Sách giáo khoa lớp 7

Một phần của tài liệu Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( Phần văn xuôi (Trang 31)

a) So sánh phần Văn học lớp 6 trước cải cách và phần Văn học trong sách Ngữ văn lớp 6 sau cải cách (xem phần Phụ lục):

Nhận xét: - Khung chương trình Văn học 7 (trước cải cách) được bố trí dạy trong 02 học kỳ phân bổ ở Văn học 7 tập I và Văn học 7 tập hai (Văn học 7 tập I và Văn học 7 tập II)

+ Nội dung chương trình ở Văn học 7 tập I như sau: Trong Văn học 7 (trước cải cách) được chia làm 03 phần rất rõ ràng: “Phần một: Văn học dân gian Việt Nam; Phần hai: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tam 1945 và phần ba: Văn học nước ngoài”

Phần một: Văn học dân gian, gồm: Truyện cười có 04 bài; Tục ngữ có 02 bài; Vè có 02 bài; Đọc thêm có 06 bài (được chia đều cho 02 bài truyện cười, 02 bài tục ngữ, 02 bài vè) và 01 bài Ôn tập.

Phần hai: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945: Có 02 bài thơ; 01 truyện và sau cùng là “Ôn tập về Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945.

Phần ba: Văn học nước ngoài, gồm 05 truyện dạy và Phần đọc thêm có 03 truyện (xem chương trình).

+ Nội dung chương trình ở Văn học 7 tập II (trước cải cách) như sau:

Phần một: Văn học dân gian Việt Nam, gồm: Có 02 bài ca dao; 01 bài Ôn tập và 01 bài tổng kết về văn học dân gian Việt Nam (xem chương trình).

Phần hai: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 (02 văn bản thơ và 01 văn bản truyện và 01 bài Ôn tập về Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 (xem chương trình).

Phần ba: Văn học nước ngoài, gồm 03 truyện và 01 bài thơ và 01 bài học Ôn tập về Văn học nước ngoài (xem chương trình).

- Khung chương trình Văn học ở Ngữ Văn 7 (sau cải cách) cũng được bố trí dạy trong 02 học kỳ, ở Ngữ Văn7 tập I (Ngữ Văn 7 tập I) và Ngữ Văn 7 tập II (Ngữ Văn 7 tập hai).

28

Tuy nhiên, khung chương trình Văn học của Ngữ Văn 7 tập I và Ngữ Văn 7 tập II đều được soạn thảo rất khác so với khung chương trình Văn học của Văn học 7 tập I và Văn học 7 tập II (xem chương trình).

+ Ở khung chương trình Văn học của Ngữ Văn 7, sách sau cải cách thì khác. Ở học kỳ I trong Ngữ Văn 7 tập I (Ngữ Văn 7 tập I), gồm có 06 truyện; 01 bài ca dao; 04 bài tục ngữ; 15 bài thơ (12 bài thơ Việt Nam và 03 bài của nước ngoài) và tất cả đều đặt chung trong một chương trình Ngữ văn chứ không phân loại và phân kỳ theo lịch sử của vấn đề như trong Văn học 7, trước cải cách (xem chương trình).

+ Khung chương trình Văn học của Ngữ Văn 7 tập II, sách sau cải cách thì khác. Ở học kỳ II trong Ngữ Văn 7 tập II (Ngữ Văn 7 tập II), gồm 02 bài về Tục ngữ; 08 bài về truyện (7 truyện Việt Nam và 01 truyện nức ngoài) (xem chương trình0

+ Tuy nhiên, cái khác ở đây lại có “Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt – Rèn luyện chính tả)”, gồm 02 phần: “I. Nội dung luyện tập: Có nội dung vắn tắt như: Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6 (1. Đối với các tỉnh miền Bắc; 2. Đối với các tỉnh miền nam). II. Một số hình thức luyện tập: 1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi (có nghe viết và nhớ viết); 2. Làm các bài tập chính tả; 3. Lập sổ tay chính. Qua đây cho thấy sách cải cách có nhiều cái mới cái hay phù hợp với học sinh Trung học cơ sở qua cách dạy thực tế, theo từng vùng, miền.

Ngoài Chương trình địa phương còn có Bảng tra yếu tố Hán Việt rất rõ ràng và cụ thể (Xem phần Yếu tố Hán Việt).

Nhìn chung, khung chương trình Văn học 7 (trước cải cách) như trên phần nào đã nói được soạn thảo dạy cho học sinh ở cả 02 học kỳ, và mỗi học kỳ đều có đủ 03 phần: Phần một: Văn học dân gian; Phần hai: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945; Phần ba: Văn học nước ngoài. Qua đây, có thể nói, chương trình về Văn học dân gian ở Văn học 7 (trước cải cách) có tính sư phạm và khoa học, phân chia tương đối rành mạch, cụ thể và phong phú về nội dung nên học sinh chắc dễ tiếp thu và học tập được nhiều, nhất là đối với việc phân loại và phân

29

kỳ về Văn học dân gian theo tiến trình lịch sử của vấn đề. Đó là mặt ưu điểm so với sách sau cải cách, còn sách Ngữ văn 7 (sau cải cách) cũng có mặt mạnh riêng, đó là sách có thể bỏ những bài cũ không hợp với xã hội hiện đại với tính giáo dục hiện nay, đặc biệt sách có thêm hai chương trình rất hữu ích đó là “1. Chương trình tiếng địa phương; 2. Bảng tra yếu tố Hán Việt”. Ngoài ra sách cải cách cũng có ưu điểm nữa là sách dạy theo hướng “tích hợp” học sinh không phải dùng nhiều sách một lúc và các bài tập làm văn, tiếng Việt đều liên quan đến phần Văn học giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu.

b) So sánh phần Tiếng Việt lớp 7 trước cải cách và phần Tiếng Việt trong sách Ngữ văn lớp 7 sau cải cách (xem phần Phụ lục):

Nhận xét: Điểm khác rất rõ trong sách trước và sau cải cách, đó là:

- Cách đặt tên bài: Ở sách Ngữ văn 7 (sau cải cách) được đặt theo từng bài như: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4…. mà phần tiếng Việt chỉ là những tiết học xen kẽ trong từng bài. Còn sách tiếng Việt 7 (trước cải cách) lại được sắp xếp theo từng tiết như: Tiết 1, tiết 2, tiết 3, tiết 4… và dạy hoàn toàn độc lập với sách Văn học, và Tập làm văn.

- Trong sách tiếng Việt 7 (trước cải cách) chia làm 02 phần và dạy cũng theo từng phần rất rõ ràng là phần: Từ ngữ và Ngữ pháp, tuy nhiên trong sách Ngữ văn 7 (sau cải cách) thì lại khác hoàn toàn, cả 02 phần này được gộp chung để dạy.

- Sách giáo khoa sau cải cách (Ngữ Văn 7 tập I) không có các bài học sau so với sách trước cải cách (Tiếng Việt 7 tập I). Đó là: - Tính biểu cảm của từ; - Mở rộng vốn từ. Chủ đề: Học tập; - Từ địa phương; - Mở rộng vốn từ. Chủ đề Lao động; - Ẩn dụ; - Hoán dụ; - Mở rộng vốn từ. Chủ đề: Đạo đức; - Nói quá; - Nói giảm, nói tránh; - Mở rộng vốn từ. Chủ đề: Rừng núi; - Luyện tập; - Ôn tập học kì I (gồm 2 tiết) ; - Ngữ pháp: Phụ từ (gồm 2 tiết); - Định từ; - Trợ từ, thán từ; - Đề ngữ; - Trạng ngữ của câu (gồm 3 tiết) ; - Luyện tập; - Phần phụ tình thái trong câu; - Dấu phẩy, dấu chấm phẩy; - Dấu ngang cách, dấu ngang nối; - Ôn tập học kì I.

- Sách giáo khoa trước cải cách (Tiếng Việt 7 tập I) không có đến 08 bài học so với sách sau cải cách (Ngữ Văn 7 tập I). Đó là: Từ ghép; - Từ láy; - Đại từ; - Từ

30

Hán Việt (gồm 2 tiết); - Chữa lỗi về quan hệ từ; - Từ đồng nghĩa; - Từ trái nghĩa; - Từ đồng âm; - Thành ngữ; - Điệp ngữ; - Chơi chữ và Chuẩn mực sử dụng từ; - Luyện tập sử dụng từ; - Ôn tập Tiếng Việt.

- Sách giáo khoa sau cải cách (Ngữ Văn7 tập II) không có các bài học sau so với sách trước cải cách (Tiếng Việt 7 tập II). Đó là: Từ ngữ: Tương phản, chơi chữ; - Thành ngữ; - Mở rộng vốn từ. Chủ đề: Biển; - Thành ngữ Hán Việt; - Luyện tập (gồm 4 tiết); - Mở rộng vốn từ. Chủ đề: Nông thôn; - Sử dụng từ ngữ Hán Việt (gồm 2 tiết) ; - Mở rộng vốn từ. Chủ đề: Thành thị; - Ôn tập; - Phân biệt câu đơn, câu phức, câu phức thành phần, câu ghép; - Câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị ngữ; - Câu phức thành phần định ngữ; - Câu phức thành phần bổ ngữ; - Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức; - Câu ghép chính phụ (gồm 2 tiết); - Câu ghép đẳng lập; - Câu ghép qua lại; - Câu ghép chuỗi; - Về việc dùng quan hệ từ nối các vế trong câu ghép chính phụ; - Về việc dùng quan hệ từ nối các vế trong câu ghép đẳng lập; - Ôn tập về câu ghép (2 tiết)

- Sách giáo khoa trước cải cách (Tiếng Việt 7 tập II) không có đến 08 bài học so với sách sau cải cách (Ngữ Văn 7 tập II). Đó là: Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn; - Rút gọn câu; - Câu đặc biệt; - Thêm trạng ngữ cho câu (gồm 2 tiết); - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (gồm 2 tiết); - Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu; - Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu : Luyện tập; - Liệt kê và Tìm hiểu chung về văn bản hành chính; - Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy và; - Dấu gạch ngang và Ôn tập phần tiếng Việt; - Chương trình địa phương (phần tiếng Việt). Rèn luyện chính tả; - Bảng tra yếu tố Hán Việt.

- Xét cả hai tập I và tập II của sách giáo khoa lớp 7 thì có duy nhất 02 bài giống nhau hoàn toàn, đó là: “Đại từ” (Bài 4, Ngữ văn 7 tập I – Tiết 1 (phần ngữ pháp), Tiếng Việt 7 tập I) và “Quan hệ từ (Bài 7, Ngữ văn 7 tập I) – Tiết 5 (phần ngữ pháp), Tiếng Việt 7 tập I), và có 01 bài giống nhau một phần, đó là: “Chơi chữ và Chuẩn mực sử dụng từ” (Bài 14, Ngữ văn 7 tập I) và “Tương phản, chơi chữ” (Tiết 17, Tiếng Việt 7 tập II (trước cải cách))

31

- Có 03 bài giống nhau giữa sách Ngữ văn 7 tập I (sau cải cách) và Tiếng Việt 7 tập I (trước cải cách): “Đại từ; Quan hệ từ; và Chơi chữ”. Do khuôn khổ không cho phép nên chúng tôi chỉ nghiên cứu bài “Đại từ”.

+ Đại từ: Điểm khác nhau rất rõ trong tiếng Việt của Ngữ văn 7 tập I (sau cải cách) và Tiếng Việt 7 tập I (trước cải cách) là cách đặt tên từng phần của cấu trúc bài học.

- Khác nhau về: Cấu trúc bài học “Đại từ” phần tiếng Việt của Ngữ văn 7 tập I (sau cải cách) như sau: Đại từ: I. Thế nào là Đại từ?; II. Các loại đại từ; III. Luyện tập. Còn cấu trúc bài học “Đại từ” trong Tiếng Việt 7 tập I (trước cải cách) như sau: Đại từ: I. Tìm hiểu bài; II. Bài học; III. Bài tập.

- Khác nhau về nội dung: Trong sách Ngữ văn 7 tập I (sau cải cách) các phần I và phần II đều có “ghi nhớ”, còn Tiếng Việt 7 tập I (trước cải cách) thì chỉ có duy nhất một “ghi nhớ” cho toàn bài. Điều đặc biệt là các ghi nhớ này cũng không giống nhau. Theo chúng tôi phần “ghi nhớ” trong Ngữ văn 7 tập I (sau cải cách) chi tiết, đầy đủ và cụ thể hơn so với “ghi nhớ” trong Tiếng Việt 7 tập I (trước cải cách).

Ví dụ: Trong phần I (Bài 4, Ngữ Văn 7 tập I). Thế nào là Đại từ? có “ghi nhớ” như sau:

“- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,…”

Trong phần II. Các loại đại từ có hai mục nhỏ thì cả hai mục nhỏ đều có ghi nhớ.

- Đại từ để trỏ phần “ghi nhớ”: Đại từ để trỏ dùng để: Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô); Trỏ số lượng; Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

- Đại từ để hỏi phần “ghi nhớ” : Đại từ để hỏi dùng để: Hỏi về người, sự vật; Hỏi về số lượng; Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

32

Ở sách trước cải cách Tiết 1 (phần ngữ pháp), Tiếng Việt 7 tập I thì lại chỉ có duy nhất một ghi nhớ như sau: “Đại từ dùng để xưng hô hoặc thay thế. Đại từ gồm có các loại: Đại từ nhân xưng; đại từ thay thế; đại từ phiểm chỉ; đại từ chỉ định”.

- Khác nhau về câu hỏi trong bài tập: Trong Ngữ văn 7 tập I, trong mỗi phần I, II tuy là phần học lý thuyết nhưng vẫn có câu hỏi dành riêng cho nó.

Ví dụ : Trong phần II: Đại từ để hỏi, có 3 câu hỏi được đánh dấu là a, b, c

a, Các đại từ ai, gì… hỏi về gì?

b, Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì?

c, Các đại từ sao, thế nào hỏi về gì?

Nhận xét: - Theo kế hoạch của bộ đã đưa ra Bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học cơ sở được biên soạn theo chương trình Trung học cơ sở ban hành kèm theo QĐ số 03/2002/ QĐ-BGD&ĐT, thì tất nhiên trong đó có cả phần tiếng Việt. Tuy nhiên theo sự nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, phần tiếng Việt chưa được biên soạn theo quan điểm “Tích hợp”, vì các câu hỏi hay ví dụ đều không được lấy ở phần văn học (là bài học Văn bản của Văn học trước đó). Ví dụ dưới đây sẽ chứng minh:

Bài học là văn bản “Những câu hát châm biếm”, còn ví dụ trong phần dạy tiếng Việt không nằm trong phần văn bản này: “Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa” của (Khánh Hoài).

Như vậy câu hỏi đặt ra là “Sách đã biên soạn đúng với định hướng của bộ cũng như theo quan điểm “Tích hợp” hay chưa?

- Tuy nhiên trong phần “II. Bài học” của Tiếng Việt 7 tập I, thì không có dạng câu hỏi như vậy mà chỉ có ví dụ để chứng minh. Điều này cho thấy Ngữ văn đã có sự đi sâu sát hơn, đã có sự mới mẻ là bắt học sinh phải suy nghĩ, tư duy trong quá trình học, như vậy học sinh dễ nhớ hơn qua ví dụ. Có thể nói đây là một ưu điểm của sách cải cách.

c) So sánh phần Tập làm văn lớp 7 trước cải cách và phần Tập làm văn trong sách Ngữ văn lớp 7 sau cải cách (xem phần Phụ lục):

33

Nhận xét: - Sách giáo khoa (SGK) trước cải cách lớp 7 Trung học cơ sở cũng vậy, chỉ có một bộ khung chương trình về Tập làm văn – Tập làm văn 7, gồm các nội dung:

Chương I: Tường thuật; Chương II: Kể chuyện; Chương III: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học; Chương IV: Đơn từ.

+ Trong khi đó, chương trình Tập làm văn ở Ngữ Văn 7 sau cải cách được dạy trong hai học kỳ ở hai SGK: Ngữ Văn 7 tập I và Ngữ Văn 7 tập II.

+ Ở Ngữ Văn 7 tập I, chương trình Tập làm Văn là văn bản biểu cảm. Nội dung chi tiết được bố trí ở 22 tiết học, trong đó có khoảng 08 tiết dành cho phần bài học mới. Cụ thể như sau: “Liên kết trong văn bản (Bài 1); Mạch lạc trong văn bản (Bài 2); Quá trình tạo lập văn bản (Bài 3); Tìm hiểu chung về văn bản (Bài 5); Đặc điểm của văn bản biểu cảm (Bài 6); Cách lập ý của bài văn biểu cảm (Bài 9); Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm (Bài 11); Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (Bài 12)”.

Còn lại các tiết học khác đều là thực hành và làm bài Tập làm văn (Viết bài Tập làm văn số 1; Văn tự sự miêu tả (Bài 3); Luyện tập tạo lập văn bản (Bài 4); Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm (Bài 7); Viết bài Tập làm văn số 2 – Văn biểu cảm (Bài 8); Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người (Bài 10); Viết bài Tập làm văn số 3 – Văn biểu cảm (Bài 12); Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (Bài 13); Ôn tập văn bản biểu cảm (Bài 14)). Ngoài ra, còn 01 tiết học dành cho (Làm thơ lục bát” (Bài 13).

+ Ở Ngữ Văn 7 tập II: Trong phần Tập làm văn học kỳ II, lớp 7 là văn bản nghị luận (Lập luận). Nội dung chi tiết được bố trí ở 23 tiết học, trong đó có khoảng 13 tiết dành cho phần bài học mới: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận (Bài 18); Đặc điểm của văn bản nghị luận (Bài 19); Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (Bài 20); Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Bài 21); Cách làm bài văn lập luận chứng minh (Bài 22); Tìm hiểu chung về phép luận luận giải thích (Bài 25); Cách làm bài văn lập luận giải thích (Bài 26); Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (Bài 28); Văn bản đề nghị (Bài 29); Văn bản báo cáo (Bài 30).

34

Các tiết học dành cho thực hành và làm bài Tập làm văn, đại thể sau: “Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (Bài 20); Luyện tập lập luận chứng

Một phần của tài liệu Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( Phần văn xuôi (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)