Thay đổi hợp lý

Một phần của tài liệu Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( Phần văn xuôi (Trang 76)

Trong bài “Sống chết mặc bay” của Văn học 7 tập I, trang 26 có đoạn: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm; hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.

Bài “Sống chết mặc bay” của Ngữ văn 8 tập II, trang 74 đoạn trên có thay đổi như sau: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.

Sự thay đổi dấu câu trong sách Ngữ văn 8 tập II (sau cải cách) hợp lí hơn, vì cho ta thấy đoạn “hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất” là một đoạn của câu chứ không phải là những phần nhỏ của đoạn được liệt kê.

Ví dụ 2: Bài “Tôi đi học” tác giả Thanh Tịnh, Văn học 8 tập I có các dấu thay đổi như sau:

1. “… Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

2. Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa. (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).

Trong Ngữ Văn 8 Tập I, đoạn trên được thay đổi lại như sau:

1. “… Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

2. Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).

Ví dụ 3: Bài “Sống chết mặc bay” tác giả Phạm Duy Tốn, Văn học 8 tập I (trước cải cách)

73

1. “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng XXX. thuộc phủ XXX. xem chừng núng thế lắm; hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.

2. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.

3. “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất!”

4. “Chung quanh sập bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài”.

5. "Điếu, mày"; tiếng tên lính thưa "Dạ"; tiếng thầy đề hỏi: "Bẩm, bốc"; tiếng

quan lớn truyền: "Ừ". Kẻ này: "Bát sách! Ăn”; Người kia: "Thất văn... Phỗng", lúc

mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng”.

6. “Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội, thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ”.

7. “Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc, người chia bài, nhiều đường thú vị”.

8. “… gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!...|

9. “Vậy mà không hiểu, thời thật là phàm!”

10. “Người đầu cánh kẻ cuối tay tranh nhau phô bài để quan lớn rõ, rằng: "Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm!"”

11. “Không còn phép tắc gì nữa, à?” 12. “Thì bốc đi, chứ!”

Bài “Sống chết mặc bay” tác giả Phạm Duy Tốn, NgữVăn 7 tập II (sau cải cách) các đoạn trên được thay đổi lại như sau:

74

1. “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng XXX. thuộc phủ XXX. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.

2. “…Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột”.

3. “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”.

4. “Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài”.

5. “"Điếu, mày"; tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy đề hỏi: "Bẩm, bốc"; tiếng quan lớn truyền: "Ừ". Kẻ này: "Bát sách! Ăn". Người kia: "Thất văn... Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng”.

6. “Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ”.

7. “Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc người chia bài, nhiều đường thú vị”.

8. “…gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!..”.

9. “Vậy mà không hiểu thời thật là phàm!”

10. “Người đầu cánh kẻ cuối tay, tranh nhau phô bài để quan lớn rõ, rằng: "Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm!"”

11. “Không còn phép tắc gì nữa à?” 12. “Thì bốc đi chứ!”

Một phần của tài liệu Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( Phần văn xuôi (Trang 76)