mấy lần học chữ-nho… dùng chữ quốc ngữ thì người An-nam mới nhớ được cái vốn sẵn của nhà, là cái tiếng nói của mình, có túng tiếng thì lấy ngay tiếng Lang-sa mà bỏ

thêm vào, học lấy âu thuật ở tại chính nguồn… như thế thì người An-nam mới gỡ ra khỏi cái lao-lung văn-chương của nước Tàu…” và “người An-nam mới gây được thành cái thể hiện riêng cho nước mình”.

Bắt đầu cho công cuộc truyền bá chữ quốc ngữ, Đông Dương tạp chí số

10 ra ngày 17 tháng 7 năm 1913 đã “Báo thêm trang” như sau:

Từ ngày 14 tháng 8 tây sau giở đi, tờ Đông-dương tạp chí sẽ thêm trang ra, và lại có in hai tờ phụ trương nữa”.

Hai tờ phụ chương ấy bao gồm: Một là sách “Quốc ngữ chỉ nam”, sách này dùng cho người An-nam; hai là “sách dạy các quan Tây”, đây là sách dùng cho các quan tây học tiếng An-nam và cho người An-nam học tiếng Lang-sa.

Chuyên mục “Lours de lague annamite” (sách dạy tiếng An-nam), G. Saintongeđược đăng tải trên số báo 14 ra ngày 14 tháng 8 năm 1913, đến các số

báo sau thì tạm dừng, sau đó tiếp tục được đăng tải lại bắt đầu từ số báo 26 kéo dài hết số báo năm 1914.

Riêng đối với “Quốc ngữ chỉ nam” (sách dạy cho người An-nam), liên tiếp được đăng trên 2 số báo 15 (ngày 21/8/1913) và 16 (ngày 28/8/1913).Đông Dương tạp chí đã dành 4 trang trên mỗi số báo cho đăng tải các bảng chữ cái quốc ngữ và chữ Nôm, đồng thời dành khoảng gần 1 trang để giới thiệu, giải thích cụ thể cách học và viết chữ quốc ngữ.

Trong số 15 ra ngày 21 tháng 8 năm 1913, Đông Dương tạp chí đã cho

đăng “bảng thứ nhất” dạy 23 chữ cái, các số đếm đơn giản từ 1 đến 9 và một bảng bằng chữ Nôm. Trong đó chỉ rõ:

“Kỳ này báo có một phụ-chương riêng, trong có một cái bảng dẫn dạy 23 chữ cái quốc-ngữ. Sau bảng đã có dạy cách dùng cả cách tập bảng ấy bằng chữ

nôm…

Sách này dùng chữ nho và dùng phép phiên thiết để mà dạy chữ quốc- ngữ”.

Theo đó, cách dùng “bảng thứ nhất” cũng được giới thiệu, diễn tả một cách cụ thể, chi tiết để người đọc có thể hiểu và học được.

Trên số báo 16 ra ngày 28 tháng 8 năm 1913, Đông Dương tạp chí tiếp tục cho đăng “bảng thứ nhì” - lối viết các chữ cái. Sau đó trong “Quốc ngữ chỉ

nam”, trang 15 tiếp tục giới thiệu cụ thể như sau:

“Bộ này ra bảng thứ nhì, dậy lối viết các chữ cái ấy. Sau bảng đã có dạy cách tập bằng chữ nôm. Nay lại dịch ra đây bằng chữ quốc-ngữ để nhờ các ngài xem mà chỉ bảo cho những người chưa biết.

Bảng thứ nhất thì dậy các chữ cái quốc-ngữ lối in. Ai học thuộc lối ấy, thì trông vào sách, mới nhận được các mặt chữ, chữ nào là âm, chữ nào là vận, tên chữ là gì, đọc như thế nào.

Nay lại dạy đến lối viết những chữ cái ấy.

(…) Ở trên đầu bảng, cũng có đủ 23 chữ-cái, trên chữ hoa, dưới chữ nhỏ. Lối viết, chữ-hoa thì chỉ để viết một chữ đầu-câu, và đầu tiếng, tên riêng, tên người, hoặc tên xứ, mà thôi, không có tiếng nào dùng cả chữ-hoa như trong lối chữ in.

Hai bên cũng có chữ vận, bên tả 6 chữ nguyên-vận, bên hữu 6 chữ biên- vận.

Ở dưới thì có 16 chữ âm đơn, và 11 chữ kép.

Hai góc bên dưới có 10 chữ mã, có chứa chữ nôm bên cạnh. Cách tập bảng này

(…) cứ tay viết chữ nào thì mồm đọc chữ ấy, viết đi viết lại nhiều lần cho rõ thực thuộc mặt chữ”.

Như vậy, ngay từ đầu Đông Dương tạp chí đã có những bảng mẫu chữ

cái Quốc ngữ bao gồm một số nguyên âm và phụ âm, nguyên âm đôi, các vần ghép: bơ, cơ, dơ, gơ, hơ, kơ, lơ, mơ, nơ, chơ, giơ... và một số số đếm đơn giản từ 1 đến 9 và số 0. Bảng chữ cái viết hoa to và các chữ thường theo sau là cách phát âm khá chuẩn xác. Chúng tôi thấy đủ 23 chữ cái, 6 nguyên âm ngắn và 11 phụ âm. Thông qua hai bảng chữ cái quốc ngữ và bảng dịch kèm bằng chữ nôm, cùng với các bài chỉ dẫn cách học, cách đọc, cách viết, về cơ bản đã giúp độc giả có thể tiếp cận với chữ quốc ngữ.

Với mong muốn đưa chữ Quốc ngữ nhanh chóng được phổ biến trở thành ngôn ngữ, chữ viết thông dụng. Đông Dương tạp chí không ngừng vận động

đông đảo nhân dân cùng tham gia cổ động và viết chữ quốc ngữ. Đông Dương tạp chí số 4 ra ngày 5 tháng 6 năm 1913 đã mở ra mục “Lai kiểu” với mục đích:

“bản quán mở ra mục này để những bài hay và có ý nhị, không lợi hại riêng

đến ai thì trước nữa để các quan duyệt báo coi và để mặc sức cho các đua văn hay ý lạ”.

Bên cạnh đó, vấn đề ngữ pháp tiếng Việt cũng được Đông Dương tạp chí

đưa ra bàn luận để đi đến thống nhất về cách đặt câu, cách viết, chấm phẩy, cách nói, viết cho cả 3 miền và cần phải có một thể lệ chung trong cả nước: “Nay bản báo lấy việc cổ động cho chữ Quốc ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng nên đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra mà bàn lại, chẳng dám đem cách nào mới mà xin thế vào lối cũ, sợ thiên hạ lại bảo vẽ vời, song cũng nên bàn các nơi bất tiện ra để ai nấy lưu tâm vào đó, thì dễ có ngày tự dưng chẳng phải ai làm mà chữ Quốc ngữ tựđổi dần dần đi”.

Theo đó, Đông Dương tạp chí một mặt tích cực cho đăng tải nhiều bài viết, nhiều tác phẩm thơ văn dịch phong phú, cuốn hút người đọc bằng chính chữ quốc ngữ, để chữ quốc ngữ dần hoàn chỉnh, có khả năng truyền tải được tất cả tư tưởng, tình cảm của con người. Những người không biết chữ Hán, Nôm và chữ Pháp thì qua chữ quốc ngữ cũng có thể tiếp cận được những áng văn hay, những tư tưởng mới của nước ngoài. Trong bài “Tiếng An-nam” (bên dưới ký tên V) được đăng trên số báo 40, có đoạn được viết như một lời kêu gọi: “Nào báo quốc ngữ, sách học quốc ngữ, nào thơ quốc ngữ, nào văn chương quốc ngữ, án ký, hành trình, tiểu thuyết, nghị luận, tờ bồi việc quan, đơn từ kiện tụng, nên làm toàn bằng chữ quốc ngữ hết cả”; và nêu rõ: “Muốn gây cho văn tự

nước Nam có kinh điển, thì bao nhiêu những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước phải chuyên vào nghề văn quốc ngữ”.

Một mặt, để hoàn thiện chữ quốc ngữ, và để thứ chữ này phải có luật lệ,

Đông Dương tạp chí luôn chú tâm trong việc chỉnh sửa những chữ còn sai khi nói và viết chính tả; thống nhất cách phiên âm tên đất, tên người nước ngoài khi dịch ra chữ Quốc ngữ. Thông thường người dịch theo tiếng Trung Quốc, mặc dù rất dễ đọc và nhớ nhưng lại bị sai với nguyên bản, còn nếu dịch thẳng từ tiếng nước ngoài ra chữ quốc ngữ thì nhiều người lại không hiểu, còn để nguyên như

bản gốc thì những người không biết tiếng nước ngoài lại không đọc được. Cách phiên âm được hướng dẫn như sau: “Bao nhiêu những tên nước lớn, ai cũng biết theo tiếng Tàu rồi như là Pháp, Anh, Nga, Đức, Bỉ-lị-thì, Áo, thì cứ để tiếng biết rồi mà dùng... Còn bao nhiêu những chỗ chưa mấy biết thì dịch theo cách mới, lấy cho gần nguyên âm”, tức là “ khi viết lẫn những tên ấy vào văn quốc ngữ thì nên viết tiếng dịch trước rồi vòng hai bên hai cái viết nguyên dạng chữ vào sau cho người đã biết tiếng Tây dễ nhận ra

Đối với các thanh: nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã và những chữ phải thêm dấu như đ, ơ, ư… đều được Đông Dương tạp chí lần lượt tìm cách cải cách, khắc phục.

Trên số báo 42 ra ngày 5 tháng 6 năm 1914, Đông Dương tạp chí mở ra mục “Tân học văn tập” do các viên hội trí-tri soạn và dịch ra với 2 nội dung chính là: Văn chương khoa và sư phạm học khoa. Mục này được giới thiệu như

sau: “Chúng tôi soạn một ít bài về phép giáo dục luân lý, về cách trí, toán-phép,

địa-dư, sử-ký và bài luận để giúp các thầy học bậc ấu học, tiểu học… sách quốc ngữ chưa có mấy nên qua báo chí có thể học thêm nhiều điều”.

Cũng từ số báo này, “Tân học văn tập” trở thành chuyên mục cố định trên Đông Dương tạp chí. Nội dung của chuyên mục này dần dần chiếm số

lượng lớn trang báo của Đông Dương tạp chí. Cụ thể, ở số 42, chuyên mục này chỉ là 1 trong 10 chuyên mục và chỉ chiếm một diện tích nhỏ hẹp 2 trang trong tổng số 24 trang. Nhưng đến năm 1917, trong khi nhiều chuyên mục đã bị lược

bỏ thì “Tân học văn tập” vẫn được giữ lại, là 1 trong tổng số 5 chuyên mục, số

lượng trang báo cũng được tăng lên 12 trong tổng số trên dưới 40 trang. Lúc này nội dung của “Tân học văn tập” bao gồm: Văn quốc ngữ, cách-trí, tập đọc, giảng nghĩa và học thuộc lòng, Nam sử. Một trong những nội dung mà “Tân học văn tập” thường xuyên chú trọng và giới thiệu chính là “bài- luận” (từ tháng 5 năm 1914) mà sau này là “văn quốc ngữ” (năm 1917). “Bài-luận” hay là “văn quốc ngữ”, đều là cách dạy làm văn bằng chữ quốc ngữ.

Trên mỗi số báo ra lại có một đề bài và hướng dẫn cách làm đề bài đó cùng với một bài văn mẫu. Từ việc miêu tả hình dáng, tính cách, tư tưởng, tình cảm… đến những hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày đều được hướng dẫn cụ thể cách trình bày.

Như vậy, qua khảo sát, thống kê và nghiên cứu nội dung (ở những số báo còn lưu trữ trong Thư viện Quốc gia), chúng tôi nhận thấy, câu văn quốc ngữ

của Đông Dương tạp chí trong thời gian đầu, vẫn còn nhiều vụng về, lủng củng, thường dùng ngôn ngữ nói vào trong cách hành văn, khiến câu vă trúc trắc, khó hiểu. Chẳng hạn như:

“Các ngài ngày xưa chỉ việc dùng những kiến-thức tiền thời đi lại, làm lối đi để tìm kiến-thức mới, bởi thế mới nên được những công-nghiệp lớn, vậy thì nay ta lại phải dùng những kiến-thức các ngài đi lại cho, cũng như vậy; ta cũng phải noi gương các ngài mà dung kiến-thức cổ ấy, làm lối đi, chớ không phải làm mục-đích của nghiệp-học ta; nên bắt chước các ngài mà cổ nên được hơn các ngài”.

(Đông Dương tạp chí, số 4, Văn chương - Pháp văn tạp thái, trang 7) Về sau, các tác giả trên Đông Dương tạp chí ngày càng chú trọng hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ biểu đạt câu văn và cách hành văn. Những bài viết

văn học dịch, tác phẩm văn học chữ quốc ngữ càng trở nên thành thục, mượt mà, uyển chuyển và sâu sắc. Dưới đây là những câu văn của Đông Dương tạp chí năm 1916:

Ta nói rằng, phàm người ta ai cũng chỉ tu cho đến cái hạnh phúc của riêng mình; rằng không có thể nào khiến người ta bỏ được lối tu ấy. Cố khiến là uổng công, mà khiến được là nguy hiểm; vậy thì muốn khiên cho người ta đạo

đức, duy chỉ có cách làm cho tư lợi với công lợi hai cái hiệp được với nhau mà thôi.

(Đông Dương tạp chí, số 78, Pháp văn, trang 3570) Từ những phân tích ở trên phần nào cho thấy, Đông Dương tạp chí đã góp phần không nhỏ cho quá trình hình thành và phát triển của văn học quốc ngữ. Nhận xét về sự phát triển vượt bậc của văn chương quốc ngữ, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” khẳng định: “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái giọng hoa mỹ, dồi dào và chú trong về tư tưởng, là công các nhà biên tập hai tờ tạp chí Bắc Hà: Đông Dương tạp chí và Nam Phong”. Vai trò của Đông Dương tạp chí đối với nền văn học quốc ngữ còn được gián tiếp khẳng định thông qua đánh giá của Thiếu Sơn về chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh như

sau: “…Văn ông Vĩnh đã ảnh hưởng tới lối văn tự thuật, tiểu thuyết, trào phúng và ngụ ngôn”.

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)