Báo chí là môi trường xuất hiện, tồn tại và phát triển của văn học quốc ngữ.

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 27)

2. Vai trò của báo chí trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc

2.2.1. Báo chí là môi trường xuất hiện, tồn tại và phát triển của văn học quốc ngữ.

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương trong nghiên cứu về văn học hiện đại

đã chỉ ra, báo chí là sự manh nha của một nền văn học mới: “Hầu như ngay từ

buổi đầu của sự xuất hiện và lưu hành báo chí, một thứ văn học mới khác xa với văn học truyền thống đã gắn với loại phương tiện mới đó mà nảy mầm”, Huỳnh Văn Tòng cũng nhận xét: “Văn học hiện đại Việt Nam thoát thai từ báo chí, khác với trường hợp các nước phương Tây, văn học đẻ ra báo chí”. Gia Định báo sau 4 năm mang tính chất của một tờ công báo khi chuyển sang Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của quản lý thì tờ báo này đã cho đăng thêm các mục khác, khảo cứu, nghị luận, thơ ca của cá danh sĩ Nam Bộ như Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của… “Chính thơ văn , truyện cổ tích và những bài nghiên cứu về

lịch sử nước nhà được đăng trên tờ báo lúc này… đã góp phần khai sinh nền quốc văn mới”.

Lần lượt các tờ báo ra đời sau đó, Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn (ở

Nam Bộ,) Đại Nam đồng văn nhật báo, Đăng cổ tùng báo, Đại Việt tân báo, Trung Bắc tân văn (ở Bắc Bộ), đều có mục dành riêng cho việc đăng tải các thể

loại truyện kể, truyện ngắn, thơ, ca, câu đối… Chúng ta sẽ dễ hình dung hơn về

bộ phận văn học được đăng tải trên báo chí khi tham khảo Tổng tập văn học Việt Nam (văn học báo chí Việt Nam 1900-1945) do Nguyễn Thành chủ biên. Mặc dù, như tác giả nói, chỉ lựa chọn tập hợp từ hệ thống báo chí ba thập niên

đầu thế kỷ XX những tác phẩm đơn thuần viết bằng chữ quốc ngữ không dính dáng gì đến chính trị (nghĩa là chưa tập hợp toàn bộ và đầy đủ), thế nhưng, chỉ

riêng số lượng tác phẩm của những tờ báo này đã chiếm cả hàng trăm trang, với nội dung và thể loại vô cùng phong phú và đa dạng. Trong khi đó, chúng ta cũng biết, bộ phận văn học dịch sang chữ quốc ngữ cũng chiếm một số lượng khá lớn. Nên nhớ rằng, chính văn học dịch hồi ấy giữ một vị trí quan trong để

Như vậy, văn xuôi quốc ngữ đã xuất hiện đầu tiên trên báo chí, tồn tại và ngày càng gắn bó với môi trường báo chí này. Nhưng cũng có một thực tế là, sự

xuất hiện của các tác phẩm văn xuôi quốc ngữ trên những tờ báo thời Bộ này phần lớn là nhằm mục đích giáo dục đạo đức con người và làm “mềm hóa” những tờ công báo, tin tức đơn thuần với những thông tin khô khan, cứng nhắc,

để thu hút độc giả, chứ chưa hề có mục đích, ý thức rõ ràng về việc gây dựng phát triển một nền quốc văn mới. Ngay cả việc truyền bá học thuật tư tưởng Âu Tây cũng còn thấp kém, điều đáng ghi nhận lớn nhất của những tờ báo này là việc góp phần cổ vũ và phát triển chữ quốc ngữ.

Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cho rằng: “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái giọng hoa mỹ dồi dào và chú trọng về tư tưởng là nhờ

công các nhà biên tập hai tờ tạp chí Bắc Hà: Đông Dương tạp chí và Nam phong tạp chí”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu khẳng định: “Trước 1913, báo chỉ chủ yếu giúp người đọc làm quen với chữ quốc ngữ”. Không phải ngẫu nhiên mà sự ra đời của hai tờ báo Đông Dương tạp chí (1913) và Nam Phong tạp chí (1917) lại được nhiều người chú ý, được giới nghiên cứu văn học sử đánh giá cao, xem như đây là những tạp chí có tính chất chuyên ngành là “cơ

quan văn học vào buổi mà đối với văn chương, mọi người còn bỡ ngỡ”. Chỉ

riêng hai tờ báo này đã mở ra một không gian văn học và cho chúng ta cái nhìn khá tổng quát về sự phát triển của văn học Việt Nam ở những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.

“Báo chí là nơi sưu tầm và giới thiệu văn học cổ Việt Nam, giới thiệu văn học Pháp và văn học Trung Quốc”. Đây là một nhận xét hoàn toàn xác đáng. Tuy ban đầu, việc giới thiệu các tác phẩm chữ Hán, văn học Pháp và văn học Trung Quốc, chỉ nhằm mục đích thay đổi thói quen và ngôn ngữ của người Việt, về sau các nhà biên tập báo chí đã thực hiện công việc này một cách có ý thức và có hệ thống.

Đối với công tác bảo tồn vốn cổ: Trước khi có sự phát triển của nhà in, việc xuất bản sách gặp nhiều khó khăn, báo chí là địa bàn lý tưởng nhất để sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu lý tưởng nhất. Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của vấn

đề này là ở chỗ, những thay đổi về cơ chế xã hội, sự thâm nhập của các yếu tố

văn hóa mới, lực lượng sáng tác cựu học bỗng nhiên hẫng hụt, những người trí thức, tân học cũng không thể làm ngơ trước nền Hán học vốn đã tồn tại cả nghìn năm nay đang dần rơi vào lãng quên. Chính vì thế, rất nhiều tờ tạp chí đã bắt

đầu quan tâm tới nhiệm vụ “bảo tồn cổ học”, làm sống lại kho tàng văn học cổ

Việt Nam. Với chủ trương “điều hòa tân cựu học”, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, An Nam tạp chí… đã khích lệ các tác giả truyền thống tiến hành cuộc tổng duyệt lại văn chương truyền thống và bảo tồn bằng cách dịch sang chữ quốc ngữ. Hệ thống lại, công cuộc bảo tồn vốn cổ trên báo chí được thực hiện theo hai hướng chính là sưu tầm, dịch thuật và xây dựng các công trình khảo cứu về văn học cổ. Công cuộc bảo tồn vốn cổ không chỉ mang lại ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa, văn học đương thời mà còn có ý nghĩa về sau, đây là một trong những công lao to lớn của báo chí mà không ai có thể

phủ nhận được.

Văn học hiện đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nguồn nguồn văn học chính là Trung Quốc và Pháp. Điều này chính bởi nhờ công lao phần lớn của báo chí đã đẩy mạnh công tác dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm nước ngoài mà đặc biệt là văn học Pháp. Tiểu thuyết cổ điển, các tác phẩm văn học cận hiện đại của Trung Quốc được giới thiệu thông qua các bản dịch của Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính… nếu như báo chí miền Bắc thiên về đăng tải các loại tiểu thuyết lịch sử, tài tử giai nhân thì báo chí miền Nam lại thường giới thiệu tiểu thuyết võ hiệp. Phải nói rằng, không ai khác chính là báo chí thông qua việc dịch thuật giới thiệu văn học Pháp đã khơi thông một dòng chảy cho văn học Việt Nam gia nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới. Qua báo chí, lần đầu tiên người ta biết đến một nền văn hóa, văn học hoàn toàn khác với

những gì họ từng được biết đến. “Tiểu thuyết Tây diễn nôm”, “Pháp văn” là một trong những chuyên mục chính và thường xuyên trên các số báo ra của

Đông Dương tạp chí. Và, chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá là “Người giữ giải quán quân ở nước ta” về số lượng sách Pháp dịch ra quốc văn; Nam Phong tạp chí có các mục đăng “Truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX”, “Pháp văn tiểu thuyết bình luận”, “Văn học bình luận” viết các bài phê bình tiểu thuyết Pháp và thảo luận về lịch sử, những thể loại chính của Pháp văn.

Rõ ràng, báo chí đã mở rộng tầm nhìn, đem đến nguồn kiến thức phong vô cùng phong phú mà “Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng từ lâu đời; Người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương là những tư

tưởng mà người Việt Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái ”

Quá trình “luyện tập câu văn và viết dần tác phẩm” trên báo chí giai

đoạn này diễn ra sôi nổi. Ở Nam Bộ, hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Trương Duy Toản, Hồ Biểu Chánh, Trương Vĩnh Ký… được

đăng tải trên Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn… Ở Bắc Bộ, phong trào sáng tác nở rộ, trên Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí… liên tục xuất hiện những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ của Phạm Duy Tốn, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Quỳnh, Đông Hồ, Tương Phố. Sự phát triển của văn chương quốc ngữ trên báo chí ngày càng phong phú, đa dạng với rất nhiều thể loại từ tản văn, truyện, ký đến tiểu thuyết, bình luận. Ban đầu, văn học dịch chiếm số lượng ưu thế trên báo chí nhưng càng về sau thì những tác phẩm văn chương quốc ngữ đã xuất hiện với tần xuất nhiều hơn. Về mặt ngôn ngữ, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá: “Người ta đã thấy từ đời Đại Việt tân báo và Đại Nam đồng văn nhật báo đến thời Đông Dương tạp chí, chỉ trong khoảng bảy tám năm, quốc văn đã tiến bộ rất mau. Năm 1907, người ta thuật có

vài chục dòng về Denis Papin cũng không nên lời mà năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh và Phan Kế Bính đã có thể dùng quốc văn để dịch hài kịch của Moliere và những bài Hán văn rất là chải chuốt. Đến Nam Phong ra đời quốc văn lại cao thêm một bậc nữa”.

Soi vào diện mạo nền văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX, chúng ta nhận thấy, hầu hết các tác phẩm văn chương hay và có giá trị đã gây được

Một phần của tài liệu Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)