Chƣơng trình chung của môn học

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 62)

III. TỔNG QUAN

2.1.1.1.Chƣơng trình chung của môn học

Môn Ngữ văn nói chung, Tiếng Việt nói riêng là một môn nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong mối quan hệ chung với các môn học khác trong chƣơng trình đào tạo THPT, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho con ngƣời. Mục tiêu chung của môn Ngữ văn THPT là bồi dƣỡng và nâng cao năng lực đọc-hiểu các văn bản thƣờng gặp, năng lực viết một số văn bản thông dụng và năng lực nói trƣớc công chúng. Riêng môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ học và Tiếng Việt, tạo một phần tích lũy ban đầu để hình thành các năng lực đọc, viết, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, hƣớng tới bồi dƣỡng cho học sinh lòng yêu Tiếng Việt, yêu văn hóa, văn học nƣớc nhà, làm cơ sở cho sự phát triển nhân cách của ngƣời lao động trong thời đại mới.

Tiếng Việt đƣợc học khá cơ bản từ trung học cơ sở (THCS). Ở THPT, Tiếng Việt đƣợc cung cấp cho học sinh để hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực đọc, viết và đƣợc bố trí học tập từ năm học lớp 10 đến lớp 12. Phần Tiếng Việt ở THPT cung cấp thêm cho học sinh một số tri thức mới về văn bản, phong cách chức năng ngôn ngữ, về lịch sử Tiếng Việt, loại hình Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt. Về cơ bản, đây là phần thực hành nhằm ôn luyện, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, phục vụ đọc-hiểu và làm văn nhƣ đọc hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, nghĩa đoạn, rèn luyện sử dụng câu đơn, câu phức, rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo các phong cách ngôn ngữ khác nhau nhƣ phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí…

Chƣơng trình Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản chủ yếu rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Việt theo các phong cách ngôn ngữ khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh tự trau dồi vốn từ vựng phong phú cũng nhƣ khả năng phân tích, xác định đúng các loại hình ngôn ngữ, các biện pháp tu từ thông dụng đƣợc sử dụng

61

trong văn bản. Những nội dung này đƣợc trình bày từ khái quát đến chi tiết trong các đơn vị bài học cụ thể. Góp phần rèn luyện kĩ năng cho học sinh là nhóm đơn vị bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, các bài học về lựa chọn từ, ngữ là dạng bài đề xuất một số thao tác cần thiết cho kĩ năng dùng từ đạt chuẩn.

Nhƣ vậy, nằm trong định hƣớng chung của toàn bộ chƣơng trình Tiếng Việt cấp THPT, phân môn Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản cũng đã nắm giữ một lƣợng kiến thức tƣơng đối cơ bản. Bên cạnh đó, chƣơng trình ở lớp 10, giai đoạn học sinh vừa đƣợc chuyển tiếp từ cấp THCS, đƣợc xem là nền tảng cơ bản để học sinh tiếp tục phát huy những kiến thức đã học ở cấp dƣới, đồng thời tiếp thu đƣợc những mảng kiến thức mới về phân môn Tiếng Việt đƣợc đề cập đến ở chƣơng trình THPT.

Bảng 2.1: Phân phối chương trình Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản

Thời gian Nội dung bài học

HKI Tuần 1 Tiết 3,4 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Tuần 2 Tiết 7,8 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Tuần 7 Tiết 21,22 Văn bản

Tuần 10 Tiết 24,25 Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Tuần 12 Tiết 30 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Tuần 14 Tiết 36,37 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Tuần 15 Tiết 39,40 Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

HKII Tuần 24 Tiết 67,68 Khái quát lịch sử Tiếng Việt.

Tuần 27 Tiết 75,76 Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt.

Tuần 30 Tiết 84,85 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Tuần 32 Tiết 90,91 Thực hành về phép tu từ:Phép điệp và phép đối.

Tuần 43 Tiết 96,97 Ôn tập phần Tiếng Việt.

Cả năm

62

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 62)